» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
Thứ Ba, ngày 21 tháng 11, 2006

Kỹ năng tiếp xúc người khuyết tật
Điểm Ngôi sao Blog: 36 (6 lượt)
| Bình chọn:

Trước tiên cần phân biệt những từ ngữ để chỉ những người khuyết tật khác nhau. Người mù là người không còn nhìn thấy gì, người mắt kém thì thấy nhiều hơn một chút, từ có thể dùng chung để chỉ đối tượng kém mắt là “người khiếm thị”. Người khuyết tật về vận động là người gặp khó khăn trong việc đi lại ( mất chân... ). Người khiếm thính là

người gặp khó khăn trong việc nghe, nói...Người khiếm thị vẫn có thể tự mình đi( trong địa bàn quen thuộc), dùng gậy để dò đường, người khiếm thị có thể đi xe bus. Có thể tự giặt giũ quần áo, nấu cơm và ăn cơm( trong mâm cơm, nếu giúp họ hình dung tốt về vị trí của các đĩa, bát thức ăn.. họ có thể tự gắp mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác)....!
- Khi đi với người khiếm thị, mình sẽ không thể giúp họ bước được nhưng mình có thể hướng dẫn họ cách bước, mình sẽ là đôi mắt của họ, .Thú thật là tớ chẳng biết trình bầy rõ ràng như thế nào cả vì tất cả những cái đó tớ thường tự cảm nhận là chính, vì thế không biết có nên gọi đây là kỹ năng không nhỉ? Tớ vẫn nói, làm những gì mà cảm thấy là mình nên nói, nên làm, không nói, không làm những điều mà tớ cảm thấy cần phải tránh (nói như... đúng rùi ấy :| )...
Có lần tớ dẫn một bạn thành viên mới đến chỗ cô Ngọc (một người khiếm thị) để bạn ấy đèo cô đi học, có những điều gì cần phải dặn bạn ấy nhỉ? Trước tiên là phải chủ động lên tiếng trước( chào hỏi, giới thiệu tên mình để làm quen và cũng là để người khiếm thị nhận định được chỗ đứng của người nói chuyện..). Khi dắt xe hoặc chuẩn bị đi cần người khiếm thị đi theo hoặc trèo lên xe ngồi thì chỉ cần cầm tay họ và đặt vào sau xe( chỗ ngồi) , kèm theo một thông báo về công việc sắp làm “cô lên xe, 2 cô cháu mình đi”, nếu là xe máy thì có thể hướng dẫn hoặc chỉ chỗ để chân.
- Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lắm. Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích....bạn có thể nói về rất nhiều đề tài về thời tiết, học hành, chuyện thời sự( ca cẩm về giá xăng dầu tăng làm cái hàng bánh ngọt cạnh nhà nó... tăng giá chẳng hạn _hehe)...
-Trò chuyện chứ không có nghĩa là phải hỏi, phải nói liên tục vì nói nhìu không khéo gây khó chịu cho đối tượng... tớ cũng không bít chính xác cái vụ nhiều ít này nhưng tớ thường hay lan man và nếu cảm thấy họ muốn dừng lại ở một chủ đề nào đó thì xoáy sâu khai thác, đã đúng cái mà đối tượng quan tâm thì mình sẽ phải nói rất ít, việc lắng nghe sẽ khiến ta hiểu thêm nhiều thứ và cái quan trọng nhất là 1 câu chuyện vui vẻ sẽ giúp 2 bên rút ngắn khoảng cách.
 Đến địa điểm cần đến ta có thể thông báo “Cô/ chú ơi đến nới rồi ạ” có thể dắt xe và người khiếm thì đi đằng sau túm vào gác ba ga, vào chỗ yên sau... Bạn có thể chú ý đến đường đi hơn bình thường một chút, thông báo về các bậc thang lên xuống, độ dài, rộng,nông sâu... để người khiếm thị biết cách định hướng, cách bước đi. Đừng ngại khi chìa tay ra cho họ nắm
Lúc nói chuyện với người khiếm thị hay người khuyết tật nói chung thì phải chú ý cái gì nhỉ?
- Cần tránh để quá nhiều thời gian chết này, cần một thái độ thoải mái, cởi mở tự nhiên và không gò ép, gượng gạo( gọi là gì nhỉ.. nói thành tâm, khóc thật lòng và cười thoải mái ) này,...
- Cần tránh dùng những từ mạnh mà chúng ta đôi khi vẫn bỗ bã bạn bè với nhau : thằng mù, con què, đứa câm...
- Một thứ mà mọi người thường hay mắc khi tiếp xúc với người khiếm thị đó là hay mời “ em có ăn kẹo/ bánh... không? ”_ có đôi khi muốn nhưng nghe câu hỏi “có ...không” câu trả lời lại là “không”, người miền Bắc mình có tính khách sáo và hay ngại lung tung mà
- Lúc đưa đồ cho người khiếm thị thì nên đưa tận tay cho họ, đôi khi chúng ta vẫn có thói quen chìa tay ra và bạn mình sẽ tự lấy đồ mà nhưng ... người khiếm thị ...khác mà
Mong rằng kinh nghiệm của mình có thể giúp các bạn phần nào trong hoạt động. Rất mong nhận được những kinh nghiệm chia sẻ nhiều hơn nữa của các bạn.


 

Hồn Việt - Kent >> 09:50 PM 1 góp ý

Blog donghoi8x
mr.haianh mr.haianh
(đã offline)
donghoi8x Tên:
Hồn Việt - Kent
Nơi cư ngụ:
Đồng Hới., Vietnam
Số điểm của Blog này là 4412 (số lần vote: 788)


Lưu bút
hangkt32f Tôi đi tìm em, còn em đi tìm ai
Để đôi khi tiếng thở dài hoà chung
Gần nhau sao chẳng yêu cùng
Đơn phương tôi cứ thuỷ chung một mình
Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em, người vốn vô tình với tôi
  gởi lúc 20:26 17/12/2007
hangkt32f Tang anh 6 diem dau tuan ! AN toan gioa thong la tren het nghe
  gởi lúc 19:56 17/12/2007
hangkt32f Chuc anh vui ve ha ! Con gai KT thi da sao ! lang man phet do nha!
  gởi lúc 19:56 17/12/2007
donghoi8x ỐI! Comment của anh dài quá. Nhưng anh phân tích, tâm sự rất đúng.
Thân!
  gởi lúc 17:58 17/12/2007
tiengiangquetoi Tôi là người Việt Nam


Tôi chính thức trở thành một trong tổng số hơn 80 triệu công dân VN vào một ngày sau khi đất nước đã thống nhất được tám năm. Tôi không biết nhiều về chiến tranh, nhưng tôi biết về những hậu quả của nó. Tôi không thích người ta nhắc đến VN với những cụm từ như "Vietnam War", đó là chuyện của quá khứ. Tôi muốn thế giới gọi nước tôi đơn giản bằng hai từ Việt Nam.

Tôi thích chêm tiếng Anh vào những đoạn blog, những câu chat của mình trên mạng với bạn bè người VN, nhưng tôi rất "kị" chêm tiếng Anh trong lúc nói chuyện. Khi nói chuyện, tôi nói tiếng Việt, khi viết bài, tôi dùng tiếng Việt và tự hào mình có thể viết đúng chính tả (chuyện không đơn giản đối với giới trẻ VN hiện nay).

Là người VN, tôi cảm thấy xấu hổ khi không thể giúp một người bạn nước ngoài xác định Lê Thánh Tôn và Lê Thánh Tông là tên của một hay hai vị vua khác nhau. Dù tôi đã cố gắng tìm đọc nhiều sách về lịch sử VN, nhưng tôi không thể nhớ được gì về lịch sử nước mình.

Tôi đã ăn thử nhiều món ăn nước ngoài, nhưng tôi vẫn thích ăn đồ ăn VN hơn, vì món nào cũng ăn kèm với rau, mà tôi thích ăn rau. (Tôi nghĩ có lẽ không nước nào trên thế giới sử dụng nhiều rau trong bữa ăn như ở VN) Tôi thích ăn gỏi ngó sen, phở, bánh bèo, bánh cuốn, bánh xèo, cơm tấm,...Tôi tự hào VN có nhiều món ăn dân dã mà lại rất ngon.

Như những người VN khác, tôi cũng có một chiếc xe máy và một cái bằng lái xe. Tôi không thể tưởng tượng nổi cuộc sống sẽ ra sao nếu một ngày kia trên đường phố VN vắng bóng chiếc xe máy. Tôi ghét cảnh kẹt xe, tôi ghét tiếng còi xe ồn ào trên đường phố, nhưng nếu một ngày không có xe máy, cuộc sống của tôi sẽ gặp nhiều rắc rối và trở nên buồn chán lắm. Tôi thích chạy xe trên những con đường có hai hàng cây xanh của Sài Gòn vào những tối tháng ba, tháng tư và tháng năm. Đó là thời điểm cây thầu dầu nở hoa. Tôi thích hít thật sâu cho căng đầy lồng ngực mùi hoa nhẹ nhàng thoang thoảng đó. Đó là một cách giảm stress mà nếu đi bằng xe ôtô, bạn sẽ không thể cảm nhận được.

Tôi ít có dịp mặc áo dài, mà thân hình tôi cũng không đủ đẹp để tự tin diện bộ áo dài lên người, nhưng tôi đã may cho mình một bộ áo dài, chỉ để treo trong tủ. Bởi còn gì tệ hơn nếu một cô gái VN không có ít nhất một bộ áo dài cho riêng mình?

Tôi ghét chế độ thi cử, giáo dục của VN hiện nay, vì nó cho ra lò những con người bị khuyết tật về mặt kiến thức. Tôi mong tân Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân sẽ thực hiện được lời hứa của mình để năm, mười năm nữa, giáo dục VN sẽ khác.

Tôi ghét thói quan liêu, hành dân của những quan chức nhà nước. Tôi ghét bệnh thành tích, tôi ghét tham nhũng. Tôi ghét xã hội còn quá nhiều bất công. Nhưng tôi hài lòng với chế độ chính trị hiện tại. Nhờ nó mà nước VN ổn định, không có chiến tranh, không có khủng bố, không có đổ máu. Tôi thấy mình may mắn được là người VN, được sống trong một đất nước thanh bình.

Nhiều người VN vẫn ôm mộng ra đi, đến sống ở những miền đất hứa xa vời nào đó. Tôi biết nhiều người chán ngán cuộc sống hiện tại ở VN, và ước mơ được sống một cuộc sống văn minh, lịch sự, hiện đại hơn là điều chính đáng. Nhưng tôi sẽ không ra đi như họ. Tôi sẽ đi khỏi VN, để du lịch, để học hỏi ở nước ngoài, nhưng tôi sẽ không sống ở nơi nào khác ngoài VN. Liệu có nơi nào trên thế giới mà khi cần bất cứ thứ gì, bạn chỉ cần mất vài phút đi bộ là sẽ đến được chỗ bán? Chắc chắn chỉ có ở VN, nơi mà 90% cửa hàng bán lẻ là những hàng quán do tư nhân làm chủ.

Tôi là người Việt Nam từ trong cái tên của mình. Trong tên của tôi có lót chữ Thị. Đó là tên lót mà hầu hết phụ nữ VN đều có. Đó là một nét độc đáo trong cách đặt tên của người VN, mà sau này nhiều người đã bỏ đi. Họ đặt cho tên con gái họ những cái tên mỹ miều không có "Thị". Chữ "Thị" làm cho tên của tôi dài dòng hơn, nhưng nhờ nó mà những người chưa gặp mặt sẽ biết ngay tôi là phái nữ. Chữ "Thị" làm cho tên của tôi có cảm giác quê mùa, "thị mẹt" hơn, nhưng tôi vẫn in đầy đủ tên Nguyễn Thị Thanh Trúc trên danh thiếp của mình. (Tôi biết nhiều người đã bỏ chữ Thị ấy đi, đó là một sự chối bỏ chính con người mình).

Tôi sẽ không nói tôi yêu VN, vì tôi thật sự không cảm thấy như thế. Tôi sẽ chỉ nói tôi thấy vui khi được là người VN, được sinh ra và lớn lên ở VN, và tôi mong rằng nếu có chết, tôi cũng sẽ được chết trên nước VN.

Tôi là người Việt Nam.
  gởi lúc 18:34 16/12/2007
Xem tất cả

Bạn bè
conbelolem
choitre
bambi
vnusa
juliahong121
isateam
trinhngocson
trinhngocson
tanphat


Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước


    Powered by Ngoisaoblog.com