Chương 4
Chẹp, thế giới này nhiều chuyện để nghĩ thật. Đụng một tí là thành chuyện rồi. Thế nên mấy ông nhà văn, nhà thơ mới khỏi chết đói. Trong các dân tộc trên thế giới, hắn nghĩ có lẽ dân Việt Nam đáng ra phải là dân tộc có một kho tàng văn học lớn nhất thế giới. Ừm, thì chính hắn mắt thấy tai nghe chứ đâu. Ngày nào cũng vậy, bất cứ tại đâu, trên đường đi học, hay trên đường đi ... đánh bóng mặt đường, hắn đều có thể thấy đám đông tụ tập. Chẳng biết họ ở đấy để làm cái gì, cũng chẳng biết ở đấy xảy ra chuyện gì. Đám đông thì lớn dần, vì người nào đi qua cũng hoặc ngoái cổ lại nhìn, hoặc dừng lại nhìn, thậm chí chen vào để mục kích tận mắt cái mà họ cũng chẳng biết là tuồng xiếc chó hay xiếc khỉ, chuyện nhỏ hay chuyện to. Miễn có người đứng đấy là được. Hắn chẳng bao giờ quan tâm đến những đám đông kiểu như thế. Thực ra thì hắn cũng muốn xem chuyện gì xảy ra lắm, nhưng lòng tự trọng- nói là thật cũng được, mà giả cũng được- ko cho phép hắn đứng lại xem. Hắn rất ghét những người như vậy.
Có lần hắn qua nhà thằng bạn chơi, thấy cũng một đám đông tập trung trước cửa nhà người ta. Thằng bạn bảo đó là một vụ đòi nợ. Hắn nghĩ, nếu đã tham gia đứng đấy thì giúp đỡ người ta, ko thì coi như ko quan tâm, đi thẳng. Thế mà bao nhiêu người như thế, chỉ đứng mà nhìn, mắt hau háu đớp từng chi tiết, hành động nhỏ của buổi tường thuật trực tiếp để đảm bảo rằng: hôm nay, trong bữa cơm gia đình hay trong cuộc nhậu công ty, một câu chuyện sẽ được nhắc đến như một tiểu thuyết ly kỳ hơn Kim Dung, đẫm lệ hơn Quỳnh Dao, kinh dị hơn Hittcock... Thà như hắn, bàng quan với mọi chuyện, nhiều lúc coi mình như thằng máu lạnh, còn dễ chịu hơn. Một thằng bạn đã bảo hắn:" Đọc Azit Nexin thấy xã hội Thổ lúc đó ko khác gì xã hội Việt Nam ngày nay". Có lẽ do vậy Azit Nexin mới được độc giả Việt Nam ái mộ. Điển hình là chuyện "Xếp hàng". Thấy đông là nhảy vào, chẳng cần biết đấy là tai nạn hay trò hề. Hắn cảm thấy cái sự tò mò đấy nhiều khi quá đỗi tội lỗi. Cái hôm hắn đi mừng sinh nhật Hoa Học Trò ở Công viên nước cũng thế. Đang yên đang lành, bỗng một cả một ổ chạy về phía này, tiếp theo là cả làn sóng người ồ ạt trào về. Hoá ra là có thằng nào kêu :"Đan trường, Đan Trường...". Họ chẳng cần biết có phải ĐT ko, mà biết làm quái gì, người ta chạy chẳng lẽ mình ko chạy? Ko chạy là mất phần. Ai cũng muốn mình là người đầu tiên, hay cái gì đó đại loại thế, mặc dù có khi họ chẳng thèm biết nếu mình là "người đầu tiên" thì sẽ được thưởng cái gì. Sao lúc ấy hắn ghét người Việt mình thế.
Chiều nay học thể dục ở trường, hắn lèo một mạch về nhà. Nói thế nhưng mắt hắn vẫn đảo liên hồi. Thành tật rồi. Bỗng hắn thấy một chị đang mua xăng lẻ. Giá mà chị này ko là con gái chắc hắn cũng ko quan tâm. Đi ko kiểm tra nên hết xăng chứ gì? Hắn thấy mấy lão bán xăng đểu lắm, xăng đã kém chất lượng còn bán đắt. Hắn bỗng tưởng tượng: Giả sử lúc đó có một anh chàng- như hắn chẳng hạn- thấy cảnh đấy sinh lòng nghĩa hiệp, bảo cô gái cứ chờ đấy, đừng mua xăng vội. Rồi anh phóng đi mua can xăng hộ cô, vậy thì sao nhỉ? Hắn bỗng nghĩ: anh này làm như vậy là tốt với cô gái, nhưng với người bán xăng thì sao. Họ cũng là người, ko đủ khả năng kiếm được nhiều tiền như chàng nọ, nên mới bất đắc dĩ phải làm chuyện này. Có ai muốn làm người xấu đâu? Huống chi việc này vì miếng cơm, cũng ko thể gọi là xấu. Anh làm như vậy thì anh chỉ mất chút tiền, nhưng đối với người bán xăng, đó lại có thể là hai,ba bữa ăn sáng no hơn cho con ông, hay là tiền mua được thêm tí thịt cho bữa ăn hôm nay. Cũng có người sẽ nghĩ rằng, ông bán xăng làm việc gian dối kiểu ấy, vì vậy ko đáng được nhận những đồng tiền đó. Nhưng ông bán xăng này chỉ gian dối nhỏ, cốt đủ để sống. Còn bao nhiêu người, gian dối lớn cốt để làm giàu, vẫn sống sung sướng, nhà lầu xe hơi đấy, họ có bị làm sao ko? Nhưng cuộc sống này vốn dĩ đã bất công, sẽ bất công và phải bất công thì xã hội mới tồn tại được. Hắn luôn nghĩ thế. Vậy thì ai là người sai, người bán xăng, cô gái hay chàng trai? Hắn cảm thấy nhức đầu.
À, mà thực ra xã hội này vẫn có một điều duy nhất hắn thấy ko bất công. Đó là lúc tất cả các xe chờ đèn đỏ. SH cũng thế, Dylan cũng thế, @ cũng thế, mà Cup 82 hay cái "cào cào" nhà hắn cũng vậy. Đều dàn hàng ngang, đứng, chờ...
|
1 góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trang chủ