Thời buổi đất nước hội nhập , kinh tế trên đà phát triển,đời sống người dân được nâng lên tầm cao mới . Đã qua rồi thời kỳ chỉ lo "cơm áo,gạo tiền " , đại đa số suy nghĩ người dân "khá giả" , "giàu sang" bắt đầu hướng cho mình đến phong cách sống "phong lưu" hay đời sống "quý tộc" âu cũng la cái điều dễ hiểu của người "lắm tiền" . Dân có của mà "chất" thực sự thì thể hiện 1 cách co chiều sâu từ cách ăn nói , quan hệ xã hội , tiêu pha cũng nhu trong cánh làm "đẹp" . Còn ở mặt khác dân "trọc phú" thì chỉ thể hiện được độ nông ty lệ nghịch hoàn toàn với "đống tài sản" của họ . Dù ở cách thể hiện nào no' cũng lien quan đến 2 từ :SÀNH ĐIỆU nhưng xem ra đối vời nhiều người định nghĩa của họ về 2 từ này co đôi phần sai lệch , đôi khi no' cũng biến họ trở thànnh những con người "quá lố".
Trong thời gian gần đây như chung ta đã biết có rất nhiều chủ trương , dự án xây dựng đầu tư cần giải phóng mặt bằng cho kế hoạch phát triển các khu công nghiệp , quy hoạch lại đô thị ..... Cũng từ đây chứng kiến sự ra đời của nhiều "đại gia bất đắc dĩ" với những "bao tải đầy tiền" sau khi được đền bù đất .Chân dung các "đại gia" ở đây là những người nông dân lao động thuần túy , cũng có lẽ vậy mà khi trong tay bỗng dưng cầm cả "núi tiền" ma lại bị ảnh hưởng từ 1 số mặt trái xa hội cộng với nhận thức còn hạn chế đã khiến họ trượi dài trên sự tiêu pha xa hoa , "quăng tiền" cho những cuộc vui vô nghĩa . Câu chuyện ma Andre kể với các bạn sau đây phác họa 1 phần nào thực trạng nhu vậy
Trước tiên để xứng đáng cho với sự "giàu sang" mà các bác nhà ta đang có thì các bác quan niệm rằng : Có nhiều tiền thế này tiêu sao hết , chân lấm tay bùn thế là đủ rồi , nhiều tiền thi phai có cuộc sống của kẻ "lắm tiền" thế thì mới bằng anh , bằng em , bằng thiên hạ được . Thế là từ bỏ trâu bò , ruộng vườn các bác "ùa" theo phong cách sống của kẻ "giàu sang" : Sáng cà phê , noi chuyện xã hội mặc dù các bác vẫn thích uống chè xanh bàn chuyện cây nhà lá vườn hơn ...chiều các bác cũng xách vợt đi tennis, các bác ngồi xem thôi chứ ko chơi ,hoi vì sao ? các bác trả lời : Tớ đang ngồi tham khảo mấy đường bóng ,lat nua~ vao oa'nh cho ma'u
. Điện thoại các bác cũng toàn xài đồ xịn model mới nhất nhưng trên tay các bác vẫn lăm lăm trên tay cuốn sổ danh bạ mini ... 1 số bác còn bị rơi vào hoàn cảnh oái oăm thế này : Tren 1 chuyến bay , khi phi cơ trưởng thông báo báo yêu cầu mọi người tắt điện thoại , bỗng dưng co tiếng điện thoại réo kêu tù 1 bác o hàng business , bác vẫn ngồi yên ko phản ứng , khi tiếp viên hỏi bác mới nói : Em thông cảm , điện thoại này sử dụng nhu thế nào ay nhầy , anh mới mua đc. 2 ngày loay hoay mãi chưa biết tắt ở đâu ...

hinh mang tinh minh hoa
Đã là "có điều kiện" thì phai 4 bánh , xem ra cái khái niệm này các bác nhà ta nắm khá rõ ..... 1 con Mẹc C240 "đen xì bóng lộ.n " lắp nẹp cao su màu nâu 2 bên ( ko hiểu dể làm gì ) lù lù bò chậm rồi "tốp" truóc cua 1 nhà hàng . Cánh cửa bật mở , cánh nhân viên nhà hàng luôn luôn bị ấn tượng bởi đôi dép tông , quần " lính thủy đánh bộ" , áo sơ mi họa tiết "long hổ tranh hùng " vói quả mũ trắng cùng dòng chữ :" Du lịch Sầm Sơn hè 2003-2004" . Với dáng vẻ ung dung đầy tự tin bác bước vào trong , giọng dõng dạc : Để xe của anh ở sân sau cho anh nhé , còn bàn thi chỗ nhu mọi khi, điều mấy cô tiếp viên mọi hôm nhé...Thì ra bác là khách ruột ở đây , bác cũng chịu chi lắm , chơi toàn rượu Tây ko à , rượu Tây loại gì bác ko cần biết miễn là giá nó cỡ trên vài trăm ngàn hoạc bạc triệu và có kèm theo 1 số ký hiệu hay chữ dễ nhận biết như : " ích xì O" , "rem my mạc tanh " ..... ko thì chai có hình " ông già đội mũ cầm gậy đi bộ"(Johny Walker ) . Đặc biệt ở đây bác được các em tiếp viên " cưng" ghê lắm vì bác "boa" xộp . 100- 200 k la chuyện bình thường ,hôm nào bác đang trong tâm trạng thoải mái thì ko ngần ngại rút tờ màu xanh 500k đầy "khêu gợi" tặng cho các em . Cũng ko trách được , vì miệng các em quá "dẻo" , lời các em quá "ngot ngào " 1 câu anh , 2 câu anh trong khi bác đã quá ngoài 50 , bác đang có sự "nông nổi " của "tuổi già hồi xuân" cộng voi đang mang trong mình tấm áo đại gia nen bác boa "de.p" 

hinh mang tinh minh hoa
Các bác cũng hay lân la khu vực ăn chơi của bọn trẻ lắm. 1 số dân chơi trẻ còn phai nghiêng mình " nể phục " các bác vì tuy trông vậy thôi ( dép tông , áo sơ mi " rồng bay phượng múa " ) nhung các bác chịu "chơi" lắm
. Này nhé, mấy "nhóc con" mà thích đọ rượu với mấy bác à , mấy bác cho "tắt điện" hết , vì tửu lượng các bác cao lám nhờ toàn uống rượu ta nồng độ cao quen rồi ... an thua gì may chai rượu tây này .Thích đọ cách "vung tiền " à , chuyện nhỏ thôi , các bác cũng tờ xanh tờ đỏ , các chú ko biết các bác di chơi toàn đem theo cả 1 "bao ta?i tie`n" để trong cốp con xế hộp à ? Rồi thì đến thẻ rượu , thẻ Vip các bác cũng ko thiếu đâu , co khi còn sưu tầm nhiều hơn các chú đấy. Đừng tưởng chỉ mấy chú biết lak nhé, các bác lak cũng "khiếp phết" : Tay ở trên , tay ở dưới , chân nhún nhảy , mông qua trái rồi đảo qua phải , xiên sang ngang đảo vòng tròn , đầu gật gù theo tiếng nhạc xập xình ... các chú bị kích động thì các chú rú " Yeah , yeah" , còn bác thì "hiếu động" bác hú : CàMau , CàMau ( come on , come on ) ... bó tay !!
Chưa dừng lại đó , qua tìm hiểu được tù những câu chuyện phiếm ở những quán CAFE, nhà hàng rồi thông tin từ báo chí , các bác còn nghiệm ra được 1 điều : " đại gia phải đi cùng voi chan dài " , và sau đó các bác cũng tiến hành tìm "partner" cho mình 1 cách nhanh chóng . Tìm được rồi các bác cũng chịu khó "chiều" các em lắm từ A đến Z : shopping ( quần áo xịn, mỹ phẩm, trang sức ...) thậm chí 1 số bác còn sắm cả xế hộp cho em nữa , thế mới biết các bác nhà ta "máu" thế nào . Nhưng cuộc sống nào đơn giản nhu các bác nghĩ, nhiều bác bi các em lùa sạch vốn , 1 số bác ăn chơi "trác táng" kinh quá hậu quả là các bác này phải quay lại những căn nhà cấp 4 , rong ruổi thân mình trên chiếc xich lô quanh phố phường , miệng ko ngừng than thở : Ôi , thời oanh liệt nay còn đâu ???...
Đây là cái giá các "đại gia" như các bác phải trả cho cuộc sống " sành điệu " rồị mang tiếng điệu nhưng ko sành ...có lẽ kể về các bác còn nhiều lắm , Andre xin dừng ở đây thoi , hẹn dịp khác kể cho cả nhà
0 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về