Dụng cụ và chất liệu dùng trong THư Hoạ ( Văn phòng tứ bửu ) Nghiên và Mực
Ngày nay Nghiên và và Mực ko mấy còn quan trọng lắm cho việc Học Thư pháp vì nghiên là vật dụng vốn để mài mực và đựng mực , thì ngày nay mực đã đc pha sẵn và nghiên cũng đc sản xuất rất đa dạng. Với người học thì chỉ cần dùng một cái đĩa là đã có thể dùng đc.
Tuy nhiên với Thư pháp gia thì việc sở hữu một hay vài cái nghiên quí hiếm và cổ là một điều hết sức quí giá. Và trong văn phòng tứ bảo thì Nghiên là đồ còn tồn tại lâu hơn cả. Chiếc nghiên đầu tiên còn ghi lại trong Tây Thanh Nghiễn Phổ là Bích Thủy Noãn của Vương Khâm đời Đông Tấn (500 TTL). Một chiếc nghiên cổ khác có tên là Ngọc Lan Đường cũng vào thời này. Thế nhưng đó chỉ là những cổ vật danh tiếng được ghi lại chính thức, giấy trắng mực đen. Những nhà khảo cổ hiện nay còn tìm được những cổ nghiễn lâu hơn thế nhiều. Năm 1975, tại một mộ cổ vùng Hồ Bắc tìm được một nghiên cổ đời Tần có khoảng 2,200 năm trước. Năm 1980, một nghiên cổ đến 5000 năm tìm thấy tại Tây An, Thiểm Tây, có cả một số mực hạt, một bát sứ đựng nước mài mực.
Đời Tống được coi là cao điểm của việc tạo nghiên. Về sau chỉ có vua Càn Long nhà Thanh là người say mê nghiên cổ và phát triển nghề đục nghiên ra toàn quốc. Nhiều trung tâm tại Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và các tỉnh được thành lập. Viện bảo tàng Đài Loan hiện nay có rất nhiều nghiên phần lớn là do vua Càn Long ra lệnh sưu tầm.
Về mực như đã nói ở trên thì hiện nay đã có nhiều loại mực pha sẵn nên Học và Viết Thư pháp ko còn phải mài nữa. Tuy vậy với những Thư Pháp gia còn nặng lòng hoài cổ hoặc nhằm làm lắng đọng tâm thức thêm một lần vui thú với thơ với mực mà họ vẫn sử dụng mực mài cũng con là để thêm một lần tu tâm dưỡng tính....
|
2 góp ý:
Hề ! Cụ muốn hiện hình thì phải upload lên mục hình lưu trữ trước. Thế mà nhiều khi vẫn lên cái hình bằng ... cúc áo. Phải edit rồi dùng chuột mà "nuôi" cho nó nhớn. Chúc cụ vui vẻ!
Làm sao mà ko hiện được hình nhể ...
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây ! << Trang chủ