ĐỨC NHÂN SỬ THẾ TRƯỜNG
ĐỨC NHÂN XỬ THẾ TRƯỜNG
Tôi hoàn toàn không có ý bênh vực cho tiêu cực. Về bài này với tôi chỉ là bài nghị luận về xã hội mà thôi!
Từ cổ-kim, Đông-Tây, để hạn chế rồi đi đến đẩy lùi tiêu cực, cũng như những hành vi chưa được đẹp, người ta thường có hai giải pháp chính . Thứ nhất, đó là dùng nắm đấm pháp luật, người roi voi búa, quyền cả vạ to để trừng trị những kẻ cố tình làm trái, cố tình chạy đi, ngựa quen đường cũ. Thứ hai là dùng lòng nhân để cảm hoá, thuyết phục đối với những người nhẹ tội,biết chạy lại với mình, biết ăn năn hối cãi, và biết lấy công chuộc tội . "Tội lỗi nào sống được, khi tình cất tiếng lên, ân tình nào chết được, khi tình đã lệ hoen" là như thế! Thì cha ông ta cũng đã từng khuyên như vậy đó mà:"Trung hiếu trì gia viễn, đức nhân xử thế trường"!
Ngày xưa, ông vua nào mà xử sự có tình có lí với những người phạm tội nhẹ, thì ông vua ấy luôn có những ân nhân phò tá trung thành cho mình suốt đời. Không những thế, ông còn để lại được cây đức cho con cháu về sau, nên triều đại yên ổn và vững bền!
Bởi vậy, trên đời này không phải cứ hễ vi phạm, dù lớn dù nhỏ là cứ đem nắm đấm pháp luật ra hù dọa người ta. Chẳng hạn như, cái cần dùng nắm đấm pháp luật như việc trừ hành, trừ tham, trừ nhũng cho Dân thì nên cần dùng lắm! Còn cái cần dùng cái tâm để thuyết phục, cảm hoá như việc bán hàng rong thế nào cho văn minh, cho có lợi về ta nhưng không hại tới người khác thì cũng nên cần dùng lắm chứ!
Theo lẽ ấy, về vụ việc cô Uyên ở Trường PTTH Lê Quý Đôn-Đà nẵng, thì cũng nên xử lí bằng con đường cảm hoá, thuyết phục, lấy công chuộc tội, ắt thấu tình đạt lí hơn. Vì cô còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, nên"nghìn lần nghĩ cũng có một lần sai" ấy mà! Hơn nữa, cô đã biết ăn năn về hành vi của mình, nên xem ra cô đã biết mình phải làm gì để lấy công chuộc tội rồi! Chẳng hạn như cô giảng dạy nhiệt tình hơn, cô thương yêu học trò hơn, . . .!
Nếu chiếu theo pháp luật ư! Tội đe doạ(Đ103-BLHS)ư, xem ra chưa hội đủ yếu tố, vì hành vi của cô chưa làm cho học sinh phải sợ mà bỏ học hay đi nằm viện cơ mà(có thiệt hại)! Vi phạm đạo đức, hành vi không được làm của công chức ư, cũng chưa hội đủ tình tiết để tăng nặng! Hành vi sai phạm xẩy ra của cô không phải ở công sở, chưa phải là thường xuyên, và chưa từng bị nhắc nhở, khiển trách nên không thể xử lí nặng tay với cô được, quá lắm thì cũng chỉ là khiển trách mà thôi!
Bởi vậy, với đồng nghiệp, nhà trường, học sinh và xã hội nên chăng có cái nhìn đúng đắn, bao dung, hợp tình, hợp lí với cô giáo Uyên theo bản sắc dân tộc của mình!
3 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về