NGUYỄN TRÃI:TIÊN THIÊN HẠ ƯU, HẬU THIÊN HẠ LẠC
NGUYỄN TRÃI:TIÊN THIÊN HẠ ƯU, HẬU THIÊN HẠ LẠC
Ngoài Thiên cổ hùng văn"Bình Ngô đại cáo":"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo", Nguyễn Trãi-tinh hoa văn hóa và vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc, còn có nhiều văn thơ mang nặng, thấm sâu tư tưởng:"Vì dân do dân, thượng trí quân hạ trạch dân, tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc(lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ". Tiêu biểu cho tư tưởng ấy có bài Thuật hứngXIV:
Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy khen
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
Theo Nho học, sống ở đời là phải xuất thế giúp đời, chứ không nên ích kỉ lánh đời. "Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông" là vậy! Nhưng khi đã cống hiến cho đời, đã có công danh rồi, thì nên biết lui, biết nhàn để bảo tòan thành quả, thanh danh. Với Nguyễn Trãi:"Công danh đã được hợp về nhàn" là thế! Cho nên việc:Lành dữ , khen chê, được mất theo thói đời miệng thế không cần phải lao tâm khổ tứ vì nó("Lành dữ âu chi thế nghị khen") là thế! Những bậc tiên hiền thường thấy thói đời tráo trở, lòng người đen bạc như vầy:"Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi họan nạn thì nào thấy ai", nên họ rất tĩnh tâm trước nó:"Khi khó dẫu chào, chào cũng hẫng, khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen; Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi; ở thế mới hay đời bạc ác, giàu thì tìm đến khó tìm lui"(Nguyễn Bỉnh Khiêm);"Được mất dương dương người Tái thượng, khen chê phơi phới ngọn đông phong; Điền viên cưỡi chiếc xe bò cái, sẵn chiếc mo che miệng thế gian"(Nguyễn Công Trứ);"Thói thường chia ấm lạnh, mùa đông nước chảy mà"(Hồ Chí Minh). Thói đời thường như thế, và theo Lão Tử thì nên biết đủ, theo Nho học thì nên biết dừng, biết nhàn, biết vui, nên với Nguyễn Trãi phải như vầy:"Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen, kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, thuyền chở yên hà nặng vạy khen". Đó là thú lâm tuyền nhàn tản, lánh đục tìm trong, hòa với nhịp sống núi rừng thiên nhiên cho lòng nhẹ nhàng thanh thản. Với các nhà Nho khác thì cũng vậy thôi:"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao"(Nguyễn Công Trứ);"Làm một cái nhà nho nhỏ nơi non xanh nước biếc, ngày ngày làm bạn với các ông già hái củi và trẻ em chăn trâu, chứ không màng tới vòng danh lợi:(Hồ Chí Minh)
Nhưng với Nguyễn Trãi, cái lẽ đạo ấy phải biết vui đúng chỗ, đúng lúc, hợp với hòan cảnh. Bởi thế nên, tuy đang còn ở ẩn, nhưng ông luôn trăn trở, giằng xé thế này:"Bui một tấc lòng ưu ái cũ, đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông". Nỗi lòng giằng xé ấy là giằng xé gữa:một bên là thú ẩn dật nhàn tản, và bên kia là trách nhiệm suốt đời:"Thượng trí quân, hạ trạch dân(phò vua giúp dân). Điều đó cho thấy, Nguyễn trãi luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Tuy đã cống hiến rất lớn cho dân cho nước trong việc bình Ngô, nhưng ông luôn thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của một kẻ sĩ với thiên hạ, thấy mình chưa nên nhàn tản, trong khi bên vua còn nhiều kẻ lộng thần bạc ác, và trong khi dân còn đang nghèo khổ, nên ông đang muốn một lần nữa ra giúp vua giúp dân! Theo Nho học, bổn phận của kẻ sĩ là phải cống hiến suốt đời cho dân cho nước, chính là vì vậy! Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi:"Cả cuộc đời vì nước vì non", "Ăn một miếng ngon cũng còn đắng lòng vì Tổ quốc, thật chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa", chính là vì vậy!
2 Góp ý:
Thật chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa."
Rất cám ơn bài văn này, đã bổ sung kiến thức cho lớp trẻ ngày nay.
Gởi góp ý mới
<< Trở về