Trong khi các chi cục thú y của các tỉnh thành phố ở miền trung và các cơ quan chức năng liên tiếp trấn an dư luận, khoanh vùng các ổ dịch, tiêu huỷ heo mắc bệnh thì cơn chấn động do dịch heo tai xanh vẫn không khỏi làm người dân hết bàng hoàng lo lắng.
Khảo sát tình hình kinh doanh thực phẩm ở một số chợ thuộc các tỉnh, thành phố tại miền trung như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam... cho thấy hầu hết đều vắng bóng các quầy bán thịt heo. Tại chợ Đồng Hới (Quảng Bình) chúng tôi hơi ngạc nhiên bởi cả dãy hàng thịt heo rộn ràng mua bán ngày nào giờ chỉ còn lác đác vài sạp.
Chị Thuỷ, chủ một sạp ở đây, chỉ tay vào những xếp thịt bò và mấy bao đồ hàng lặt vặt cho biết: “Heo chừ bán ế lắm chú à, có dám lấy vô để bán mô, mấy chị bán quanh đây chừ nghỉ hết cả rồi, mà nghỉ thì lấy cấy chi mà ăn, phải chuyển qua bán thịt bò với mấy đồ ni chơ biết làm răng nữa”
Hầu hết trong làn trong giỏ của các bà các chị nội trợ đi chợ đều... vắng bóng thịt heo, thứ được xem như là không thể thiếu trong các bữa ăn của gia đình họ, bởi nhà người ta không ăn thì đố nhà mình... dám ăn.
Theo lời kể của một PV thường trú tại Huế, chúng tôi được biết tình hình ở đây cũng không khả quan gì hơn. Chợ xép, chợ lớn, chợ bé đều vắng bóng...heo. Riêng các quán ăn bình dân tập trung đông sinh viên và người lao động vẫn không có gì thay đổi lớn về thành phần trong mỗi suất ăn giá rẽ của họ. Tuy nhiên vẫn có những tâm lý nghi kị và lo ngại khi... đụng đũa, làm bữa ăn của người lao động cũng vì thế mà bớt ngon miệng.
Trong cái nắng gay gắt của Đà Nẵng, bà chủ quán cơm Thu Lan nằm ngay sát cổng sân bay Đà Nẵng tâm sự như trút cả gánh nặng lòng: “Bữa nay khách giảm hẳn, họ vào quán kêu các món khác đã đành, đằng này nhiều khách quen chuyển hẳn sang tự nấu ở nhà!” Hỏi ra mới biết “tâm lý heo xanh” nó còn lan theo kiểu... nhỡ bà đó làm heo xong chuyển sang làm cá ngay, nói vậy thành ra các món ăn khác cũng có nguy cơ...xanh tai (!?)
Chị T, bán mì ổ thịt heo trước cổng trường Đại Học Duy Tân (Đà Nẵng) vốn là quán ăn sáng được các sinh viên khá ưa chuộng nay vì... dịch cũng phải chuyển sang mì gà, mì trứng... nên giá cả trên mỗi ổ bánh cũng phải đội giá, khách sinh viên vì thế cũng giảm hẳn...
Theo xe mì Quảng bán rong- là chiếc cần câu cơm của cả gia đình anh Quốc. Chúng tôi cảm nhận được sự cay dắng khi giọt mồ hôi của anh vẫn chảy ướt đẩm cả lưng áo nay lại phải gánh thêm nỗi lo không có vốn để xoay vòng khi những tô mì thịt heo thơm phưng phức vẫn chất đầy trên chiếc xe ọp ẹp.
“Rồi mai chắc tui phải chuyển qua láo xe thồ chớ cứ như ru chắc không lo nổi cho tụi nhỏ săp vô năm học mới!” Dừng lại lau lưng áo, anh tâm sự.
Do tâm lý lo ngại của các phụ huynh, nhiều trường mầm non trên địa bàn Đà nẵng và Quảng Nam đã phải viết thông báo hoặc làm các bản cam kết gửi về tận nhà với nội dung trường sẽ không cho trẻ ăn thịt heo, để họ có thể yên tâm.
Không chỉ vậy, tâm lý của người bán và người mua kéo theo việc nhiều tiệm ăn ở đường Trần Tống, Nguyễn Tri Phương, Phan Chu trinh...cũng treo bảng... ”Quán chúng tôi không bán thịt heo”.
Người dân không dám ăn thịt heo có thể có những lựa chọn khác, các sạp kinh doanh cũng có thể chuyển sang mặt hàng khác, hàng hoá có thể đội giá rồi lại giảm xuống... chỉ có người nông dân chăn nuôi ở miền trung và nay cũng đã lan ra cả hai miền Nam, Bắc là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả cua dịch. Bây giờ, heo nhà nuôi, dù dịch hay không dịch đều không bán được dù đã đến kỳ xuất chuồng. Hoặc phải bán tống bán tháo với cái giá rẽ như bèo nhằm vớt vát, được từng nào hay từng đó. Tuy nhà nước và các địa phương có chương trình hổ trợ bù 10.000đ/kg trên đầu heo tiêu huỷ nhằm giúp dân đỡ lỗ nặng nhưng chưa thể bù đắp hết công sức và tiền bạc đổ ra chăm heo cho đến kì xuất chuồng.
Dịch heo tai xanh làm cậu tân sinh viên thủ khoa Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Nguyễn Bá Kiên có thể... không được đến trường, bởi theo như mẹ cậu cho biết thì bốn con heo nhà nuôi để dành cho ngày nhập học của cháu đã bị dịch tai xanh mà chết hết...
Tính đến ngày hôm qua (26/8) TP Đà Nẵng công bố hết dịch heo tai xanh, tuy vậy tâm lý của người dân không vì thế mà giảm bớt lo ngại.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần khoanh chính xác vùng ổ dịch và thắt chặt kiểm soát tại các trạm kiểm dịch, đồng thời cập nhật tin tức về dịch tai xanh thường xuyên hơn.... trấn an dư luận, tránh làm cho ngưòi dân hoang mang, thị trường bất ổn dẫn đến các nhà chăn nuôi thua lỗ, anh Quốc lại được bán mì như mọi ngày và các chị chủ quầy thịt heo lại được bán thịt heo...
|
4 Góp ý:
Đọc xong bài báo đó http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/08/3B9C0551/ toát mồ hôi, mặt đỏ gay gắt tía tai...113 tớ mà túm được mấy kẻ đó thì thôi rồi...Phạt cho lên bờ xuống ruộng, đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự luôn!!!
Với lại người dân cũng chưa hiểu rõ rằng "bệnh heo tai xanh chỉ lây từ heo qua heo chứ ko lây qua người"....
Gởi góp ý mới
<< Trở về