Khó nói nhưng vẫn nói.
Qua entry trước, chắc hẳn các bạn đã biết phố “Cam Đai” của Hà Nội là phố nào rồi. Nhưng xin đừng nghĩ cái “một trong tứ sướng” của con người ấy chỉ hạn hẹp với mỗi “Cam Đai”, mà nó còn “chuyện kia”, “chuyện nọ” và nhiều thứ khác nữa.
.
Thôi thì xin viết thêm một entry nữa về cái nhu cầu có từ khi mới sinh ra đến khi chết đi của con người vậy.
.
Ở quê tôi trước đây, khi bảo người dân làm nhà vệ sinh thì mới được công nhận gia đình văn hoá. Ấy vậy mà trầy truộc mãi đến giờ vẫn chưa xong. Bởi người ta vẫn quan niệm một cách độc đáo rằng, “Thứ nhất Quận công, thứ nhì …ị… đồng”. “Khoái” cỡ nào thì chưa rõ nhưng đọc câu truyền miệng ấy đủ hiểu, cao quý như chức Quận công cũng chỉ xếp trên cái dzụ ấy có một bậc không hơn không kém.
.

Ấy là nói về quê tôi, chứ ở miền Tây Nam bộ thì cái “khoái” ấy còn gấp bội phần.
.
Có một dịp, tôi đi tình nguyện ở huyện Măng Thít, Vĩnh Long. Lần đầu tiên về miền sông nước, với tôi cái gì cũng lạ cũng thú vị. Nhưng “khoái nhất” vẫn là những cái cầu người dân làm giữa ao cá. Dân bản xứ gọi đó là “cầu tõm”. Thắc mắc thì họ giải thích rằng, mỗi lần “sản phẩm ra lò” rơi xuống nước gây ra tiếng …tõm …tõm nên đặt là cầu tõm luôn. (!) Sau này tôi mới biết thêm rằng, tiếng …tõm …tõm còn do bầy cá phía dưới tranh “mồi”.
.
Chỉ cần hai cây tre vắt vẻo, vài tấm phênh hay lá dừa vây quanh là đã có nơi để “giải quyết nỗi buồn” hàng ngày rồi. Và thường người ở cầu bên này có thể thấy người của cầu hàng xóm và ngược lại. Có một lần, đang “gửi tình yêu xuống nước” thì cô giáo trẻ phụ trách đi ngang qua. Oái oăm là tấm phênh chỉ che đủ cái cần che, còn lại đều lồ lộ, mà lại sát ngay bờ ao cũng là đường đi. Thế là “em chào cô ạ”. Có lẽ, trong cuộc đời, sẽ chẳng bao giờ tôi quên cái tư thế chào cô giáo ấy. Cũng vì tấm phênh quá thấp, nên mấy đứa con gái cứ than ôi than trời. Vì mỗi lần đi, dù là đi lớn (đại) hai đi nhỏ (tiểu) đều phải chạy vào thay váy, vì mặc quần tây hoặc Jean muốn cởi phải đứng lên… mà đứng lên thì anh em bọn tôi chỉ có nước lời to.
.
Nhưng “tởm” nhất chính là bầy cá dưới ao ấy. Khi hỏi cá trong mâm cơm bắt ở đâu, chủ nhà vô tư cho biết mới bắt dưới ao kia kìa. Làm mấy thằng sởn cả tóc gáy, bỏ đũa đứng lên “con no rồi”. Vậy mà hồi còn ở Sài Gòn, nó là món ruột không thể thiếu.
.
Nghe đâu người ta còn đồn rằng, những con cá dồ to lớn khi bắt được đều bị “lé”. Không ai giải thích được hiện tượng này. Do chúng nó nhìn cái gì mà bị lé nhỉ? Có trời mới biết.
.
Mặc dù vẫn biết mục đích của “cầu tõm” là để lấy thức ăn nuôi cá làm kinh tế. Và kiểu “sinh hoạt” này còn bắt nguồn từ thói quen lang thang sông nước lâu đời của người dân nơi đây. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người và ô nhiễm môi trường trầm trọng.
.
Việc thay đổi tập tục, thói quen này không phải muốn là làm ngay được. Nhưng thiết nghĩ, đời sống nay đã khác xưa rất nhiều, ý thức người dân đã được nâng lên thì vấn đề “tận thu lòng dạ thế gian” này cũng phải thay đổi cho có văn minh hơn.
.
Tuy rằng, đây chỉ là chuyện khó nói, chuyện kín đáo, tế nhị của mỗi người, nhưng không quan tâm chú ý sẽ trở thành chuyện của xã hội, thậm chí trở thành vấn đề đại sự quốc gia như cái “vệ sinh học đường” vừa qua chẳng hạn.
|
10 góp ý:
Miền Trung mình cũng chả kém mấy đâu anh Bi ah, chỉ khác là không... tõm thôi, hj` hj`
Anh đã đi nhiều miền của Việt Nam, nhưng riêng miền Tây thì kỷ niệm hơi nhiều đấy nhé. Đặc biệt với con gái Cần thơ. hehe
Chúc em tuần mới học tập tốt nhé!
Đọc xong thì í ẹ....:-s.
(saolun)
Đưa cá đi để...xét nghiệm và nghiên cứu khoa học ngay! :D
Gởi góp ý mới
<< Trang chủ