GIÁO ÁN THƯ PHÁP QUỐC NGỮ -1
http://ngoisaoblog.com/data/image/n3/nghia_780.jpg
A – Khái quát hình thành và ra đời Thư pháp Quốc Ngữ
I - Sự xuất hiện chữ Quốc Ngữ
1_ Văn tự của người Việt .
a_ Chữ Hán _ Hán Nôm
Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, chưa có tài liệu ghi nhận người Việt có chữ viết hay chưa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương Bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho. Trong suốt thời gian Bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và nó tồn tại song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán-Việt. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán.
Sau khi dành độc lập, chữ Nôm được đặt ra để ghi lại tiếng Việt bằng chữ Hán .Chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13-15 mới được dùng nhiều trong văn chương. Hơn 1.000 năm sau đó —từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20 —một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo, và hành chính được viết bằng chữ Nôm. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chính được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ duy nhất hoàn toàn Việt Nam ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ.
b_ Chữ Quốc Ngữ
Sau khi được chế tác từ những chữ cái Bồ Đào Nha trong những năm đầu thế kỉ 16 mãi đến 18.9.1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học. Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt - La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với hệ chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ.
|
0 góp ý:
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây ! << Trang chủ