» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
   
 
 

bạn và tôi
Tôi viết blog như là một cách tìm vui giữa bận rộn, tìm bạn giữa mênh mông dòng đời ...
 
 
 
Chủ Nhật, ngày 19 tháng 08, 2007

Nhà văn Lý Văn Sâm
Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
| Bình chọn:

NHÀ VĂN LÝ VĂN SÂM

 Nhà văn Lý Văn Sâm là một nhà văn nổi tiếng của văn học miền Nam . Năm 2007, ông vừa vinh dự được Chủ tịch nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, mảng truyện đường rừng là  mảng truyện đã làm nên tên tuổi của Lý Văn Sâm trong lòng bạn đọc cả nước. Trong bài viết này này, chúng tôi xin giới thiệu VỀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI NGHĨA HIỆP TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LÝ VĂN SÂM 

 Nếu tính từ tác phẩm truyện đường rừng đầu tiên là Kòn Trô đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy vào Tháng 6/1942,  đến truyện vừa Một chuyện oan cừu viết vào năm 1954, Lý Văn Sâm có khoảng thời gian hơn 12 năm viết truyện đường rừng. Điểm đặc biệt là ông viết truyện đường rừng vào giai đoạn cuối của thể tài này, khi trên toàn quốc gần như không còn ai viết truyện đường rừng nữa, nhưng vẫn được độc giả hoan nghênh. Điều đó có lẽ xuất phát từ nội dung những câu chuyện đường rừng cuả ông không đơn giản chỉ đem lại cho người đọc những hương vị của cảnh núi rừng hay những phong tục lạ, những chuyện lạ miền ngược như các tác giả khác đã làm mà lúc nào trong truyện của ông cũng có hơi thở của thời cuộc, của những ý hướng tranh đấu. Trong  những truyện đường rừng được viết trước 1945, ông thường xây dựng các kiểu nhân vật như Kòn Trô trong truyện Kòn Trô,  Châu Phiên  trong truyện Rồng bay trên núi Gia Nhang Những  nhân vật này đáp ứng khát vọng về tự do, nhân nghĩa, về sự công bằng trong xã hội  của người dân trước Cách mạng tháng Tám.  Khi người dân Nam Bộ cùng nhân dân cả nước vùng lên giành độc lập tháng 8-1945, rồi ngay sau đó  lại bước vào những ngày chiến đấu chống Pháp ác liệt , chúng ta sẽ gặp lại những mẫu nhân vật ấy của Lý Văn Sâm nhưng trong một tư thế khác. Họ đang ở chiến khu, trên đường hành quân, hay đang chiến đấu, truy đuổi quân thù…. Có khi, họ bị đặt vào những hoàn cảnh ngặt nghèo của cuộc chiến nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh không tiếc nuối vì chính nghĩa cách mạng, vì đất nước. Những câu chuyện, những nhân vật đó như  là lời thúc giục đấu tranh giữ lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, bởi không có tự do của cả một dân tộc thì cũng sẽ chẳng có tự do nào cho mỗi con người. Do đó, mảng truyện đường rừng của Lý Văn Sâm không chỉ nhiều về số lượng mà còn có ý nghĩa xã hội, có chất văn học đậm đà, đã góp phần khẳng định chỗ đứng của ông  trong lòng bạn đọc toàn quốc lúc đó. Thực ra, trong các truyện đường rừng giai đoạn 1930-1945 , trước Lý Văn Sâm, các nhà văn như Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Lan Khai đã đưa cảnh miền rừng, con người miền rừng  vào trong tác phẩm cuả mình.   Tuy nhiên, Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn chỉ mượn miền núi là đề tài, còn về nội dung thì hầu như chỉ xuất phát từ chuyện truyền kỳ và tưởng tượng cuả các nhà văn, một sự tưởng tượng khá xa rời thực tế và còn mang nặng định kiến về đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ có truyện cuả Lan Khai là phong phú nhất và ít nhiều có những bức tranh chân thực về con người và cuộc sống miền núi. Cách nhìn cuộc sống rừng núi, cách xây dựng  nhân vật cuả Lý Văn Sâm ít nhiều gần gũi với Lan Khai. Điểm khác là ở chỗ, thế giới rừng núi mà ông miêu tả, các nhân vật mà ông xây dựng trong những truyện đường rừng của mình lại là những cảnh, những người cuả miền rừng núi Đông Nam Bộ. Hình tượng con người trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm  là hình tượng người anh hùng nghiã hiệp. Tính cách nghĩa hiệp ở những con người này trước hết thể hiện ở khát vọng muốn giúp đời xây dựng một xã hội tự do công bằng, ở đó con người sống một cuộc đời thanh sạch, giàu nghĩa tình Nhiều nhà văn bấy giờ thường quan niệm rằng cuộc sống rừng núi hoặc là chốn bí hiểm, man rợ, hoặc là nơi không thể cải hoá được. Còn với Lý Văn Sâm, đó là nơi mà các nhân vật cuả ông có thể xây dựng nên một thế giới thanh bình, tự do và công bằng, dù chỉ là trong một phạm vi nhỏ, một sóc, một làng nào đó bằng chính sức lao động cuả mình và mọi người , như các nhân vật Kòn Trô trong Kòn Trô, Châu Phiên trong Rồng bay trên núi Gia Nhang và Phong trong Sương gió biên thùy  Ở một khía cạnh nào đó, đây chính là những ước mơ cuả Lý Văn Sâm. Đó cũng là nét riêng trong tính cách nhân vật của truyện đường rừng Lý Văn Sâm.Một nét nổi bật của các nhân vật truyện đường rừng Lý Văn Sâm là ở chỗ họ là những con người tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa  gắn liền với tình yêu Tổ Quốc Các nhân vật cuả Lý Văn Sâm  làm việc nghiã như một nhu cầu tự thân, có khi  như để thể hiện khí phách kẻ làm trai. Đặc biệt, đến giai đoạn sáng tác sau năm 1945, tinh thần nghiã hiệp của các nhân vật trong truyện đường rừng của ông có sự phát triển, trong nhiều trường hợp,  gặp gỡ với tình yêu Tổ Quốc, những hành động nghĩa hiệp của họ hướng về cống hiến cho non sông, đất nước.  Tiêu biểu là các nhân vật Cả Tiễn trong Mũi Tổ,  anh Tư lục lộ  trong truyện Tiếng rên trong rừng lạnh , Trực trong truyện Ngày ra đi.  Ông Cả Tiễn trong Mũi Tổ, trong hoàn cảnh cần phải giúp những người kháng chiến tiêu diệt một tên lính Ấn bằng cung tên để bảo đảm bí mật, dù biết rằng nếu bắn hắn sẽ phạm vào Mũi Tổ, phạm điều cấm kỵ là không được bắn vào mắt kẻ thù .Thế nhưng, vì tình yêu nước , ông vẫn sẵn sàng chấp nhận và bị địch bắt, đánh mù mắt. Điểm đặc biệt là tinh thần nghiã hiệp ấy không phải chỉ nằm trong những người anh hùng, giang hồ mã thượng có hành tung kỳ bí, tài năng hơn đời như Cả Tiễn, như Phong... mà ngay cả những người  bình thường, trong một hoàn cảnh thử thách nào đó, cũng bộc lộ phẩm cách anh hùng nghiã hiệp. Như anh Tư lục lộ, người dân quân trong Tiếng rên trong rừng lạnh  đã chấp nhận cái  chết để cứu những người không quen biết.

Đọc truyện đường rừng của Lý Văn Sâm, chúng ta thường tự hỏi, vì sao các nhân vật truyện đường rừng cuả Lý Văn Sâm lại thường mang những nét tính cách anh hùng nghĩa hiệp như vậy ?Trước hết  điều này xuất phát từ đặc điểm cuả vùng hiện thực mà nhà văn phản ánh là cuộc sống và con người  miền rừng Nam Bộ . Là con cháu của những lưu dân đất Việt vào Nam khẩn hoang, phải sống và tranh đấu với thiên nhiên hoang dã, người miền rừng Nam Bộ đã sớm hình thành tính cách ngang tàng, khí khái, hiệp nghĩa, mang tinh thần “tráng sĩ miền Đông”, mã thượng giang hồ“nhớ câu kiến ngãi bất vi,  làm người thế ấy cũng phi anh hùng” .Các nhân vật nghĩa hiệp của Lý Văn Sâm là sự tiếp nối kiểu nhân vật nghiã hiệp trong văn học miền Nam trước đó như  những Lục Vân Tiên,  Hớn Minh, Vương Tử Trực trong truyện thơ cuả Nguyễn Đình Chiểu , cậu Hai Miêng trong truyện thơ  Cậu Hai Miêng, một số nhân vật trong các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như Chuá tàu Kim Quy , Ngọn cỏ gió  đùa . Và những hình tượng ấy cũng sẽ gặp gỡ với hình ảnh những Võ Tòng phương Nam trong Đất rừng phương Nam cuả Đoàn Giỏi sau này.            Một lý do khác là các dân tộc thiểu số bản địa miền rừng Đông Nam Bộ như Châu Mạ, Chơ Ro , S’tiêng có truyền thống bất khuất. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đồng bào các dân tộc này đã sát cánh cùng người Việt chiến đấu chống Pháp. Nhà văn sống ngay giữa những cảnh và người ấy, ghi nhận và phản ánh tinh thần nghiã hiệp có thực ấy, chứ không phải từ ngoài nhìn vào hay nhìn qua lăng kính tưởng tượng.  Mặt khác, Lý Văn Sâm sống ở một thời kỳ đau thương mà hào hùng cuả lịch sử cách mạng,  ở mảnh đất miền Đông gian lao mà anh dũng  đã sản sinh ra những con người nghiã hiệp mang hào khí Đồng Nai đi vào kháng chiến như nhà thơ chiến sĩ HuỳnhVăn Nghệ, nhà báo liệt sĩ Dương Tử Giang. Những con người cuả cuộc sống thực này đã ngồn ngộn chất liệu cho văn học. Chính vì vậy, khác với trường hợp Thế Lữ, Tchya, các nhân vật cuả Lý Văn Sâm không hoàn toàn hư cấu mà ít nhiều mang hình bóng những con người có thực ngoài cuộc sống  . Đồng thời , những nhân vật giàu tính cách nghiã hiệp đó còn là những nhân vật mang  ước mơ, khát vọng cuộc đời và  lý tưởng văn chương cuả Lý Văn Sâm . Xây dựng những nhân vật “khí tiết anh dũng” là một trong những đặc điểm văn chương của Lý Văn Sâm  và một phần nào đó cũng là sự phản ánh đặc điểm cuộc đời cuả ông. Bản thân ông cũng là một con người có đời sống rất sôi động, tràn đầy tinh thần nghiã hiệp, dũng cảm cả trong văn chương lẫn đời thường  .

Kể từ sau truyện vừa Một chuyện oan cừu viết vào năm 1954, vì nhiều lí do, Lý Văn Sâm hầu như không viết thêm tác phẩm truyện đường rừng nào khác. Tuy nhiên, những tác phẩm của ông, đặc biệt là truyện đường rừng cũng đủ để tên tuổi của ông sống mãi trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 

VŨ TÙNG   

aty >> 08:34 PM 0 góp ý

0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

Gởi góp ý mới

<< Trở về

Blog vutung
vutung70@yahoo.com vutung70@yahoo.com
(đã offline)
Lượt xem: 5459
vutung

Tên:
aty
Nơi cư ngụ:
Đồng Nai, Vietnam

Số điểm của Blog này là 145 (số lần vote: 25)

Xem thông tin cá nhân
Album Cá nhân
Danh sách bạn bè (8 bạn)
Kết bạn với blog này
Gởi tin nhắn
Thông báo bài xấu

Bạn bè
sasatran
hung84
meocon93
motgiacmobuon
hungthietke2000

Trang web của tôi

Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước

    Lưu trữ

    Lưu bút
    nhatran Chúc một năm vui khỏe, an lành ạ! :-)
      gởi lúc 23:09 10/02/2008
    Chúc pà kon sang năm mới lanh như Chuột, siêng như Trâu, khỏe như Cọp, sang như Rồng, "thon thả" như Rắn, nhanh như Ngựa, hiền như Dê (khi học), nghịch như Khỉ (khi chơi), cần mẫn như Gà, tốt bụng như Chó, và dễ xương như Heo.
      gởi lúc 18:22 07/02/2008
    tranhanam 30 năm của trường, tớ không về được! Sắp kết thúc những ngày ăn cơm bụi Hà Nội rồi! À, có tài liệu nào liên quan đến Tuồng có thể gửi cho tớ được không? Tết này về phải đi xem hát bội để lấy cảm hứng làm luận văn!
      gởi lúc 11:45 21/01/2008
    nhatran Thỉnh thoảng có vào đọc blog của anh.
      gởi lúc 16:16 20/01/2008
    nhatran Gửi lời chào anh Tùng ạ :-)
      gởi lúc 16:08 20/01/2008
    Xem tất cả

     
     
    Powered by Ngoisaoblog.com