» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
   
 
 

bạn và tôi
Tôi viết blog như là một cách tìm vui giữa bận rộn, tìm bạn giữa mênh mông dòng đời ...
 
 
 
Thứ Hai, ngày 19 tháng 03, 2007

VUI BUỒN DỌC ĐƯỜNG LÀM BÁO
Điểm Ngôi sao Blog: 10 (2 lượt)
| Bình chọn:

VUI BUỒN DỌC ĐƯỜNG LÀM BÁO(Ký)

Làm nghề báo đi nhiều, gặp gỡ, tiếp xúc cũng nhiều, hầu như anh chị em phóng viên ai cũng có nhiều chuyện vui buồn dọc đường phóng sự, những chuyện chưa bao giờ kể trên trang báo. Tôi cũng vậy, tám năm làm nghề nhà báo  truyền hình, tôi đã gặp nhiều tình huống đem lại cho tôi bao nỗi vui buồn, bao niềm xúc động. Sau đây là vài câu chuyện vui buồn chia sẻ cùng các bạn….

1. THI MARA TÔNG Ở PHÚ LÝ : AI CHẠY NHANH THÌ THUA    

  Lễ cúng Thần lúa Xa Giang Va là  một phong tục lâu đời cuả dân tộc Châu Ro, nhưng lâu nay đã gần như  mai một, chỉ còn những người già biết tới. Sau gần 50 năm không tổ chức , lễ cúng Thần Lúa Xa Giang Va đã được khôi phục và  là một hoạt động chính trong tuần lễ văn hoá- thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai được tổ chức ngay tại xã Phú Lý vào cuối năm 2003. Vì thế, đến Phú Lý, cánh phóng viên Đài , báo rất hăm hở , bám sát Già làng Năm Nổi, người chủ lễ như hình với bóng từ trước lễ một ngày. Thôi thì nào phỏng vấn, nào nhờ già làng đi lên đi xuống cầu thang, soạn cồng chiêng để quay cảnh …Đủ cả . May mà Già làng cũng rất thương anh em phóng viên nên hỗ trợ làm “ diễn viên bất đắc dĩ “ rất tận tình .        Đã đến ngày cúng, từ sáng sớm, các nhà báo đã vội vàng ăn sáng, rồi tập kết ở ngôi nhà sàn của Già làng. Nhưng đến nơi thì nghe tin..sét đánh: theo phong tục cuả người Châu Ro, từ lúc mặt trời chưa mọc, vợ ông Năm Nổi  đã đi vào rẫy trong rừng sâu để rước hồn luá từ rẫy về nhà . Nghiã là bà đã đi được nửa tiếng đồng hồ. Nghiã là các nhà quay phim ta có thể bỏ qua mất một trong những cảnh quay đẹp nhất và có ý nghĩa nhất của lễ là cảnh rước hồn lúa ngoài rẫy. Chỉ nghĩ đến đó thôi là đã ..tiếc đứt ruột. Trừ anh Năng Hiền tự lượng tuổi nhiều chân mỏi đành ở lại, còn thì không ai bảo ai, nhóm phóng viên hơn 10 người, đủ cả đài , cả báo, cả HTV, ĐNRTV liền vác máy lên vai, nhắm về hướng rẫy …phóng cật lực. Nhóm phóng viên bản Đài gồm Vũ Tùng, Xuân Thu,  Lê Kiệt, toàn dạng mình dây ván ép xem ra khó chiếm thế thượng phong trong cuộc đua nhưng cũng ráng vừa chạy vừa thở.  Cuộc đua ma ra tông bất đắc dĩ cho thấy ngay ai là dân chạy rừng chuyên nghiệp. Đường rừng vừa dốc vừa gập ghềnh khó đi, chỉ chạy độ non cây số là nữ nhà báo Nguyễn Phượng của báo Đồng Nai đành bỏ cuộc vì mang giày cao gót đau chân không chạy nổi.  Nỗi đau không phải của riêng ai: Sau ba cây số chạy gần đứt hơi, đã gần đến rẫy phải đi xuyên qua một đồng cỏ tranh cao lút đầu người , nhóm ĐNRTV nhờ có thổ điạ dẫn đường đi tắt, xông đến được rẫy vội vàng tác chiến , quay cảnh bà Năm Nổi vừa cắt lúa vừa khấn vái.  Còn nhóm HTV gồm bốn người  thì hỡi ơi, khi đến nơi, đạo diễn Duy Bình kiểm tra lại thì chỉ có trơ khấc một mình đạo diễn, còn đồng chí quay phim và những người còn lại vì nôn nóng chạy nhanh quá nên đã …vác máy lạc mất trong đồng cỏ tranh.   Kể làm sao hết nỗi đau cuả người lính ra trận không có súng, của người đạo diễn phim tài liệu thấy một cảnh rất đẹp trước mắt mà đành bó tay ngồi chờ quay phim lạc chưa về . Mặc dù bà Năm Nổi  đã có ý cắt chậm, khấn chậm để giúp anh em ghi được hình, nhưng đến khi nhóm, quay phim HTV đến nơi thì… khoảng ruộng lúa đã trơ gốc rạ.  Kết quả cuả cuộc thi mara tông bất đắc dĩ là thế đấy:ai chạy nhanh thì…thua. 

 2. KỶ NIỆM VỀ MỘT CUỘC TỌA ĐÀM NHIỀU NƯỚC MẮT   

   Cách đây 40 năm , vào ngày 27-09-1964, tại ngã ba sông Giồng Sắn, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch đã diễn ra  một vụ thảm sát kinh hòang .Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, máy bay Mỹ -nguỵ đã ném bom giết hại 536 đồng bào ta đang kiếm củi, đánh cá ở ngã ba sông . Đó là Nỗi đau Giồng Sắn mãi không bao giờ nguôi trong lòng những người dân Đồng Nai.Tháng 10-2004, nhân lễ khởi công bia tưởng niệm vụ thảm sát Giồng Sắn, Đài PT-TH Đồng Nai tổ chức cuộc toạ đàm trực tiếp “ Nỗi đau Giồng Sắn”. Tham dự có nhiều người dân là nhân chứng cịn sống sót trong vụ thảm sát này.Thú thực là khi làm cuộc tọa đàm trực tiếp này, chúng tôi rất lo. Tìm nhân chứng đã vất vả, phải tốn công hàng tháng trời lặn lội, đi tìm, nhưng đó không phải là cái khó nhất . Điều chúng tôi lo là vụ thảm sát diễn ra đã rất lâu, có lúc tưởng chừng như bị chìm vào quên lãng, khi nhắc lại khó khơi gợi cảm xúc công chúng. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên, cuộc tọa đàm mời nhiều đối tượng đến thế. ( Thông thường, một cuộc tọa đàm chỉ khoảng 3 đến 4 người ). Trong đó, có nhiều người là người dân bình thường, cả đời chưa đứng trước ống kính , đừng nói là dự toạ đàm trực tiếp. Cho nên, chúng tôi chuẩn bị rất kỹ . Không chỉ phải đọc kịch bản trước cả ngày, người dẫn chương trình còn được biên tập yêu cầu xem kỹ bộ phim tài liệu về vụ thảm sát này để nắm vững câu chuyện . Biên tập đã đi gặp từng đối tượng trước đó, nói chuyện, hỏi han và động viên  rất nhiều, bà con mới vững lòng tham dự. Thế mà, vào cuộc, vẫn diễn ra những tình tiết rất cảm động ngồi dự kiến.         Do chuyện xảy ra đã lâu, các nhân chứng nay mỗi người làm ăn sinh sống mỗi nơi, người ở Nhơn Trạch, Long Thành, người ở TPHCM …nên anh Phúc Thiện, phó Đài truyền thanh huyện Nhơn Trạch giúp chúng tôi đi đón các nhân chứng từ đầu chiều mà mãi đến sáu giờ kém mười mới đưa  đến được Đài. Trong khi chương trình trực tiếp  thì sáu giờ đã bắt đầu, nên cận giờ, cả ê kíp làm trực tiếp nôn nóng, cứ hết gọi điện thoại lại ra đứng ở cửa Đài ngóng. Khi các cô chú tới, chúng tôi vội mời ngay vào phim trường, nhiều người chưa kịp làm quen với nhau .  Cuộc toạ đàm này có đến bảy người tham gia, chia làm ba đợt, mỗi người kể phần mình chứng kiến trong vụ thảm sát , khi ba nhân chứng đầu tiên vào , những người còn lại ngồi với chúng tôi tại phòng sản xuất chương trình , theo dõi cuộc toạ đàm qua màn hình ,chờ đến phần chuyện của mình sẽ vào phim trường .      

Trong các nhân chứng có ông Nguyễn Văn Lầu, năm nay 68 tuổi , hiện sống tại Quận 2, TPHCM,  ngày ấy cùng làm nghề ghe kéo trên sông Ơng Kèo . Ông là người chứng kiến từ đầu đến cuối trận ném bom và thóat chết trong gang tấc. Câu chuyện cuả ông có rất nhiều chi tiết xúc động : Chiều hơm đó, khi thuyền ghé bến, ông sang thuyền ông Ba Khế đậu bên cạnh ngồi chơi uống rươụ. Khi ông thấy hơi mệt, vừa rời khỏi thuyền của ông Khế về thuyền mình ăn cơm thì nghe bom nổ . Con thuyền cuả ông  Ba Khế đã bị đánh chìm ngay trong loạt bom đầu tiên.Ông Ba Khế và con gái đầu cuả ông là những nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát , đều chết  không tìm thấy xác.

 Khi nghe kể đến đây, một người phụ nữ trung niên trong các nhân chứng đang ngồi cùng chúng tôi bỗng bật khóc nức nở . Đó là chị  Phạm thị Em ở Long Thành. Hai người mà ông Lầu vừa nhắc đến chính là cha và chị ruột cuả chị. Đã 40 năm trôi qua, hôm nay, chị mới biết rõ những người thân của mình đã chết trong hòan cảnh nào. Trước cảnh ấy, các anh chị em phóng viên, kỹ thuật viên đang làm nhiệm vụ truyền hình trực tiếp nên cố nén lòng, nhưng nhiều người vẫn không kìm được nước mắt , những giọt nước mắt cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của chị. Và rất nhiều người xem ti vi cũng gọi điện đến, bày tỏ sự quan tâm, cảm thông trước nỗi đau của những nạn nhân vụ thảm sát.  Chị Tư Nguyệt, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, dù là một người rất từng trải ,  khi nhắc lại nỗi đau cuả vụ thảm sát, cũng không nén nổi xúc động, khóc ngay trong buổi toạ đàm. Khi buổi toạ đàm kết thúc, cả  anh Bé, Giám đốc Đài và các anh chị em tham gia làm chương trình, đều ngồi lại với các nhân chứng rất lâu , vừa để nói chuyện thân mật, vừa để lắng lại những cảm xúc trong lòng .  Biết chị Em là con của bạn cũ ,  ông Lầu nắm tay chị, nghẹn ngào “Chú là người uống ly rượu cuối cùng với cha cháu. Cái cảnh đó chú còn nhớ như in.  Mới vậy mà đã bốn chục năm rồi. Thơi đừng khóc nữa cháu …”Dỗ chị Em đừng khóc, nhưng ông cũng nước mắt lưng tròng. Chưa có cuộc tọa đàm nào có nhiều nước mắt trong và ngòai phim trường đến như thế.          Sáng hôm sau, xuống Giồng Sắn dự lễ khởi công bia tưởng niệm , trong khi phóng viên quay phim đang quay cảnh  lễ, tôi ra bến sông chọn trước góc quay chuẩn bị quay cảnh các đại biểu thả 536 bông hoa trắng xuống sông để tưởng niệm đồng bào .Thật bất ngờ ,tôi gặp lại ông Lầu và chị Em đang cùng thắp hương ở ngay bến sông xưa, nơi diễn ra vụ thảm sát . Cả hai người đều nói với tôi rằng suốt đêm hôm qua, sau buổi tọa đàm, họ đều xúc động không ngủ được, nhưng trong lòng đều cảm thấy thanh thản, vì nỗi đau trong lòng bao năm nay đã được nói ra, được cảm thông, chia sẻ. Còn tôi, khi đứng trên ghe giữa dòng sông, nhìn cảnh những bông hoa trắng tưởng niệm lung linh trên sóng rập rờn, bỗng nhiên như nghe trong lòng dội lên bao niềm xúc động. Tôi  tự nhủ lòng, cái nghề truyền hình của mình là như thế, dẫu vất vả , nhưng phải chăng , đó là một nghề không chỉ đơn giản là truyền đi những thông tin, mà còn đưa đến những thông điệp cảm xúc đến cho đồng loại, đem lại cho công chúng cả sự  sẻ chia bao nỗi niềm xúc cảm  trước những cảnh đời ./.               VŨ TÙNG  http://ngoisaoblog.com/data/image/n1/hinhtung_569.jpg

aty >> 09:16 PM 3 góp ý

3 Góp ý:

Vào lúc 09:01 AM | Thứ Tư, ngày 21 tháng 03, 2007, aty

vutungCảm ơn bác đã góp ý. Thư thả cho vài ngày đã, Tùng sẽ lục ảnh tư liệu chiêu đãi quý vị....

Vào lúc 11:31 PM | Thứ Hai, ngày 19 tháng 03, 2007, HoaLe

hoaleNghề báo vất vả nhưng thú vị anh nhỉ

Mong được nghe anh Tùng kể nhiều chuyện về nghề báo nữa đấy.

Vào lúc 10:10 PM | Thứ Hai, ngày 19 tháng 03, 2007, Trần Hà Nam

tranhanamNhà báo Vũ Tùng nên tận dụng ưu thế của ngành báo hình nhà mình nhỉ: mắt thấy tai nghe mới đã! Đưa thêm vài tấm hình cho sinh động để bà con thưởng lãm nhé! (Hình dung lượng lớn thì vô Microsoft Picture Viewer giảm dung lượng xuống xài cho web là đưa lên được thôi!). Hoan nghênh có chỗ cho anh em ta tán gẫu!

Gởi góp ý mới

<< Trở về

Blog vutung
vutung70@yahoo.com vutung70@yahoo.com
(đã offline)
Lượt xem: 5512
vutung

Tên:
aty
Nơi cư ngụ:
Đồng Nai, Vietnam

Số điểm của Blog này là 145 (số lần vote: 25)

Xem thông tin cá nhân
Album Cá nhân
Danh sách bạn bè (8 bạn)
Kết bạn với blog này
Gởi tin nhắn
Thông báo bài xấu

Bạn bè
sasatran
hung84
meocon93
motgiacmobuon
hungthietke2000

Trang web của tôi

Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước

    Lưu trữ

    Lưu bút
    nhatran Chúc một năm vui khỏe, an lành ạ! :-)
      gởi lúc 23:09 10/02/2008
    Chúc pà kon sang năm mới lanh như Chuột, siêng như Trâu, khỏe như Cọp, sang như Rồng, "thon thả" như Rắn, nhanh như Ngựa, hiền như Dê (khi học), nghịch như Khỉ (khi chơi), cần mẫn như Gà, tốt bụng như Chó, và dễ xương như Heo.
      gởi lúc 18:22 07/02/2008
    tranhanam 30 năm của trường, tớ không về được! Sắp kết thúc những ngày ăn cơm bụi Hà Nội rồi! À, có tài liệu nào liên quan đến Tuồng có thể gửi cho tớ được không? Tết này về phải đi xem hát bội để lấy cảm hứng làm luận văn!
      gởi lúc 11:45 21/01/2008
    nhatran Thỉnh thoảng có vào đọc blog của anh.
      gởi lúc 16:16 20/01/2008
    nhatran Gửi lời chào anh Tùng ạ :-)
      gởi lúc 16:08 20/01/2008
    Xem tất cả

     
     
    Powered by Ngoisaoblog.com