Như chúng ta đã biết mặt nhận thức là 1 nhân tố quan trọng trong đời sống thường ngày đặc biệt là đối với xã hội hiện đại , khi chúng ta đang trên đà hội nhập với các nền văn minh khác thì đối với các bạn trẻ nhận thức xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết .
Nhận thức xã hội bao gồm nhiều mặt liên liên quan đến sự hiểu biết về mặt văn hoá ứng xử , thông tin cập nhật thường ngày . Đối với các bạn trẻ lực lượng nòng cốt xa` hội tương lai sau này thì trong những vấn để kể trên thì các bạn trẻ chúng ta chưa thực sự năng động và nhiều người rất ì trong vấn đề chịu cải thiện nhận thức của mình . Đối với các sinh viên đại học những tầng lớp của con người tri thức của thời đại mới đang chuẩn bị hoà mình vào thế giới văn minh thế giới thì đáng lẽ ra hiểu biết xã hội phải ở 1 mức độ phổ biến cao nhưng đối với các bạn trẻ ở đất nước chúng ta thì chuẩn mực nhận thức xã hội đang ở mức ở báo động đỏ
phần 1 : Văn hoá xã hội
Vấn đề tôi muốn đề cập đầu tiên là về văn hoá cư xử hàng ngày của lớp trẻ , đây là điều xã hội và đặc biệt các bậc phụ huynh quan tâm . Chúng ta đôi khi đi trên phố vẫn nhiều lần bắt gặp nhiều thanh niên với dáng vẻ "lịch lãm" trong những bộ "cánh" chau chuốt cộng thêm với những quả kính 3-4 "đi ốp" nhưng vẫn sẵn sàng buông những lời "nhạy cảm trong tiếng việt" ngay chỗ đông người 1 cách hết sức "ngây thơ" và "hồn nhiên" . Và điều đương nhiên những gì họ nhận được là những suy nghĩ và cái nhìn thiếu thiện cảm của người xung quanh về cái văn hóa "còi" mà họ đang ra sức thể hiện.
Tiếp đến là văn hoá "xếp hàng", vấn để này xem ra là vấn để bức xúc cũng như đau đầu của nhiều người . "dân tình" nhà ta dù có học hay ko có học, tri thức hay ko tri thức thì vẫn còn thói quen rất xấu : chen lấn xô đẩy, bất chấp ai đến trước ai đến sau , kẻ nào mạnh chen tốt là thắng . Vấn nạn này xem ra rất khó cải thiện khi "bon chen" đã ăn sâu vào gốc rễ tính cách thanh niên nhà ta rồi , muốn thay đổi cung cách thì cũng khó bởi vì nếu ko làm vậy sẽ bị tặng miễn phí ngay cho 1 câu : "ngu thế , việc gì phải xếp hàng ,chúng nó có xếp hàng đâu" .Nhưng các bạn ko nghĩ cho là chỉ cần mỗi bạn có ý thức 1 chút thôi thì mọi thứ sẽ khác thì đâu có những cảnh hỗn loạn về chen lấn xô đẩy gây phản cảm như thế này ...
Chuyển sang văn hoá Cám ơn , xem ra 2 từ cơ bản được phổ biến rộng rãi trên thế giới này khá "lạ lẫm" trong từ điển giao tiếp thường ngày của thanh niên chúng ta . 2 từ đó được nhiều bạn coi là 1 cách "vẽ chuyện" khi biểu lộ hoặc đáp lại 1 sự giúp đỡ 1 ai đó , giả dụ khi bạn sử dụng từ đó với 1 số thanh niên thì không ít người ngây ra 1 lúc rồi trong đầu hiện ra suy nghĩ :" Thằng này điên rồi , bày trò lắm chòe " thay vì nhìn nhận đó là con người có văn hoá và lịch sự , và họ cũng đâu biết rằng chỉ 2 từ cám ơn thôi cũng khiến rất nhiều người vui và hài lòng , lời nói đâu mất tiền mua vì thế các bạn ko nên "tiếc" khi nói 2 lời CÁM ƠN -1 sự thể hiện con người trong nếp sống văn minh.
.... Nhiều bạn nam vẫn còn có sở thích " vờn hoa giễu ngọc" 1 cách lộ liễu trên đường phố , thấy bóng hồng nào vô tình lướt qua 1 cái y như rằng 1,2,3 các chú quay ngắt 180 độ rú ga đuổi theo , tiếp cận được đối tượng các chú đốp cho 1 câu đại loại như là : úi dzùi ui , xinh thế ! xì tanh (style) nhẩy ? em ơi tên gì thế ? nhiều bạn nữ còn bị quấy rầy bởi những câu hết sức khiếm nhã : trông thế này it nhất khoảng 200 ngàn , đi ko cưng ? con gái nhà ai 3 vòng vừa khít con mắt thế này ? v.v ....ko dám bình luận thêm , thế này văn hoá các chú bị hạ thêm 1 bậc từ văn hoá "còi" xuống "mồ côi" văn hoá . Rồi cuối cùng đến với cách cư xử người với người của các thanh niên ý thức kém "thời đại mới" , tình trạng xảy ra xô xát vẫn xảy ra như cơm bữa chỉ vì vài lí do đơn giản : 1 cái nhìn vô tình hay là thằng này nhìn ngứa mắt thế ? Dĩ nhiên hậu quả sau đó là những cuộc "chinh phạt" qua những trận"hỗn chiến" náo loạn nảy lửa . Kết thúc cuộc chiến ,kẻ chiến thắng vinh quang trên giường bệnh, kẻ được ra chơi trò "tâm lý" trước vành móng ngựa , kẻ bại trận người nằm lại "ủ ấm trong lòng đất mẹ" người thì mang thương tật vĩnh viễn .
Còn đối với các các tổ lái thích cảm giác mạnh hay gây náo loạn cũng như nguy hiểm cho người tham gia giao thông trên đường thì các phần tử quá khích này phải nói là vì sự ích kỷ riêng của mình họ bất chấp đặt những người khác vào trò chơi "tốc độ" năm ăn năm thua ,đánh bạc mạng sống với tử thần .Để rồi sau khi các "tay đua" ko làm chủ được tay lái "xoè" xõng soài trên đường , ko biết con người ta sống chết thế nào thì các thanh niên thiển cận chứng kiến tán thưởng bằng cách cười hềnh hệch : "Chết chưa con , thích biểu diễn à ? Trình non lắm .Vào viện mà đua trên giường lăn 4 bánh nhé " ...
Vấn đề bao quát rộng nên ko thể nói hết qua vài dòng ,trên đây chỉ là những dẫn chứng cụ thể chứng minh văn hoá người Việt trẻ chúng ta còn ở mức thấp , giá trị con người chưa được các bạn trẻ đánh giá đúng mức vẫn để xảy ra nhiều tình trạng đáng lên án ngoài vòng kiểm soát . Thiết nghĩ mỗi chúng ta nên tự rút ra kinh nghiệm từ các vấn đề thực tế đó , nên cố gắng cải thiện nhận thức về mặt xã hội của mình đặc biệt là văn hoá, có thế xã hội trẻ mới có thể tốt thêm 1 phần nào và lược bỏ đi 1 gánh nặng về dân trí
Đón xem phần 2 : Người Việt trẻ và thông tin xã hội
1 Góp ý:
Một cách nhìn rất hiện đại ^^
Gởi góp ý mới
<< Trở về