ĐẠO CƯƠNG THƯỜNG
ĐẠO CƯƠNG THƯỜNG
Thắp hết cuộc vui, cuộc vui sẽ tắt
Cháy mãi cuộc buồn, cuộc buồn sẽ cạn
Biết tiến biết lui hợp thời hợp thế
Thì dễ mà em:xoay chuyển càn khôn
Đạo Cương Thường và Đạo Chừng mực là triết học của Lão Tử, được khởi xướng từ thời Xuân thu Chiến quốc. Triết học ấy nghĩa là:"Uốn lượn ắt toàn vẹn, cong ắt qua, đầy ắt tràn, thiếu ắt đủ, . . .";"Vật cùng tắc phản, nhân cùng tắc biến";"Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc";"Biết đủ thì không nhục, biết chỗ dừng thì không sợ,phải biết đủ, biết đủ của cái đủ mới là cái vĩnh viễn"; . . .!
Thì đã rõ ràng ra đấy thôi! Nghèo thì hèn, thì sinh ra lắm tật nhiều bệnh, như:"Cùng quá hoá liều,kẹt xỉn,tính toán, ích kỉ, hẹp hòi, . . ., lắm người khinh khi, . . .Và giàu quá thì cũng sinh hư, lắm tật nhiều bệnh:"nhàn cư vi bất thiện, phú bất nhân, bần bất nghĩa" đó mà! Không có chức thì người đời khinh khi, có chức thì"thôi chay thì thày đi đất, quan nhất thời, dân vạn đại, một đời làm lại vạn đại ăn mày"; "Dạ trước mặt trật cờ sau lưng",. . .!
Nếu theo đó, thì ta không nên quá nghèo, bởi vì "nghèo thì mất thảo mất ngay", người đời khinh; ta không nên quá trèo cao ngất ngưỡng và nhồi ỳ một chỗ; và ta cũng không nên quá giàu, bởi vì "giàu thì đau lòng mẹ", có phải vậy không nào! Thì nhỡn tiền ra đấy thôi, chúng nó luôn cầu mong cho mình chết bất đắc kì tử để được hưởng thừa kế là gì; người đời luôn mong cho mình sạt nghiệp để chúng nó dễ làm ăn hơn là gì; anh em, bạn bè ta hấy sung sướng khi ta gặp nạn, hơn là khi ta gặp phúc, dó là gì"(Theo Đắc nhân tâm và theo chiêm nghiệm của tác giả)!
lão tử, Nho giáo, không những đúc kết là thế, mà Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là vậy:"Núi cao lên đến tận cùng, thu vào trước mắt muôn trùng nước non"! Nghĩa là: nếu đi hết tận cùng của cái vui thì sẽ gặp cái khổ; nếu đủ bản lĩnh gánh chịu vượt qua hết cái khổ thì sẽ gặp cái vui !
Theo đó, vui thì cũng không nên quá vui, hạnh phúc thì cũng không nên quá hạnh phúc, bởi vì xung quang ta còn nhiều kẻ bất hạnh, và "con gà thường tức nhau tiếng gáy" đó mà! "Hạnh phúc cũng giống như thủy tinh, càng rực rỡ bao nhiêu thì càng mỏng manh bấy nhiêu"đó mà!"Đau khổ thì vô cùng, vui mừng thì hữu hạn", phải chăng là như thế! Bởi thế nên, chừng mực, phải chăng là cái hay, cái vĩnh cữu của muôn đời, muôn thời ! Bởi thế nên, có giữ được Đạo Cương Thường và Đạo Chừng Mực thì lòng mới được nhẹ nhàng thanh thản như trời xanh vậy!
Là kẻ sĩ thì thường là người luôn biết giữ được đạo ấy. Tức là họ luôn biết tiến, biết lui, biết xuất, biết ẩn đúng thời, đúng lúc; luôn biết thắp cuộc vui,dừng cuộc vui đúng lúc; và luôn biết tắt cuộc buồn, thắp cuộc buồn đúng chỗ. Có như thế thì mới giữ được vĩnh hằng cái thanh, cái danh, cái công, và cái rạng của mình! Còn nếu như vì hư mờ mà quá tham lam chạy đua theo mồi phú quý và bã vinh hoa, thắp lên cho hết cuộc vui, khởi lên cho mãn cuộc buồn, thì ắt sẽ bị hệ lụy, sẽ trở thành làng xa mã và gã công khanh. "Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy hoá mình tay không"; "Kìa tán tụ chẳng qua là tiểu biệt, ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu" chính là vì vậy, có phải vậy không hỡi Đạo Cương Thường và Đạo Chừng Mực!
2 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về