ĐẠI CƯƠNG LƯỢC YẾU SỬ NTÊN RÔNG
ĐẠI CƯƠNG LƯỢC YẾU SỬ TIÊN RỒNG! Sử Tiên Rồng ta được chia ra các thời kì lớn như sau:
A.THỜI TIỀN SỬ: Mở đầu cách nay khoảng 300.000 năm, kết thúc cách nay khoảng 2.600 năm, được chia ra 2 giai đoạn chính:Đồ đá,Đồ đồng và Đồ sắt. Ở giai đoạn Đồ đá, tiêu biểu có nền văn hóa Phùng Nguyên. Ở giai đoạn Đồ đồng và Đồ sắt tiêu biểu có nền văn hóa Đồng đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
B.THỜI HÙNG VƯƠNG(THỜI SƠ SỬ): Mở đầu cách nay khoảng 2.600 năm, kết thúc khoảng vào năm179 TrCN(Năm mà Triệu Đà, vua nước Nam Việt đánh bại An Dương Vương rồi thiết lập nền đô hộ nước ta), được chia ra 2 thời kì:Thời Hùng Vương với nước Văn Lang, đóng đô ở Bạch hạc-Phong Châu-Phú Thọ; Thời An Dương Vương với nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội, mở đầu khoảng vào năm 208 TrCN(năm kết thúc kháng chiến chống Tần), kết thúc khoảng vào năm 179 trCN
C. THỜI BẮC THUỘC(năm 179TrCN-năm 905): *.Năm 40 khởi nghĩa hai Bà Trưng chống nhà Đông Hán;
*.Năm 248 khởi nghĩa bà Triệu chống lại nhà Ngô;
*.Năm 542 Lý Bí chống lại nhà Lương, đến năm 544 thành lập nước Vạn Xuân, xưng là Lý Nam Đế;
*.Năm 722 Mai Thúc Loan chống lại ách đô hộ nhà Đường, xưng là Mai Hắc Đế;
*.Năm 905 Khúc Thừa Dụ chống lại ách đô hộ nhà hậu Lương và hậu Đường, thiết lập nền độc lập tự chủ;. .. D. THỜI TRUNG ĐẠI(905-1858):1. Họ Khúc(905-930): Chưa xưng đế, còn tự coi mình là quan lại của Trung Quốc;
2. Họ Dương(931-937):Năm 930 quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ nhất, Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo đấu tranh bị thất bại, Dương Đình Nghệ(một bộ tướng) đánh bại quân Nam Hán rồi thiết lập họ Dương;
3.Họ Ngô(938-944):Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn(con nuôi) sát hại để cướp ngôi, Ngô Quyền hỏi tội Tiễn, Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, Ngô Quyền giết Tiễn rồi đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, sau đó lên ngôi rồi đóng đô ở Đông Anh-Hà Nội;
4.Họ Đinh(968-980):Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào loạn lạc, cát cứ. Đến khoảng năm 967 chỉ còn lại 12 thế lực, sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân này, rồi lên ngôi đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư-Ninh Bình;
5. Nhà tiền Lê(980-1009):Lúc bấy giờ đất nước đang lâm nguy bởi quân Tống đang rập rình, ngấp nghé ngoài bờ cõi, mà Đinh Toàn thì kém tài năng, nên quan lại và các nhà sư suy tôn Lê Hoàn(đang là Thập đạo tướng quân và Phó vương) lên ngôi. Năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống, rồi vẫn đóng đô ở Hoa Lư;
5.Nhà Lí(1010-1225):Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được quan lại và các nhà sư suy tôn lên ngôi. Năm 1010 ông dời đô về Thăng Long-Hà Nội.Năm 1049 cho xây Chùa Một Cột. Năm 1054 đặt quốc hiệu là Đại Việt. Năm 1069 đánh bại quân Chiêm Thành, và sau đó thôn tính Chân Lạp. Năm 1070 nhà Lý cho xây Văn Miếu thờ:Chu Công, Khổng Tử, Tăng Tử, Nhan Tử, Tử Tư và 72 vị tiên hiền học trò của Khổng Tử. Năm 1076 cho xây Quốc Tử Giám(Trường học cho Hoàng thân). Năm 1077 Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt(con nuôi và bộ tướng) đánh tan quân Tống xâm lăng. Năm 1142 nhà Lý lại cho xây đền thờ hai bà Trưng...
7.Nhà Trần(1226-1400):Trần Cảnh lên ngôi bằng vệc lợi dụng hôn nhân với Lý Chiêu Hoàng. Năm 1258,1285,1288 ba lần nhà Trần đánh tan quân Nguyên Mông. Năm 1236 nhà Trần đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Tử Viện, năm 1281 lại mở thêm Phủ Thiên Trường ở Yên Tử-Quảng Ninh, nơi dành cho các quan học. Nhà Trần xây dựng quân đội cốt ở tinh nhuệ hơn là số đông, thiết lập chế độ 2 ngôi:thượng hoàng và hoàng đế, phát triển thi cử nho học và lấy Phật học làm quốc giáo. Càng về sau, quan lại nhà Trần càng nhũng lạm, đến nỗi thầy Chu Văn An phải dâng Thất trảm sớ lên Trần Dụ Tông. . .
8.Nhà Hồ(1400-1407):Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, dời đô về Đại Lại-Vĩnh Lộc-Thanh Hoá, đổi tiền đồng thành tiền giấy. Lấy cớ cướp ngôi,năm 1406 nhà Minh kéo quân sang đô hộ nước ta
9. Nhà Sơ Lê(1428-1528):Năm 1417 Lê Lợi và Nguyễn Trãi dấy binh khởi nghĩa chống giặc Minh ở đất Lam Sơn-Thanh Hoá. Sau hơn 10 năm kháng chiến, năm 1428 đại thắng đã về tay Lê Lợi. Sau đó Lê Lợi tái lập kinh đô tại Thăng long, tiếp tục lấy quốc hiệu là Đại Việt.Bá quan văn võ trong triều Lê được tuyển mộ trong thiên hạ thông qua thi cử, Nho giáo chiếm vị thế độc tôn. Càng về sau quan lại trong triều Lê càng lộng quyền và tham nhũng, đến nỗi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phải dâng sớ hạch tội 18 tên lộng thần. Bộ luật Hồng Đức được ra đời chính là vì vậy
10. cục diện Nam Bắc triều:(Lê Mạc phân tranh-1557-1592):Năm 1557 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long, gọi là Bắc Triều. Năm 1533 nhà Lê được tái lập ở Thanh Hoá, gọi là Nam triều.Danh nghĩa là triều Lê, nhưng thực quyền thì nằm trong tay Nguyễn Kim rồi sau đó vào tayTrịnh Kiểm(con rể). Từ năm 1533 đến năm 1592, hai bên liên tục đánh nhau, cuối cùng Nam triều đè bẹp được Bắc triều
11.Cục diện Đàng trong-Đàng ngoài-Trịnh Nguyễn phân tranh(1558-1786): Năm 1558 Nguyễn Kim bị Trịnh Kiểm giết hại. Sợ bị liên lụy, Nguyễn Hoàng xin TRịnh Kiểm vào trấn thủ ở xứ Thuận Hoá. Về sau, khi lực đã mạnh nhà Nguyễn ra mặt chống và đánh nhau với họ Trinh. Năm 1672 do thấy không thể tiêu diệt được nhau, hai bên lấy Sông Gianh làm giới tuyến chia cắt lâu dài
12.Triều Tây Sơn(1786-1801):Năm 1771, Nguyễn Huệ- Quang Trung khởi binh tại đất Tây sơn -Bình Định, tấn công vào toàn bộ cơ đồ họ Nguyễn và họ Trịnh. Năm 1785 Quang Trung đánh tan quân Xiêm xâm lăng. Năm 1786 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế cho chính danh, để đến năm 1789 đánh bại quân Mãn Thanh theo sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống. Nguyễn Huệ được Nguyễn Thiếp-La Sơn Phu Tử làm quân sư, sau khi đã lên ngôi và lên núi cầu thỉnh ba lần. Từ 1789 đến năm 1801, Tây Sơn tồn tại ba hệ thống chính quyền khác nhau:Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân-Huế; Đông Định Vương Nguyễn Lữ đóng đô ở Quy Nhơn-Bình Định; Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc đóng đô ở đất Gia Định-TP.Hồ Chí Minh
13. Nhà Nguyễn(1802-1845): Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất đất nước từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái. Tháng 6-1804 nhà Nguyễn lấy quốc hiệu mới là Việt Nam, đóng đô ở Huế. Ngày 01-9-1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng, Triều đình Huế có chống cự nhưng không lại. Do vậy, kết hợp với nhu nhược, bất lực, Triều đình đã đặt quyền lợi cá nhân và dòng tộc lên trên quyền lợi của dân tộc, đã kí với Pháp nhiều hoà ước và hàng ước như:Hoà ước 05-6-1862(nhượng ba tỉnh:Gia Định, Biên Hoà và Định Tường cho Pháp);Hoà ước 05-3-1874(dâng 6 tỉnh Nam kì cho Pháp);Hàng ước Hác Măng 25-8-1883(thừa nhận sự bảo hộ của Pháp);Hàng ước Patơnốt 06-6-1884(chấp nhận Pháp bảo hộ lâu dài trên toàn cõi đất nước). Trong khi đó các phong trào yêu nước liên tục nổ ra như:Ptr Trương Định(1861-1866);Ptr Nguyễn Trung Trực(1861-1868); Ptr Cần Vương(1885-1895); Ptr Yên Thế(1884-1913) ;Ptr Đông Du của Phan Bội Châu với tôn chỉ:dĩ ngoại đối nội, cầu cứu nghĩa cử đồng văn đồng chủng(1906-1908); Ptr Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, Dương Bá Trạc theo tôn chỉ:cổ vũ lòng yêu nước, khuyến khích học Quốc ngữ, đã phá lề thói phong kiến(1907); Ptr Duy Tân(1906-1908) của Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp theo tôn chỉ:bạo động tắc tử, khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, dựa vào Pháp để cầu tiến bộ; Ptr Việt Nam Quang Phục Hội(1912) do Phan Chu Trinh lãnh đạo theo tôn chỉ:đánh Pháp, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam;Ptr Việt Nam Quốc Dân Đảng(1917) do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài lãnh đạo theo tôn chỉ:đánh Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền; . . .Ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa MácLênin, để đến ngày 03 2-1930, Đảng cộng sản do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và thành lập diễn ra tại Hương Cảng- Quảng Châu-Trung Quốc, tiến tới về nước lãnh đạo nhân dân kháng Pháp đưổi Nhật, để đến năm 1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhà Nguyễn chấm dứt từ đó!
THỜI HIỆN ĐẠI(1945-1986) Bằng đường lối: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa, phối hợp đấu tranh chính trị nhân dân với đấu tranh vũ trang; và với khẩu hiệu:"Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập", dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn, thành lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 02-9-1945 .
Năm 1946 thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, sau lưng Pháp còn có cả hơn 6 vạn quân Anh ở miền Nam,ở phía Bắc thì có hơn 20 vạn quân Tưởng đang chiếm đóng. Theo đường lối:trường kì, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tự lực cánh sinh là chính; và theo khẩu hiệu:"Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy làm nên chiến thắng Diện Biện Phủ(07-5-1954), và Hiệp định Giơnevơ(21-7-1954).
Theo Hiệp định Giơnevơ thì đất nước bị tạm thời chia cắt thành hai miền từ vĩ tuyến 17, sau 2 năm hai miền sẽ tổ chức hiệp thương rồi bầu cử và thống nhất, nhưng Mĩ và Pháp đã bội ước Hiệp định bằng cách nhảy vào miền Nam rồi thành lập chế độ Việt Nam công hoà, với âm mưu là dùng người Việt đánh người Việt. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh vạch ra hai chiến lược:Miền Bắc từng bước xây dựng XHCN làm hậu phương cho miền Nam; niền Nam tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Với khẩu hiệu:"Không có gì quý hơn độc lập tự do";"Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi", nhân dân ta đã từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh của Mĩ:Chiến tranh Đơn phương(1955-1960) của Aixenhao(ồ ạt trả đũa); Chiến tranh Đặc biệt(1961-1965) của Kennơđi(du kích, lật đổ, phản ứng linh hoạt); Chiến tranh Cục bộ(1965-1968) của Kennơđi( đưa quân viễn chinh, vũ khí hạng nặng vào tham chiến và phá hoại miền Bắc); Việt Nam hoá chiến tranh(1969-1973) của Ních xơn( dùng Người Việt đánh người Việt). Và đòn quyết định cuối cùng là vào mùa xuân 1975, nhân dân ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh tổng tiến công, đã làm tròn sứ mệnh thống nhất đất nước.
Cuối những năm của thập kỉ70 của thế kỉ XX, nhân dân ta lại phải chống giặc bành trướng Trung Quốc ở biên giới phía Bắc và giặc Pôn Pốt-Khơ Me đỏ ở biên giới Tây Nam. Từ 1980 đến 1986, nhân dân ta mới được tạm thời sống trong yên bình, nghèo đói, với nền kinh tế tự cung tự cấp, cơ chế hành chính quan liêu bao cấp,mệnh lệnh!
THỜI ĐƯƠNG ĐẠI(1986-nay): Đại hội VI(12-1986) của Đảng đã mạnh dạn nhìn ra những sai lầm như:chủ quan, duy ý chí,nóng vội. .., rồi đề ra những quyết sách lớn như:trí tuệ, đổi mới: chuyển từ cơ chế mệnh lệnh hành chính, bao cấp, quan liêu, tự cung tự cấp sang cơ chế quản lí bằng pháp luật, mở cửa, phát riển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. ..Và đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư...
Dại hộiVII(6-1991) của Đảng tiếp tục nâng cao hơn nữa tư duy đổi mới; chỉ ra 5 bài học lớn(độc lập dân tộc vàXHCN;vì dân do dân; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, trong nước và quốc tế; tăng cường đoàn kết; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng); dịnh nghĩa về 6 đặc trưng của CNXH(nhân dân làm chủ, kinh tế phát triển cao, chế độ công hữu hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc,làm theo năng lực hưởng theo lao động, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện, làm bạn vớt tất cả các nước); xác định 7 phương hướng cơ bản với nục tiêu chung là dân chủ, văn minh.. . . Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư!
Đại hội VIII(7-1996) của Đảng xác định mục tiêu chung là:"Dân giàu nước mạnh, xã hôi công bằng, văn minh; kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. ..Đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng bí thư
Đại hội IX(4-2001) của đảng xác định mục tiêu chung là: "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; phấn đấu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; xác định nguồn gốc và nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. . .Đồng Chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng bí thư!
Đại hội X(4-2006) của Đảng tiếp tục hoàn thiện các Cương lĩnh 86,91,96, và 201; xác định nhiệm vụ then chốt là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật; coi trọng phòng chống tham nhũng và cải cáchhành chính .. .Đồng chí Nông Đức Mạnh tái được bầu làm Tổng bí thư!
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều khởi sắc, đang thay da đổi thịt từng ngày, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, quan hệ được mở rộng theo hướng hội nhập,hợp tác và phát triển như việc gia nhập:Ansêan,WTO, và được bầu làm thành viên không thường trực của Liên hợp quốc,. ..Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả, trái chín ấy, nhân dân ta còn phải đang đối đầu với những thách thức,nguy cơ lớn như : tham nhũng, các thế lực chống phá trong và ngoài nước, vấn đề về toàn vẹn lãnh thổ ở Sa phận, . . .
Theo bánh xe và dòng chảy của lịch sử, quả thật nhân dân ta chưa được một ngày nghỉ ngơi cho thật trọn vẹn, chưa có được một buổi chiều êm để ngắm hoàng hôn rơi và hoa lá trong trạng thái thật yên lòng và thanh thản! Cũng bởi những nhọc nhằn ấy, mà ngày hôm nay ta được hưởng thành quả:sống trong thanh bình yên ổn về an ninh hơn nơi nào hết! Phải chăng:"Trải biến nhiều thì suy nghĩ sâu, lắm gian nan thì hạnh phúc kì" là vậy! Bắc Bình-Bình Thuận:Tổng hợp lần thứ nhất năm 2004, lần thứ hai tháng 3-2008
2 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về