Xe đạp, xích lô chở rau quả hàng hoá của các bà câc chị buôn bán, chở khách du lịch tham quan khắp hang cùng ngõ hẻm, chở người dân đi lại như một trong những phương tiện giao thông thiết yếu... Không biết tự lúc nào ở Huế nghề thồ bằng xe đạp, xích lô đã trở thành một net văn hoá riêng biệt. Xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ trước, chiếc xích lô làm người dân khá ngỡ ngàng lạ lẫm với hình dáng chiếc xe ba bánh có thể chở người, lúc cần lại có thể oằn mình gánh hàng trăm ký hàng hoá, rất tiện lợi. Tự đó chiếc xích lô dùng sức đạp như bén duyên với cuộc sống thâm trầm và hiền hoà nơi đây. 11h tối, đứng dưới chân cầu Tràng Tiền, từng hàng xích lô nhẹ nhàng chở khách du lịch trở về nơi nghỉ, người lái xe thồ già, mồ hôi nhể nhải, nhưng trên miệng vẫn nở nụ cười tươi rói, tay lái tay chỉ chỉ không ngừng giới thiệu về những nơi lướt qua. Du khách thanh thản ngắm nhìn theo hướng tay chỉ, thoả sức ngắm nhìn...Anh Trần Dũng, người đã có thâm niên đạp xích lô hơn 15 năm nay, đứng bên cạnh chiếc xích lô đã cũ mèm của mình, thấy tôi lửng thửng đi lại, tươi cười thân thiện như đã quen từ lâu: "Mần một vòng hếy!?"Một vòng theo giờ hay theo quảng đường đi vậy anh? - Tôi hỏi lại.Anh trả lời: "Tuỳ anh chọn, nếu đi theo tour trọn gói tức là lướt qua 12 phố phường thì 30 nghìn, hoặc tính theo thời gian thì 20 nghìn/h. Nhưng nói thiệt anh cứ đi theo tour thì khoẻ hơn, thích dừng đâu ăn uống, chụp hình, tham quan... thì cứ gọi là vô tư"Sau khi thấy tôi đã thả mình trên nệm xe êm ái, anh vừa chở tôi qua phồ cổ vừa bắt chuyện. Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ sáng sớm. Khi phố phường còn chưa tắt đèn, Huế vẫn đang còn mơ màng, anh đã dắt chiếc xích lô ra khỏi ngôi nhà của mình phía sau chợ An Cựu ra tìm mối quen của các chị bán hàng rau quả. Để mưu sinh, và nuôi mấy đứa nhỏ anh sau khi chở hàng xong, anh lại ra "cắm chốt" tại những tuyến chính hoặc trước các khách sạn mà khách du lịch thường ngang qua để kiếm thêm thu nhập.Anh bảo: "Làm nghề ni nhọc lắm anh ơi! Có phải chỉ cần sức, muốn chở khách lấy tiền của người ta có phải dể mô, còn phải biết đường biết sá, họ hỏi mua hàng lưu niệm, ăn uống chổ mô hay, ngon hoặc đặc biệt như răng con phải biết chắc để trả lời" Đâu chỉ vậy, "muốn chở khách tây còn phải mót thêm ngoại ngữ, rồi nhiều lúc gặp khách khó tính cũng phải mềm dẻo, giải thích..." - Anh Nghĩa bạn cùng đoàn với anh không biết tự lúc nào đã ở phía sau nói thêm.Được biết, các anh đều nói khá tốt tiếng anh căn bản, đặc biệt những câu giao tiếp, mua bán, hoặc tiếng anh du lịch... nhiều anh là do học được từ những lần tiếp xúc với khách, trao đổi với bạn cùng nghề dạy lại cho nhau những từ mới thông dụng. Có anh còn dành hẳn tiền mua nguyên sách tiếng anh về để đọcBởi vậy, đa số các anh đều có thể chỉ cho khách các điểm nên tới, đâu tới trước đâu tới sau, trao đổi mua bán dùm khách, hoặc giới thiệu đôi nét cho khách ngoài nước về mảnh đất, con người nơi đây.Sắm một chiếc xích lô khảng dăm ba triệu đồng, mỗi ngày làm việc cật lực những người lái xích lô có thể thu về khoảng dưới trăm nghìn, họ có thể duy trì cuộc sống cho gia đình chứ chưa dám nói làm giàu, ấy thế nhưng đâu phải dể. Bầu trời thanh bình ở Huế cũng nắng lắm mưa nhiều, có những lúc mưa đổ xuống hàng tuần, chưa nói đến bão lụt, đến mùa này khách du lịch rất khan hiếm các anh phải ở nhà hoặc chuyển sang làm thợ nề, khuân vác thuê hoặc các nghề lao động cực nhọc khác.Người con sức khoẻ như anh Dũng và anh Nghĩa có lẻ vẫn sống với nghề được. Qua lời kể của một người bạn, tôi được biết có những bác đã lên tới chức ông, chức cụ, già trên 60 tuổi vẫn làm cái nghề bán mặt cho đất bán lưng cho trời này. Thậm chí, như cụ Hùng, cụ Tánh, vẫn thường thấy qua lại ở các tuyến Nguyễn Huệ, Đống Đa đã qua cái tuổi 70 nhưng ngày ngày vẫn đạp trên cả trăm cây số. Cụ Tánh cho biết: "nhà tui cũng đông con nhưng mà dều vất vả cả, cậy vô chỉ mần tụi hắn thêm khổ, một ngày đạp kiếm được mấy nghìn, cũng đở được phần mô chú à."Để đứng vững và tự tạo thương hiệu cho mình họ làm theo nghiệp đoàn. Anh Nghĩa và anh Dũng cũng là một người hoạt động trong nghiệp đoàn do các ban nghành du lịch quản lý. Theo như các anh, thì nghiệp đoàn có khoảng hơn 200 người. Nhưng hơn 5000 người hành nghề không phải ai cũng vào được, để đủ tiêu chuẩn vào nghiệp đoàn thì người chạy xích lô phải có kinh nghiệm, uy tín mỗi tháng phải đóng thuế, tiền bảo hiểm khoảng vài chục nghìn và chắc chắn phải đảm bảo các điều kiện: Đảm bảo an toàn cho khách, phục vụ tận tình khách du lịch, đặc biệt không được chèo kéo khách, không lấy tiền quá giá, thái độ phục vụ phải chu đáo, chuyên nghiệp... (văn bản)Làm cùng nghề, anh em cũng phải biết giúp nhau, nhiều khi đã đặt mối với khách lại lăn đùng ra ốm, thế là có bạn đồng nghề thay thế, nhiều khi thấy mấy đứa nhỏ bán vé số, hay lang thang... hoặc con cháu đi học, đi làm, hay đi chợ về tiện đường cũng chở đi mà không lấy tiền hoặc lấy cho có.Quay lại câu chuyện mà tôi và anh Dũng còn dang dỡ, anh chở tôi qua vài con phố nội thành...Huế về đêm thật tỉnh lặng, hàng quán đóng cửa hết tự bao giờ, đang miên man thì trời bổng đổ mưa, anh cười: "Huế mà không mưa thì thôi chứ đã mưa thì cứ như trút, có lẽ chúng tôi phải dừng chuyến đi, anh lôi hai cái áo mưa trong thùng xích lô ra, và chở tôi về tận nơi. Tôi vẫn gửi đủ tiền cho anh, dù chưa đi hết phân nữa chặng đường. Anh đạp xích lô cười hiền từ chối, nhưng bị "ép" quá nên đành nhận và nói chắc như đinh đóng cột: "Lúc mô tới Huế cứ ra dưới cầu Tràng Tiền, tui lại đưa anh tới những chổ chổ chưa đi miễn phí hếy"Chợt nhận ra, người đạp xích lô ở Huế tuy lao động vất vả, có thể lại ít được học hành nhưng cách ứng xử, kiến tứưc lịch sử, xã hội và cả... nụ cười của họ lại khiến nhiều nơi làm du lịch phải học hỏi. Điều đó giải thích được phần nào thắc mắc của tôi lúc đặt chân đến đây, Tại sao xích lô vẫn tồn tại ở Huế như một nét văn hoá đặc biệt. Khi đời sống người dân Huế ngày càng phát triển, xe thồ máy, taxi... ngày càng nhiều?Tôi thấy được rằng, đó chính là nhờ những "tấm lưng đội mưa, phơi nắng" đang ngày ngày chở niềm vui, thanh thản của du khách đi khắp xứ mộng mơ...Kent |
5 Góp ý:
Xích lô chất lượng bình thường như bao loại xích lô khác.
Nhưng ở Hội An, 1 chiếc xích lô như vậy giá khoản từ 40 đến 50 triệu đồng 1 chiếc.
Vào Hội An viết bài này được đó Kent.
Nếu có dịp đến Huế, mọi người nhớ ra dưới cầu Tràng Tiền, tìm anh Trần Dũng xích lô nhé!
Thanks, Kent! :)
Gởi góp ý mới
<< Trở về