» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Ghé thăm quê hương tôi

Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt)
| Bình chọn:
 

Lời mở đầu

Cũng như người bạn láng giềng Đăk Lăk, Đăk Nông mang vẻ đẹp đơn sơ nhưng mạnh mẽ như chàng trai của núi rừng Tây Nguyên, với đất đỏ bazan, với sông hồ hoang sơ, với thanh âm cồng chiêng vang vọng từ thế hệ này sang thế hệ khác.



Có một sự giao thoa, hòa quyện diệu kỳ giữa truyền thống và hiện đại làm nên một Đăk Nông huyện thoại từ thiên nhiên cho đến văn hóa lịch sử, đời sống con người.

Vùng đất trẻ này chắc chắn sẽ làm ngỡ ngàng du khách khi mới đặt chân đến đây lần đầu tiên. Du khách như bị cuốn hút theo dòng thác bạc chảy về đây nguồn sông Sêrêpôk, sông Đồng Nai hay thác Dray Sáp, Liềng Nung ngày đềm ầm ào tuôn đổ, tạo nên sự hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, bên cạnh đó, nét riêng biệt, quyến rũ của phố núi in đậm trong từng mái nhà rông, cùng những vũ điệu rực lửu của người bản xứ sẽ làm mêm hoặc lòng người.

Mời bạn một lần về thăm Đăk Nông để chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trên vùng đất trẻ, với những cánh rừng cao su và cà phê xanh thẳm ngút ngàn đang thay da đổi thịt từng ngày. Đến Đăk Nông, du khách còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, ấm áp bởi tình người phố núi. Với những ai yêu mếm các giá trị bềnh vững cùng thời gian.

Xin chân thành cảm ơn!

Giới thiệu khái quát

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Đăk Nông mới được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI vào ngày 26/11/2003.

Địa hình

Đăk Nông nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng Cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.

Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sêrêpôk (các nhánh Krông Bông, Krông Păk, Krông Ana, Krông Nô,..) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn. Các đơn vị hành chính

Đăk Nông có 8 đơn vị hành chính: ·   Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ, Trung tâm hành chính của tỉnh Đăk Nông)

Thị xã trẻ Gia Nghĩa nép mình giữa khu rừng thông bạt ngàn cùng những dãy đồi nhấp nhô. Xung quanh thị xã là các làng đồng bào dân tộc M’Nông, Mạ đặc trưng còn mang đậm nét truyền thống văn hóa bản địa. Gia Nghĩa có mạng lưới giao thôngthuận tiện nối các vùng lân cận bằng Quốc lộ 14 đi Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Buôn Ma Thuột, các tỉnh Bắc Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; Quốc lộ 28 đi Đà Lạt và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Gia Nghĩa có khí hậu quanh năm mát mẻ do được bao bọc bởi những cánh rừng thông ba lá, và hệ sinh thái rừng nhiệt đới có độ che phủ và độ ẩm cao. Với lợi thế của địa hình, khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của nhiêu loại cây công nghiệp ngắn hạn cũng như dài ngày: tiêu, chè, cà phê, cao su, điều … Đặc biết, Gia Nghĩa được mệnh danh là vựa tiêu của Tây Nguyên với 550ha, trong đó 350ha đã đưa vào thu hoạch với năng suất 3,6tấn/ha. Gia Nghĩa đang được đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở xã hội để nhanh chóng trở thành Trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Đăk Nông. Với tiềm năng lớn về khai khoáng, thủy điện, công nghiệp với quặng bôxit có trữ lượng 4,5tỷ tấn, cây công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch… sẽ đưa Gia Nghĩa trở thành khu du lịch hấp dẫn trong tương lai.

·   Huyện Cư Jút (thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách từ huyện Đăk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột, thuộc tỉnh Đăk Lăk) ·   Huyện Đăk Glong (đổi tên từ huyện Đăk Nông tháng 6 năm 2005, sau khi thành lập tỉnh Đăk Nông)

·   Huyện Đăk Mil (có từ năm 1975, thuộc tỉnh Đăk Lăk) ·   Huyện Đăk R'Lấp (còn gọi là Kiến Đức, thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1986, tách từ huyện Đăk Nông, thuộc tỉnh Đăk Lăk) ·   Huyện Đăk Song (tách từ huyện Đăk Nông và Đăk Mil, thuộc tỉnh Đăk Lăk) ·   Huyện Krông Nô ·   Huyện Tuy Đức (thành lập trên cơ sở xã Đăk Buk So của huyện Đăk R’Lấp cũ ( từ tháng  1-2007). Tuy đã thành lập các cơ quan hành chính riêng, cơ sở hạ tầng như tổng đài bưu điện của tỉnh Đăk Nông cho đến tháng 2 năm 2006 vẫn còn sử dụng chung tài nguyên với tỉnh Đăk Lăk. Khí hậu                                            

Khí hậu vùng này tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 24°C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5°C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.

Dân tộc Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày cùng sinh sống. Kinh tế, nông nghiệp Đăk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt tiêu... Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm. Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là 0. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %. Văn hóa

Sử thi M’Nông

Trên vùng đất Tây Nguyên này, hầu như buồn làng nào cũng còn lưu giữ nhiều pho sử thi mang tính nhân văn có giá trinh rất cao. Vì thế, trong nhiều năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa dân gian của đồng bào Tây Nguyên đã được Nhà nước quan tâm và giao cho Viện Văn hóa Dân gian nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản.

Đăk Nông hiện đang lưu giữ nhiều bộ sử thi - Ót Nrông cổ xưa của người M'Nông ở buôn Bu Prăng, huyện Đăk Song. Bộ sử thi này tập trung miêu tả cảnh sinh hoạt đời sống cộng đồng thương ngày, những phòng tục tập quán của người Tây Nguyên cổ xưa. Bên cạnh đó còn để phát triển mạnh hơn những giá trị nhân văn của văn hóa dân gian, trong đó có sử thi của đồng bào dân tộc M'Nông, nhằm bỏa tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa.

Không gì thú vị bằng khi đến vùng đất này lại được sống cùng những người dân bản đại ngay trong những ngôi nhà sàn. Để rồi khi hoàng hôn buông lơi bên cửa rừng, bên ánh lửa bập bùng, cả chủ lẫn khách cùng dắt nhau về một thời xa xăm bên những bản trường ca bất tận, nhưng pho sử thi đang ẩn mình bênh dòng thác bạc, hay cánh rừng xanh... Già làng trầm ngâm đưa bạn vào câu chuyện thuở hồng hoang, về sử hình thành của trời đất, mối quan hệ giữa con người và thần linh, chở ước mơ giản đơn từ bao đời nay của con người. Những pho sử thi, những bản trường ca ở Đăk Nông đan chơ bạn tìm đến khám phá.

Cồng Chiêng M'Nông - Âm vang núi rừng

Cồng chiêng là một tron những nét văn hóa đặc trưng của nên văn hóa Tây Nguyên. Không có tiếng cồng chiêng, kkhông thể làm nên một Tây Nguyên đầy huyền thoại. Với người dân Tây Nguyên, từ khi chào đời, đến lễ đặt tên, khi cưới xin hay khi từ tạ cuộc đời đều có tiếng cồng, tiếng chiêng chào đón và tiễn biệt. Chiêng được phát triển từ nên văn hóa Đông Sơn mà điển hình là trống đồng đã có cách đây 3.000 năm. Đây còn là một lại hình nghệ thuật gắn bó với lịch sử, văn hóa của các tộc người Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng.

Mỗi dân tộc sống trên vùng đất Tây Nguyên này đều có truyền thống, văn hóa khác nhau, vì thế việc sử dụng cồng chiêng của từng dân tộc cũng khác nhau. Chiêng Tây Nguyên bao giờ cũng có bộ, mỗi dân tộc có một bộ chiêng khác nhau. Chỉ cần nghe âm điệu là bạn sẽ biết ngay nơi đó có việc gì đang diễn ra, chiêng bỏ mả chầm chậm như tiếc thương; chiêng đám cưới rộn ràng; chiêng cúng bái thần linh, cầu chức sức khỏe cho tuổi già trang trọng ngân nga...

Hương rượu cần Tây Nguyên

Trong đời sống của bà con Tây Nguyên, rượu cần luôn xuất hiện trong những dịp lễ hội của buôn làng, dâng cúng lên thần linh, khi cưới xin hay khi có khách quý đến nhà... Vì thế, khi lên thăm vùng đất này mà bạn chưa thưởng thức rượu cần thì thật là đáng tiếc. Đồng bào Tây Nguyên nhà nào cũng có ché Tuk, ché Tang để ủ rượu. Phương pháp làm rượu cần rất đơn giản, gạo đem nấu thành cơm rồi trộn với trấu, dàn mỏng đem phơi. Men rượu được làm bằng bột cây rừng, giã nhỏ rồi rắc lên nia cơm, đem đổ vào ché, lấy lá chuối khô ủ kín, sau một tháng đem ra sử dụng là được.

Rượu cần có hương vị rất riêng chắc chắn không thể lẫn được với các loại rượu khác, bởi nó có vị ngọt của nước suối trong veo, của những loại cây rừng mà ở vùng Tây Nguyên mới có. Khi thưởng thức, rượu cần sẽ đem đến cho bạn cảm giác lâng lâng, chếnh choáng làm tan đi giá lạnh của những ngày đông.

Trên Vùng đất

Nét đặc sắc của Đăk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đăk Lăk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đăk Lăk. Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các Luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đăk R'Lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn Klông Pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng. Di tích, danh thắng

Thác Đray Sáp: Được ví như Cột khói khổng lồ Nằm ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông là một trong những con thác được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là thắng cảnh hùng vĩ, đẹp nhất của Tây Nguyên. Giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, Đray Sáp hùng vĩ thả mình cuồn cuộn trên vách đá cao 20m. Tiếng Ê Đê, Đray Sáp có nghĩa là thác khói. Chuyện xưa kể rằng: Ngày xưa, xưa lắm, có một thiếu nữ tên là H’Mi hàng ngày vẫn cùng người yêu đi làm rẫy. Một ngày nọ, khi đang ngồi nghỉ chân bên một hòn đá, bỗng có một con quái vật đầu to như núi, mắt tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện ra trên bầu trời, rồi bất ngờ sà xuống nước. Chiếc vòi của nó cắm xuống, rồi một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên. Con quái vật xòe đôi cánh lớn, phun nước làm thành cơn mưa dữ dội rồi bay mất. H’Mi trong cơn khiếp đảm đã tan vào lớp mây mù. Còn chàng trai thì biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là thác Khói – Đ’ray Sáp.

Dòng nước trên cao đổ xuống thung lũng ào ào bụi nước bay là là như màu khói. Từ xa bạn đã nghe thấy tiếng nước đổ, ở đây quanh năm lãng đãng khói nước bay. Tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái đã tạo nen ngọn thác hùng vĩ giữa núi rừng Tây Nguyên, đẹp tựa sắc cầu vồng lúc ẩn lúc hiện trong làn sương khói nước. Mời bạn một lần về bên đầu nguồn Đ’ray Sáp tìm sự thanh thản cho tâm hồn. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, vẳng xa tiếng gà gáy từ các buôn làng. Khi ông mặt trời đi ngủ, lảnh lót tiếng gọi bạn của đàn chim ch’rao. Khi màng đêm buông xuống, bầu trời trong vắt, tựa mình vàoi tảng đá bên dòng thác đếm sao lung linh qua kẽ lá, hẳn bạn sẽ thấy cuộc đời này thật đáng yêu, thật đẹp, thật yên bình biết bao./. Thác Trinh Nữ - Được ví như thiếu nữ miền sơn cước

Trước khhi cùng vói nhánh sông Krông Ana hào chung vồa dòng Sêrêpôk cuồn cuộn chảy, nhánh sông Krông Nô còn phải vượt qua những dãy núi đá xếp chồng lên nhau vói muôn hình muôn vẻ. Thế rồi, lực cản cuôố cùng đó đã tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn và thơ mông, đó là thác Trinh Nữ. Truyền thuyết kể lại răng: ngày xưa tại một buôn làng nọ, cs nàng thiếu nữ tên là H’Wing đẹp tựa mặt trời, do trắc trợ tình duyên với một chàng trai, nàng và chàng đã cùng đắm mình bênh dòng thác bạc. Vì thế người ta đã đặt tên cho con thác này là Trinh Nữ. Chính vì cái tên thơ mộng và phòng cảnh thiên nhiên yên ả, công với huyện thoại, thác Trinh Nữ đã thu hút sự quan tâm của rất đông du khách. Thác Trinh Nữ năm cách Trung tâm huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông khoảng 1km về hướng Tây. Theo con đường uốn lượn và những bậc cấp bằng đá, bạn có thể đi theo dòng chảy của con thác đề hòa vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đắm chìm trong không gian của núi, rừng, lắng nghe âm thanh ầm ào của thác đổ. Trong khung cảnh ấy bạn sẽ thoát khỏi những vướng bận, lo toan của đời thường. Khi đôi chân đã mỏi, hay khi muốn vui chơi, ca hát, bạn có thể nghỉ chân bên những chiếc chòi lá xinh xắn tọa lạc trong khung cảnh chỉ có riêng mình với thiên nhiên. Nếu muốn lưu lại để ngắm nhìn cảnh núi rừng về đêm ở đây không khó khăn gì, bởi những căn nàh sàn Tây Nguyên đầy đủ tiện nghi và ấm cúng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một giấc ngu thật sâu sau một ngày vui chơi mỏi mệt.

Hùng vĩ Thác Gia Long Thác Gia Long nằm ở xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống các thác: Gia Long, Đ’ray Nur, Đ’ray Sáp của sông Sêrêpôk. Ngay từ khi vua Gia Long lên xứ này thưởng ngoạn đã cho xẻ núi, phá rừng làm con đường mòn dẫn đến thác, rồi xây kè chắn nước, tránh nước xâm thực phá vỡ cảnh quan cây rừng nơi đây. Chứng tích còn lại cho thấy, ngay cạnh kè đá được xây dựng, còn có móng cầu bê tông đã được đúc công phu, chắc chắn và còn tồn tại đến ngày nay.

Nằm giữa núi rừng, sống nước hùng vĩ, thác Gia Long cuồn cuộn treo mình trên vách đá cao khoảng 50m, với chiều rộng dòng sông Sêrêpôk khoảng 100m tràn ngập cả lưu vực thác, tuôn dòng nước ầm ào chảy về hạ nguồn. Khu rừng xanh quanh thác ôm gọn hồ tắm Tiên có làn nước mạch trong xanh chày từ lòng núi. Hồ rộng khoảng 80m2, yên ả và tháng mát với những cơn giá rừng lao xao. Thắng cảnh thiên nhiên nơi đây là một quần thể hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng riêng, nhưng hòa quyện trong đó là tiếng chim ríu rít gọi bầy, là hương hao thoang thoảng, là hệ sinh thái với nhiều loài gỗ quý hiếm… Vì thế, trong thời gian qua, thác Gia Long đã thu hút được rất nhiều du  khách đến tham quan, nghĩ dưỡng. Hồ Tây – Thiên nhiên diệu kỳ

Tọa lạc ngay Trung tâm của huyện Đăk Mil, Hồ Tây rộng lớn như chiếc gương soi khổng lồ cho Trung tâm thị trấn huyện. Hồ Tây có nét đẹp kiều diễm của những thiếu nữ xinh đẹp đang bước vào tuổi xuân thì, không kiêu sa nhưng đằm thắm, mặn mà, Nếu đặt chân đến đây lần đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Nông nói chung và huyện Đăk Mil nói riêng. Hồ Tây có hiện tích rộng khoảng 40ha, đây là lòng hồ chứa nước lớn để cung cấp cho việc tưới tiêu của huyện Đăk Mil và cũng là nơi nhận chứa dung lượng nước từ các dốc cao đổ xuống với khối lượng lớn khi mùa mưa về. Hồ Tây mang trong mình sự êm đềm và lãng mạn, mặt nước bằng phẳng, trong xanh in bóng bầu trời cao rộng phía trên, chỉ đôi khi có những làn gió mạnh vô tình lướt qua mới làm cho mặt nước lăn tăn gơn sóng, trông rất đẹp và hiền hòa. Xung quanh Hồ Tây là những vườn cây xanh tươi  tỏa bóng do người dân sống ven khu vực trông và chăm sóc. Dạo quanh Hồ Tây để ngắm cảnh đẹp, bạn sẽ được hòa mình giữa thiên nhiên bao la và hít hở không khí trong lành, dễ chịu.

·   Thác Diệu Thanh ·   Thác Ba Tầng ·   Thác Đăk Nông ·   Đồi thông Nâm Nung

·   Cao nguyên Jubát

·   Hồ Ea Snô

 

 

1 góp ý



1 Góp ý:

chipchip góp ý:
06:05 PM | Chủ Nhật, ngày 04 tháng 11, 2007

kemnhoanhhi! chào láng giềng Đăk Nông Mỉm cười! Anh hiểu thật rõ về mảnh đất quê hương, đúng là chỉ có những người con trên mảnh đất quê mình mới có tình yêu như thế ....

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về