HOA NỮCA VÀ TỨ ĐỨC CỦA HOẠN NƯƠNG!
HOA NỮ CA!
Em là Hoa Nữ của chàng đây
Thiên tước thanh tao thảo hiếu dày
Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu
Luôn có bên nhau lúc vơi đầy!
Mẹ là Ngọc Nữ của con đây
Theo suốt đời con cho mãn đầy
Đói lòng con héo hon lòng mẹ
Dù lớn dù khôn con vẫn gầy!
(07-3-08)
TỨ ĐỨC CỦA HOẠN NƯƠNG
Thực tình mà nói, nếu ta chưa có dịp nghiên cứu, tiếp cận sâu về Truyện Kiều, thì ta sẽ thấy Hoạn Thư là người thế này:
"Chước đâu có chước lạ đời
Người đâu mà lại có người tinh ma
Rõ ràng thật lứa đôi ta
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao"
Đó là lời nhận xét phiến diện, mang nặng tính cá nhân, chưa khách quan, toàn cục của Thúc Sinh trong tâm trạng đang rối bời ruột gan, vì đang nôn nóng tìm Kiều nên nó ra vậy! Nếu ta kiên trì đi theo những hành động, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói của Hoạn Thư, và những nhận xét đánh giá của tác giả, cũng như của các nhân vật khác về nàng, thì ta sẽ thấy Hoạn Thư là một người phụ nữ rất đáng được khâm phục, kính nể!
Không đáng được nể trọng làm sao được, vì nàng là một nhân vật trọng tài thương hạnh như thế này kia mà:"Lĩnh lời nàng mới lựa dây, nỉ non thánh thót dễ say lòng người; tiểu thư nghĩ cũng thương tài, khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân".Nghe tan nát lòng, không những chỉ ở trong lòngThúc Sinh đang nghe gào xé, mà còn có cả trong lòng Họan Thư cũng đang nghe quặn thắt , khi Kiều gãy đàn mua vui cho hai vợ chồng:"Bốn dây như khóc như than, khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng". Chính vì cái tình thương người ấy của Hoạn Thư nên Kiều mới được ra chép kinh ở Quan Âm Các. Thì đây:"Liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng mà tình nên thương". Chính Nguyễn Du cũng nhận xét về lòng thương người và tài năng của Hoạn Thư như thế:"Bể trần chìm nổi thuyền quyên, hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời". Đúng vậy, Hoạn Thư là người vừa có tình vừa có tài, nên mới thấy thương cho thân phận nàng KIều, mới thấy được cái tài của Kiều như vầy:"Ví chăng có số giàu sang, tài này dẫu đúc nhà vàng cũng nên"! Đúng là như Từ Hải nhận xét về Kiều và hỏi Kiều nhưvầy:"Anh hùng mới biết anh hùng, rày xem phỏng đã cam lòng hay chưa". Người tài thì mới thấy được cái tài của người tài, người nhân tâm thì mới thấy được cái nhân tâm của người nhân tâm chính là vì vậy!
Dù cho bị đọa đày như thế, vì cơn ngứa nghẻ hờn ghen của Hoạn Thư lên men:"Nào là gia pháp nọ bay, hãy cho ba chục biết tay một lần", nhưng Kiều vẫn thấy Hoạn Thư như vầy:"Trộm nghe kẻ lớn trong nhà, ở vào khuôn phép nói ra mối dường". Chính Nguyễn Du cũng giới thiệu Họan Thư là nhân vật như thế:"Ở ăn thì nết cũng hay, nói điều ràng buộc thì tay cũng già". Đó chính là cái đức Hạnh và lòng Nhân của nàng Hoạn Thư vậy!
Không những thế, Họan Thư còn có cả đức Ngôn nữa cơ đấy! Thì đây, cho dù khi nghe tin và lòng đang hậm hực ghen như vầy:"Từ nghe vườn mới thêm hoa, miệng người đã lắm tin nhà vắng không; lửa tâm càng dập càng nồng, trách người đen bạc ra lòng trăng hoa", mà nàng vẫn tỏ ra như vầy:"Buồng đào khuya sớm thảnh thơi, ra vào một mực nói cười như không". Kể cả khi bắt gặp Thúc Sinh đang tự tình với Kiều ở Quan Âm Các, Họan Thư vẫn giữ được chừng mực như vầy:"Cười cười nói nói ngọt ngào, thưa chàng rằng ở chốn nào lại chơi". Chừng mực đến thế thì còn chừng mực nào hơn, khiến cho Kiều cũng phải thốt lên rằng:"Thế mà im chẳng đãi đằng, chào mời vui vẻ nói năng dịu dàng"
Hạnh và Ngôn với Họan Thư thì đã là như thế! Còn đức Công với Thúc Sinh , thì đây:"Tuần sau bỗng có hai người, mách tin ý cũng liệu bài tâng công; tiểu thư nổi giận đùng đùng, gớm lời thêu dệt ra lòng trêu ngươi; chồng tao có phải như ai, tin này chắc miệng dông dài thị phi; vội vàng xuống lệnh ra uy, đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng"; "Nghĩ rằng ngứa ghẻ hờn ghen, xấu chàng mà có ai khen chi mình";"Lời tan hợp nỗi hàn huyên, chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng; tẩy trần vui chén thong dong, nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra"; "cách năm mây bạc xa xa, Lâm Tri cũng phải tính mà thần hôn"!
Chính vì cái đức Công, Ngôn, Hạnh ấy mà Kiều hết lòng khen rồi tha cho Họan Thư khi báo ân, báo oán:"Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan nhất mực nói năng phải lời; tha cho thì cũng may đời, làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen". Không khôn ngoan nhất mực làm sao được, khi Kiều phải chứng kiến thế này:"Rằng tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình; nghĩ cho khi Các viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo; lòng riêng riêng cũng kính yêu, chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai; trót lòng gây việc chông gai, còn nhờ lượng biển thương bài cho chăng"!
Về đức Dung, không thấy Nguyễn Du đề cập tới nhan sắc, nhưng theo lời giới thiệu như vầy :"Vốn dòng họ Họan danh gia, con quan Lại bộ vốn là Họan Thư", thì chắc chắn Hạn Thư cũng phải có một vẻ đẹp của một nàng có cuộc sống đài các cao sang như vầy:"Con ai vóc ngọc mình vàng, má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng"!
Như vậy, với nàng Họan Thư, Công-Dung-Ngôn-Hạnh đều đầy đủ cả! Thật là một mẫu nàng lí tưởng cho cánh đàn ông ở mọi nơi và mọi thời ! Nếu nói về phụ nữ thời nay, ta thấy đa phần, không nhiều thì ít, đều có cái tTứ đức của nàng HọanThư!Đó là điều rất đáng mừng cho cánh đàn ông trong thời đại ngày nay! Với Họan thư, mới tiếp xúc thì có thể thấy chói chát như ánh nắng mặt trời, nhưng nàng rất thật, vĩnh hằng mãi mãi bên ta, và nàng còn sưởi ấm cho ta trong những ngày băng giá nữa cơ đấy! Khi cần dịu êm thì nàng cũng có lúc dịu êm như trời chiều và buổi hoàng hôn vậy! Còn nàng Kiều, nàng Vân ư! Nàng rất đỗi xinh đẹp, dịu êm, tươi mát, lung linh, luôn làm cho lòng ta xao xuyến bâng khuâng như ánh trăng, nhưng với nàng cũng rất đỗi là mờ ảo, mong manh, hiếm hoi, dễ tuột khỏi trong đời ta! Hướng tới 8/3, mạn phép đôi lời được lạm bàn về phái đẹp để tỏ lòng vậy!
2 Góp ý:
HOA NỮ CA!
Em là Hoa Nữ của chàng đây
Thiên tước thanh tao thảo hiếu dày
Hai bên vẹn cả tình cùng hiếu
Luôn có bên nhau lúc vơi đầy!
Mẹ là ngọn gió của con đây
Theo hết đời con cho mãn đầy
Đói lòng con héo hon lòng mẹ
Dù lớn dù khôn con vẫn gầy!
Gởi góp ý mới
<< Trở về