» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008

Về đâu... nhà giáo "trẻ"???
Điểm Ngôi sao Blog: 36 (6 lượt)
| Bình chọn:

Con số sinh viên chọn ngành sư phạm bỗng tăng vọt lên trong mấy năm nay. Đó có thể nói là một chuyện đáng mừng cho toàn ngành giáo dục (!?)

Đã có một số giáo viên đã đánh mất đi sự yêu quý và tôn trọng mà xã hội vốn đã dành cho họ. Thật đau lòng! Người ta có thể đổ lỗi cho sự lu mờ dần hình ảnh người thầy là do cơ chế thị trường. Nhưng thực trạng đó trong tương lai còn có thể đáng bị báo động hơn khi hiện đang có rất nhiều sinh viên sư phạm chọn nghành chọn nghề chỉ vì… được miễn học phí hoặc bởi những lí do tương chừng rất đơn giản khác, chứ không đơn thuần là một niềm đam mê. Và họ sẽ học như thế nào, sẽ là những người giáo viên ra sao?

Thực trạng

Trong một cuộc trao đổi với một số sinh viên sư phạm về việc chọn cho mình một nghề cao quý. Chúng tôi không khỏi giật mình vì những lý do tưởng chừng quá đơn giản mà các bạn sinh viên này đưa ra.

Một cô bé tân sinh viên của trường ĐH sư phạm Đà Nẵng, hồ hỡi cho biết: “Nhà em ở gần trường sư phạm, mẹ của em là giáo viên nên cũng hướng em theo nghành ni!”

Hay như L.T. Thúy, lớp 07STH1 học cùng trường lại cho rằng mình theo học nghành này theo ước mơ. Nhưng khi được hỏi rằng hiện tại đã đậu và học ở trường này em còn thấy ước mơ đó hiện hữu không thì cô bé lại lắc đầu không trả lời.

Đáng báo động hơn, trên khắp cả nước rất nhiều sinh viên theo đuổi nghành sư phạm với lý do: ”Được miễn học phí và việc làm ổn định???”

Một cô nữ sinh viên thuộc khoa văn trương đạI học Sư Phạm Huế lại cho rằng “Đa số dân cho rằng nghề giáo nhàn hơn, rất thích hợp cho phụ nữ đã có gia đình ”và tất nhiên suy nghĩ của cô cũng vậy”

A.Tiến chàng sinh viên khoa ngoại ngữ cùng trường lại cho rằng, xu hướng thời nay nhiều người muốn học ngoạI ngữ, nếu nhảy vào ngoại ngữ sẽ có nhiều cơ hội dạy thêm ngoài giờ.

Khoan hãy nói về chất luợng giáo dục

Những dòng tâm sự trên đã cho thấy thực trạng đầu vào hiện nay ở nhiều trường đại học sư phạm trong cả nước. Người ta đặt ra câu hỏi các sinh viên sư phạm của chúng ta khi tốt nghiệp ra trường, họ sẽ tự định nghĩa thế nào về con đường, lý tưởng mà họ đã chọn…

Hầu hết những bạn trẻ tham gia vào test đều cho rằng chỉ tiêu mà họ đặt lên trên hết ngay khi đang ngồi trên giảng đường lại chính là sự tồn tại của họ trong tương lai.

Có một thời “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, và hôm nay, lớp sinh viên sư phạm đó đang đứng, đang thể hiện hình ảnh của người thầy, người cô, m ột số trong đó đang làm dần mất đi hình ảnh cao quý của nhà giáo chỉ vì ảnh hưởng của cơ chế thị trường hoặc những nguyên nhân khác. Khoan hãy nói đến chất lượng giáo dục, hãy nói về một lý tưởng sư phạm mà những giáo viên này có thể truyền thụ được cho học sinh của mình sẽ như thế nào

Một số thầy cô giáo tương lai trở nên thụ động, kém hứng thú với việc học trên giảng đường và lòng yêu nghề cũng dường như bị giảm. Trong khi nhi ều giáo viên đứng trên bục giang vẫn còn dạy theo giáo án đã được chép đi chép lại hàng năm

Nhiều sinh viên ra trường không thể nắm bắt được chương trình mới trong sách giáo khoa bởi nó khác xa những gì mà họ học. Nhiều người chới với, còn nhiều người thì mặc kệ, vẫn dạy học sinh như ngày xưa thầy cô đã dạy mình.

Bởi vậy đã có nhiều nhà giáo dục khi bàn đến vấn đề này đã phải thốt lên: “Đáng buồn thay khi chúng ta đang bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt thì Giáo dục vẫn còn đi những bước khá chậm, nhất là trong lĩnh vực đào tạo”.

Đào tạo phải đi từ từ?

Có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên, có ý kiến cho rằng nên bắt đầu từ những học sinh “bé”, ý kiến khác lại cho rằng từ lúc bước vào cổng trường sư phạm. Và cũng có ý kiến lại cho rằng cần đồng nhất hóa sự đào tạo, tức là từ những học sinh mới đến trường đến sinh viên đại học và cả đội ngũ giảng viên trong trường sư phạm nữa. Nhưng phải chăng con đường giáo dục mà người ta đang chọn là cả quá trình nên chúng ta cứ phải “đi từ từ”?

Trong khi nhìn vào thực trạng những năm gần đây khi những hiện tượng đánh đập dã man học sinh, hành xử giửa nhà giáo với nhà giáo như... côn đồ.

Một người thầy nắm tóc học sinh làm em bị té chấn thương sọ não. Một Bé Tý suýt hủy hoại cuộc đời vì không chấp nhận được sự phán xét oan khiên của cô giáo. Đặc biệt, một Huỳnh Ngọc Trâm bị thầy cô đưa lên đồn công an tra hỏi vì món tiền chưa đến 50.000 đồng đến nỗi trở nên ngây ngô như trẻ lên ba. Một Phạm Quang Lãm, 12 tuổi bị tra hỏi, hù dọa suốt gần hai giờ vì món tiền của một người lớn đánh rơi trong khu vực gần nhà mình. Hay như Nguyễn Chí Tâm bị đánh đập trong khi được công an hỏi cung về việc trộm máy ghi âm… Hoặc vụ thầy giáo Trường, là giáo viên trường PTDL Nguyễn Du (TP Hồ Chí Minh) đã dùng roi mây đánh bầm tím một em học sinh sau khi hành hạ em này. Em Phạm Hoàng Minh Trí bị thầy Lê Cao Tánh đánh rạn xương mũi, thậm chí ở mức độ trường học như trường THPT Sơn Hà (Quảng Ngãi) với luật cắt xén tóc, hớt quần học sinh ngay lớp học hay tại Trường THCS Tân Phú A, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vụ thầy giáo ngắt tai học sinh đến chảy máu...
Và gần đây nhất là vụ tai tiếng ở Quảng Bình vừa qua.

Không ít sinh viên vào học sư phạm chỉ để lấy bằng cấp, ra trường sẽ chuyển sang lĩnh vực khác. Hiện nay, có một số doanh nghiệp nước ngoài rất cần đội ngũ chính quy từ các trường ĐH sư phạm. Một số chạy qua các ngành như báo chí, truyền thông, thư tín…

Người ta sẽ lật ngược vấn đề rằng nên chăng lại thu học phí đối với các sinh viên sư phạm? Nhưng lại phải đối mặt với bài toán nhiều sinh viên thực sự yêu nghề sư phạm lại phải “bỏ cuộc chơi”. Sẽ “lấp liếm” rằng nếu được đào tạo cơ bản thì những sinh viên trên cũng có thể hoàn thành tốt công việc mà họ đã chọn và sẽ được giao đó. Sẽ phủ nhận rằng đầu vào nhiều mới có thể bù đắp được sự thiếu hụt nhân lực của ngành trong tương lai.

Nhưng đã mấy ai nhìn lại thực trạng hiện nay, đằng sau những cánh cổng trường, hàng trăm những "thầy cô giáo tương lai" đang chán nản với những tiết học mà họ lẽ ra phải thích thú nhưng lại chỉ vì gượng ép trong chọn nghề chọn ngành để rồi ngồi chọi con đỏ đen, tung xúc xắc, cũng nhậu nhẹt cũng “tứ đổ tường” hoặc đi theo cơn lốc cá độ...

Nhìn vào đó, có lẽ hãy đừng mơ tưởng đến những bước đi từ từ hay chậm mà chắc để tiến đến những trường học và giáo viên có chất lượng quốc tế. Mà hãy tạt những “gáo nước” ra ngoài trước khi “thuyền” ngập hết và chìm rồi hãy ngồi bình yên trên đó để tìm phương pháp lấp “lổ hổng”. Con đường còn dài nhưng với sự cứng rắn của những người làm công tác lãnh đạo giáo dục thì không có gì là không làm được.

Thế nên, phải chăng bài toán đặt ra ở đây không chỉ là miễn học phí cho sinh viên sư phạm, không phải là tuyển đủ, tuyển đúng... mà những người đang trực tiếp truyền thụ kiến thức cho các học sinh hãy xây dựng cho các em học sinh một hình ảnh nhà giáo thực thụ. Một hình ảnh cao quý là hình tượng mà nhiều bạn trẻ phải ước mơ và xây dựng bản thân chính họ…

P/s Hình: Sinh viên ĐH Sư Phạm X trong dịp tốt nghiệp.

Số người đang truy cập:

Kent

Hồn Việt - Kent >> 06:25 PM 18 góp ý

18 Góp ý:

Vào lúc 10:15 PM | Thứ Hai, ngày 31 tháng 03, 2008, (vô danh)
Noi den nguoi thay giao,thi cung fai noi den moi truong song chung quanh luon tac dong den ho ,tu luc con la hoc sinh PT roi vao hoc nghanh su-pham cho den ngay di day....xet cho cung , ho cung la con nguoi , cung co nhung nhu cau nhu bao nguoi vay,vithe, toi cho rang ,kho ma bat nguoi Thay vua lam tot cong viec,vua the hien tot nhan cach cua mot nguoi thay....vv.trong khi cuoc song thi kho khan chang thua ai khac ca.chua noi den chuyen nguoi co uoc mo lam nghe giao lai fai lam viec chung voi nhung nguoi theo nghe giao vi nhieu li do khac chu ko he muon lam nghe giao! Vang thau lan lon nhu the thi nguoi co chu''TAM''han la fai vat-va vo cung .Chinh cai moi truong ,nhung nguoi chung quanh nha giao moi la nhung nguoi co tac dong tich cuc nhat voi ho ,nhat la vao luc nay.Con neu nhu ho ''vo cam ''thi...

Vào lúc 08:53 AM | Thứ Ba, ngày 25 tháng 03, 2008, Bi Kính lúp
khaihoan029Những thầy giáo được dạy ko ra gì, thì tất nhiên sau này dạy những học sinh của mình chắc ko tốt rồi.

Vào lúc 12:54 PM | Thứ Bảy, ngày 22 tháng 03, 2008, Hồn Việt - Kent
donghoi8x@ All & các anh chị: Bài này không hề có ý chê trách "nhà giáo trẻ" Cái thiếu, cái chưa đủ là những người "làm" ra họ (một số).

Vào lúc 11:03 AM | Thứ Bảy, ngày 22 tháng 03, 2008, Trong_winC100
canhsat4saoThực chất người làm nhà giáo thì cũng là một con người bình thường như chúng ta,ko có gì cá biệt lắm.Trong thời buổi này thì có nhiều chi phối như bạn đã nói.Nhưng tóm lại cũng là vì tiền(Nói thế cũng chưa đầy đủ)Tôi thấy thầy cô ở T/p hay hơn nhiều,ở nông thôn thì hết sức vất vả,đặc biệt ở miền núi lại càng tồi tệ hơn nhiều vì thế nên họ dùng biện pháp so sánh là pải.Vấn đề bạn nói thì thế hệ trẻ thường có tính nhạy bén hơn nhiều.những con số bạn đưa ra chỉ là ko đáng kể so vói tổng thể một xã hội bây giờ,Và là của một hệ luỹ báo chí ngày nay,thích nóng thích nhạy cảm...Cảm ơn bạn!

Vào lúc 01:30 AM | Thứ Bảy, ngày 22 tháng 03, 2008, Mun
tranchuongGV , không đơn giản như mọi người nghĩ , có ở trong nghề thì mới thấu hết nỗi " đắng cay " làm gì có chuyễn " nhàn " nếu bạn là một giáo viên chân chính ,đích thực

Vào lúc 01:27 AM | Thứ Bảy, ngày 22 tháng 03, 2008, (vô danh)
có ở trong nghề mới hiểu hết những nhọc nhằn cùa nó , không bao giờ có thể gọi là " nhàn "

Vào lúc 09:48 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, hoa hướng dương
sadwomenLà nhà giáo, trước hết phải yêu nghề , có yêu nghề mới vượt qua được khó khăn về vật chất ,cũng như tinh thần . Bây giờ chất luợng đào tạo lại không được như thời ngày xưa nữa ,nên càng khó .. đẻ có một đầu ra hoàn hảo như chúng ta mong muốn .

Vào lúc 09:34 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Hằng_NemChua
hangkt32fEm hok thích nghề giáo lắm hiii

Vào lúc 08:18 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Ti-Pi
tulacoifucCũng không đơn giản, theo nghề giáo phải yêu nghề và bình thản với đồng lương, với vật giá tăng vù vù mà lương chậm tăng, phải "đối diện" với học sinh cá biệt... Thôi thì cứ bảo rằng theo nghề giáo thì phải giữ vững chữ "TÂM", vậy thôi.

Vào lúc 08:13 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Hồn Việt - Kent
donghoi8x@ Anh Riêu: Ở Đà Nẵng có cô giáo U20 đang làm phát rầm trời rầm đất. Cả nước biết đến! Chán thiệt anh nhỉ?

Vào lúc 08:12 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Hồn Việt - Kent
donghoi8x@ Anh Tê Giác: Giải quyết phất gốc trước phần ngọn sau anh hì?

Vào lúc 08:00 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Hồn Việt - Kent
donghoi8x@ Anh Hugo: Đặt trên cán cân giữa lượng và chất anh à.

Vào lúc 07:59 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Rieu
rieu06Đầu in kém--->> Out kém theo

Một thời thi tuyển viên chức (Quá tiêu cực) -->> Chất lượng kém (Giỏi thì 0 đậu, quen biết tốt thì được...); Giáo viên lại nản; xã hội nhiều cái chưa tốt... -->> Ít nhiều ảnh hưởng đến người thầy giáo!
Kinh tế thị trường tác động rất lớn đến môi trường GD,Ytế hiện nay!

Vào lúc 07:58 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Hồn Việt - Kent
donghoi8x@ Chị CS: Hi hi. Chỉ là một chút suy ngẫm thui mà chị!
@ Bong Gòn: Thanks!

Vào lúc 07:54 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Tê Giác
nguyentuan2007Vấn đề này có lẽ khó vì nhiều cái tác động và do cơ chế . Thật đáng báo động nếu chúng ta thật sự quan tâm đến thế hệ tương lai sau này cho đất nước .

Vào lúc 07:43 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, HOANG TRUNG CHUAN
toi nghi cung binh thuong thoi bac ah,,,giao duc luon can nhung nguoi giao vien ma

Vào lúc 07:19 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, bonggon
bonggon11"Bài toán đặt ra ở đây không chỉ là miễn học phí cho sinh viên sư phạm, không phải là tuyển đủ, tuyển đúng... mà những người đang trực tiếp truyền thụ kiến thức cho các học sinh hãy xây dựng cho các em học sinh một hình ảnh nhà giáo thực thụ. Một hình ảnh cao quý là hình tượng mà nhiều bạn trẻ phải ước mơ và xây dựng bản thân chính họ…"

Vào lúc 06:47 PM | Thứ Sáu, ngày 21 tháng 03, 2008, Policewoman_113
emmissLàm chị "tương tư" với nghề rồi đấy! :(

Gởi góp ý mới

<< Trở về

Blog donghoi8x
mr.haianh mr.haianh
(đã offline)
Lượt xem: 86675
donghoi8x Tên:
Hồn Việt - Kent
Nơi cư ngụ:
Đồng Hới., Vietnam
Số điểm của Blog này là 5228 (số lần vote: 926)


Lưu bút
thanhnam62 Cảm ơn Kent đã đưa bài "Kỷ niệm một thời- bạn nối khố" của Nô vào Bản tin Ngôi sao blog.
Bạn thân từ thủa quần đùi áo cộc mà vẫn duy trì xuyên suốt cuộc đời còn gì đẹp hơn phải không Kent!
  gởi lúc 15:04 03/04/2008
maiyeuanh248 chào anh kent,cho ít cá đi
  gởi lúc 16:52 02/04/2008
maiyeuanh248 chào anh kent
  gởi lúc 16:51 02/04/2008
haingo oai' blog anh kent de we' ta chia cho em 1 chut nhan sac di blog em xau we' o_O. chuc anh lun zui ze~ va` ngay cang dep Naj ra nha! >"<
  gởi lúc 21:27 01/04/2008
hay bat chuoc con chi, dau tren canh lieu yeu .no biet cah sap gay nhung van vui ve hot.boi vi co biet no van con doi canh
  gởi lúc 18:53 01/04/2008
Xem tất cả

Bạn bè
conbelolem
choitre
bambi
vnusa
juliahong121
isateam
trinhngocson
trinhngocson
tanphat


Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước


    Powered by Ngoisaoblog.com