TIẾNG GÀ GÁY
TIẾNG GÀ GÁY
Ngươi tuy chỉ một chú gà thường
Báo sáng ngày ngày tiếng gáy vang
Một tiếng toàn dân bừng tỉnh mộng
Công ngươi đâu có phải là xoàng
(Hồ Chí Minh)
Nhân dân ta có truyền thống:"Tương thân tương ái";"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ";"Bầu ơi thương lấy bí cùng";"Môi hở răng lạnh";"Thương người như thể thương thân";"Kính trên nhường dưới";"cứu khốn phò nguy"; . . .Đó là những đức tính thuộc về:"Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,dũng" của Nhân dân ta, được hun đúc rèn luyện qua gian lao, đấu tranh và lao động!
Song bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp mà dân tộc nào cũng có ấy, chúng ta không phải không có những thói quen xấu như:gian dối, đố kị, tham lam,độc ác, ích kỉ và hẹp hòi. Nếu không thì tại sao có những đúc kết trường tồn của những bậc ưu tú của Dân tộc như vầy:"Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai";"Giàu sang âu yếm tình quen thuộc, bần tiện thờ ơ dạ bạc đen";"Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại";"Trâu buộc thì ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văn dài quần; Vô duyên ghét kẻ có duyên, không tiền ghét kẻ có tiền cầm tay"; . . .Đó là lí thuyết, nhận định đã được đúc kết qua thực tiễn, và đã được kiểm nghiệm là đúng. Còn về cuộc sống trần trụi thì sao!
Cũng vậy thôi, người ta thường hả hê, sung sướng nhiều hơn là đau lòng trước những vụ việc tiêu cực, trước những khổ đau của những người dám đấu tranh, hi sinh vì nghĩa lớn. Người ta "cầu an bảo mạng" nhiều hơn là động viên nhau để trừ tham diệt bạo cho Dân!Người ta không biết rằng:"Những kẻ xấu biết liên kết với nhau tạo thành một lực lượng, thì những người tốt cũng phải làm như vậy, thật là giản đơn!"Bởi cái gọi là nhát gan, rúm sợ ấy, nên số đông mãi mãi vẫn luôn là thứ công cụ, quân cờ cho số ít manh ma!
Mình thì chẳng bằng ai, nhưng luôn tỏ ra chất người AQ:rừng vàng biển bạc, vừa tự tôn, tự đại, lại vừa rất tự ti; thấy người tốt, người hay hơn mình thì tỏ ta ganh ghét đố kị; hễ nghe thấy quan là khúm núm khép nép, quỳ gối van xin!
Dân chủ, công bằng là thành quả do công lao của những người dám đấu tranh không khoan nhượng. Nếu như không ai dám đấu tranh thì xã hội có được dân chủ như ngày hôm nay không? Thế nhưng : nào là ông Thắng dám đấu tranh cho rừng Bình Thuận được sống, tức là cho Nhân dân được sống; ông Hoà đấu tranh cho tệ nạn tham nhũng lãng phí về thủy lợi ở Đồng Nai; thầy Khoa đấu tranh vì tiêu cực ở ngành giáo dục; ông Bá nhà báo quân đội gặp thứ dữ nên bút phải tà;. . .mà có ai dám bảo vệ, có ai dám bầu họ vào ĐBQH đâu, họ chỉ biết xum xoe, phỉnh nịnh, quỳ gối để chịu đấm ăn xôi, để lượm chút hương thừa phấn thải của bọn quan tham mà thôi! Như vậy thì Đất nước sẽ đi về đâu, đòi hỏi quyền dân chủ, công minh, nhân quyền sẽ đi về đâu!
Thói xấu ấy thì ai ai cũng rõ. Cho nên vừa rồi một nhà văn-nhà văn hoá mới có cớ để phát biểu thế này:"Dân tộc Việt là một khối tự phát khổng lồ".Tất nhiên nhận định ấy là có cơ sở, nhưng hơi "vơ đũa cả nắm", vì bất mãn, vì thiếu bản lĩnh thì phải!"Văn học là nhân học". Nhân học không có nghĩa là cứ phải khen tốt, cho dù nó là xấu, mà phải đấu tranh để hướng thiện, nhưng không được cả giận, có phải vậy không nhà văn!
3 Góp ý:
Trung thành mà nói Lý luận bài này rất khẳng định!Rõ ràng Quốc nạn đã thấm sâu vào uất tức gươm bút của nhà văn sỹ .Như là đang trôi theo dòng chảy hận thù đã lên đến tột đỉnh!Như muốn đâm mấy thằng gian mà bút chẳng tà!
Gởi góp ý mới
<< Trở về