HẠT NHÂN CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
HẠT NHÂN CƠ BẢN VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới, người anh hùng giải phóng dân tộc. Tư tưởng của Người không chỉ là di sản quý báu của ta, mà còn là hòn ngọc bích vô giá về văn hoá, nhân văn, đạo đức và chính trị của nhân loại!
Chỉ có điều ở ta, người ta đưa lên thờ và nói nhiều hơn là thực hiện theo tấm gương đạo đức và tư tưởng của Ngườimà thôi! Vì thế, nhiều kẻ lấy cớ đó để "giận cá chém thớt", bóng gió, hoặc bôi đen về tư tưởng và cuộc đời của Người. "Con dại cái mang","Con cái mà dại thì hại ông cha" là như thế! Theo đó mà xét thì, những ai, những cán bộ, đảng viên, quan chức nào mà cố ý làm trái pháp luật, tham tàn và nhũng nhiễu thì chính họ mới là kẻ phản bội lại Tổ quốc, Nhân dân và làm phai mờ thanh danh, cũng như phản bội lại tư tưởng của Hồ Chí Minh! Bởi vậy, việc ta thì ta cứ làm, ta cứ nghiên cứu là việc của ta. Kẻ nào "giận cá chém thớt" là ươn hèn! Con cá nào gây độc hại cho ngươi thì ngươi cứ việc chống ngộ độc con cá ấy, thế thôi! Còn với ta thì hạt nhân cốt lõi về tư tưởng của Hồ Chí Minh là như vầy:
I.VỀ CHÍNH TRỊ:
1. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người;
2.Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH;
3.Xây dựng nhà nước của dân, vì dân và do dân;
4.Độc lập tự chủ, tự lực tự cường trong đấu tranh và xây dựng, đi đôi với việc mở rộng hợp tác quốc tế;
5. Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công, trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao cho dân tộc và nhân dân lao động;
6.Lấy liên minh công-nông và tầng lớp trí thức làm nền tảng tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp yêu nước đi theo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản;
7. Đảng cộng sản là đảng cầm quyền, lấy Chủ nghĩa MácLênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động;
8. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhưng dựa vào sức mình là chính;
9. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
II.VỀ QUÂN SỰ:
1.Quân sự phục tùng chính trị và lấy dân làm gốc; lòng dân là hậu phương, chỗ dựa vững chắc,và là tiềm lực cho quân sự;
2. Lấy bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng:
3.Tạo lực lập thế, tranh thời dùng mưu gắn liền với " thiên thời địa lợi nhân hoà", trong đó lấy nhân hoà làm trọng;
4.Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân:bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích
III.VỀ KINH TẾ:
1.Sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Người lao động được tham gia vào việc quản lí sản xuất. Phân phối sản phẩm dựa vào việc làm theo năng lực hưởng theo lao động;
2.Về cơ cấu kinh tế gồm: công-nông, trong đó lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, củng cố thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sản xuất;
3.Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt quá trình đi lên CNXH. Trong chế độ dân chủ mới có các thành phần kinh tế khác nhau:kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ công, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, làm nền tảng vững chắc cho việc đi lên CNXH. Chế độ làm khoán là một điều kiện của CNXH, nó khuyến khích công nhân và nhà máy cùng tiến bộ, làm khoán là ích chung mà lợi riêng
IV.VỀ PHÁP LUẬT:
1. Không theo Tam quyền phân lập, mà theo Tập quyền phân nhiệm:quyền lập pháp(Quốc Hội),nhiệm vụ hành pháp(Chính Phủ), nhiệm vụ Tư pháp(Toà án, Viện kiểm sát và công an), thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng hợp thành quyền lực của Nhân dân;
2.Kết hợp hài hoà dức trị và pháp trị
V. VỀ ĐẠO ĐỨC, VĂN HOÁ VÀ NHÂN VĂN:
1. Về đạo đức : Xem xét một cách toàn diện: từ gia đình ra xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Đạo đức là nền tảng của cách mạng. Chuẩn mực của đạo đức là:"Trung với nước hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; giiàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lung lay, uy vũ không thể khuất phục";
2. Về nhân văn:Yêu thương, tin tưởng và quý trọng con người và nhân dân; bồi dưỡng sức dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, khoan dung độ lượng với nhân dân;
3. Về văn hoá:Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá chủa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. "Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng. Văn hoá có tác dụng chống phù hoa xa xỉ và tham nhũng, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới. Văn hoá là một mặt trận, người làm cxông tác văn hoá là chiến sĩ trên mặt trận ấy"
Với Lênin, Chủ nghĩa Mác không phải là giáo điều, một cái gì đó đã định sẵn, bất di bất dịch, mà là kim chỉ nam cho hành động. Với Hồ Chí Minh, "Chủ nghĩa MácLênin không phải là kinh thánh, mà là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng". Theo đó, ta không nên sùng bái chủ nghĩa cá nhân, rồi xem tư tưởng của Người là bất di bất dịch, mà nên vận dụng nó phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, sáng tạo,bổ sung, bồi đắp, và nâng lên một tầm cao mới!
1 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về