Thứ Tư, ngày 31 tháng 10, 2007
|
HAI NỬA VẰNG TRĂNG (VĂN 2 )
HAI NỬA VẦNG TRĂNG ( VĂN 2 )
LỜI HAY Ý ĐẸP*Đạo đức như gốc của cây như nguồn của sông
*Mình mà tự hủ hóa tự xấu xa thì làm nỗi việc gì
*Đạo đức cách mạng là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung với Nước, hiếu với Dân;giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lung lay, uy vũ không thể khuất phục
*Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi kẻ địch. . .quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu
*Đạo đức cách mạng không phải là ở trên trời sa xuống mà nó phải rèn luyện bền bỉ hàng ngày để củng cố và phát triển. . .cũng như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"
*Trong thời kì quá độ, văn nghệ cần phải phê bình rất nghiêm khắc những thói quen xấu như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, . . .và cũng phải ca tụng chân thật những người mới việc mới để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu ta đời sau
*Một dân tộc, một đảng và mỗi người, ngày hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay cũng được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu như lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhânNHẢY VÀO LỬAHôm qua anh nói với em
Anh là vàng đấy, chẳng thèm thau đâu
Nói rồi anh nhảy xuống lầu
Nhảy vào bát quái luyện lâu nên người
Nhưng đâu chừng mới nửa vời
Lò thời nóng quá anh thời nhảy ra
Nhảy ra anh giống như ma
Đầu thì trộc lốc miệng van cha quá trời
Anh ngồi anh khóc hời hời
Lò ơi lò hỡi mi thời hại ta. . . .
Bài thơ được xuất phát từ câu chuyện sau đây:
Cạnh nhà tôi có một người quan xã tên là T, từng là bộ đội cụ Hồ, rất mực thanh liêm, chính trực
Một lần xã tổ chức chia đất cho những người chưa có đất thổ cư. Mặc dù đã có đất để ở, nhưng các con em ruột rà của các quan xã ai ai cũng cũng phần, chỉ riêng em ruột của T tên là K không có. Lòng ấm ức, K hỏi anh trai thì được anh trai trả lời rằng:"Anh không tham dự vào chuyện này, em đã có đất để ở rồi đấy chứ, em gái trước sau gì rồi cũng phải lấy chồng, đất của cha mẹ cũng là đất của em". Thế rồi trong suốt hơn mười năm,T luôn luôn phải hứng chịu những lời trách móc, xói xỉa của em trai mình, rằng:" Cứ liêm khiết đi, nghèo rớt mồng tơi ra đấy, em ruột mà không thương thì đi thương ai, đi theo ma mà không chịu mặc áo giấy thì có ngày nó cũng cho ra rìa, . . ."
Bẵng đi, thế mà đã mười năm.Mới đây xã lại tổ chức chia đất như lần trước. T hiện nay không còn là như T ngày trước nữa, mà đã bị xuống chức đến hai ba bậc. T có một cô con gái đã theo chồng về địa phương khác, tất nhiên là không còn hộ khẩu ở quê cha nữa, thế nhưng vẫn được xã ưu ái cấp cho một lô đất. Chính vì thế mà K lại tiếp tục xoi mói, xỉa xóc anh trai của mình ngày càng thậm tệ hơn:"Đấy, giữ được liêm khiết mãi không, nó cho ra rìa rồi mới biết tĩnh ngộ, . . ."BB-BT:8-2007*:K là nhân vật:Muốn cầm súng giết giặc nhưng lại sợ bị chảy máu; muốn nhảy vào lửa tôi luyện để trở thành thép có ích cho mọi người, nhưng ở trong lò bát quái nóng quá không chịu nổi phải nhảy ra nửa vời
*: K là nhân vật: Có thói quen thích xin xỏ nhờ vả, chứ không muốn đứng vững bằng hai chân của mình, nếu xin không được thì quay trở lại xói xỉa, trách móc ngườin thânHỒNG THẤU CHUYÊN TÂM HAY LÀ. . . Theo Bác Hồ, là cán bộ, lãnh đạo thì phải vừa hồng vừa chuyên. Tức là vừa phải thấm nhuần về chính trị, vừa phải giỏi giang về chuyên môn ngiệp vụ. Tất nhiên, không cầu toàn lắm, nhưng không thể đến mức quá tệ. Thế nhưng trước thực tế hiện hữu đang nhan nhản những hiện tượng như thế này:
1.Khi nhận được đơn KN-TC, ông Chủ tịch tỉnh không xử lí theo luật định, mà trả lại đơn cho người KN-TC. Trong khi đó Luật KN-TC thì quy định:khi nhận được đơn thư, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lí theo thẩm quyền và luật định, sau khi nghiên cứu, nếu xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển đơn thư đến cho người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người có đơn thư biết
2.Công chức là người làm việc trong cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức được chia làm hai loại chính:Công chức làm công việc quản lí thì gọi là lãnh đạo, cán bộ; công chức làm công việc thừa hành, chuyên môn thì gọi là nhân viên, viên chức. Thế nhưng thanh tra huyện cứ quả quyết rằng:"giáo viên không phải là công chức"
3.Hành vi là việc thể hiện ý chí của một chủ thể bằng hành động hoặc bất hành động. Chủ thể ấy biết rõ hậu quả của hành động hoặc bất hành động ấy. Chẳng hạn như Đ07-BLHS có nêu:"Nếu thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện nhưng không cứu giúp, dẫn đến chết người, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm". Hành vi bị pháp luật chế tài ấy là hành vi thuộc về bất hành động. Thế nhưng có một trưởng phòng giáo dục và đào tạo coi khinh nền tảng, chửi chế độ và tung tin thất thiệt thì thanh tra huyện cho rằng:"Đó mới chỉ là tư tưởng chứ chưa thể hiện ra bằng hành vi, cho nên không có cơ sở để giải quyết". Tư tưởng thì luôn nằm sâu trong óc, nhưng nó được thể hiện ra bằng lời nói thì đó là hành vi, vì rằng lời nói cũng có thể có lợi và cũng có thể có hại cho người khác, có sức tác động lớn, và làm thay đổi các mối quan hệ. Chính vì vậy mà Bác Hồ căn dặn chúng ta:"Nhà nước ta là của chúng ta, chế độ ta là của chúng ta, bất cứ ai xâm phạm, kể cả lời nói, chúng ta phải cương quyết bảo vệ"
4.Hiến pháp, Bộ luật và các văn bản dưới luật thường có hiệu lực pháp luật ít nhất là sau 15 ngày, kể từ ngày công bố. Luật KN quy định:Quyết định có hiệu lực pháp luật, buộc phải thi hành là:QĐ cuối cùng của chủ tịch tỉnh;QĐ mà thời gian khiếu nại đã hết;QĐ mà trong thời gian khiếu nại, các đương sự không khiếu nại tiếp, hoặc không khởi kiện ra toà. Bộ luật Lao động quy định:Chỉ có người trực tiếp sử dụng lao động mới có quyền kỉ luật người lao động của mình(hoặc uỷ quyền); thời hiệu để xử lí hành vi hành chính là 90 ngày. Thế nhưng là Chủ tịch huyện mà lại dám cả gan ra QĐ kỉ luật một giáo viên, trong khi Trường và Phòng không có QĐ kỉ luật giáo viên đó; dám cả gan nêu rõ trong QĐ như thế này:"QĐ có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kí"; và còn dám to gan vu cáo rồi lấy một hành vi hành chính cách sáu năm để làm cơ sở kỉ luật
Theo Bác Hồ:"Đảng ta là Đảng cầm quyền","Đảng là người đại diện cho lương tâm, trí tuệ của dân tộc". Đại hội X cũng đã nhận mạnh:"Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng". Thế nhưng tại sao lại vẫn có những cán bộ, đảng viên và lãnh đạo như thế(?). Những cán bộ như thế xứng đáng là:"Hồng thấu chuyên tâm" hay xứng đáng là:"Ấu trĩ,Thiểu năng về trí tuệ"(!) Đất nước đang trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, ciệc đang sử dụng những cán bộ như thế thì Đất nước sẽ đi về đâu, xin thử hỏi?TỰ DO Người phương Tây có câu châm ngôn:"Quyền tự do của mỗi người bị giới hạn bởi quyền tự do của những người xung quanh. Nếu một người được phép làm những gì mình thích, nghĩa là anh ta không có tự do, vì rằng người khác cũng có thể làm như vậy với anh ta"!
Thì nhỡn tiền ra đấy thôi! Người phương Tây ham chuộng tự do một cách thái quá:tự do công kích, tự do bôi bác, tự do súng ống, . . ., nên phải hứng chịu thảm cảnh bạo lực và khủng bố!
Ở ta, làn gió phương Tây đã tràn vào từ lâu, nhưng bão tố nhất vẫn là hiện nay. Những người cậy mình tọ tọe học đòi được vài chút cái gọi là tiến bộ, mới mẻ của người, luôn khoác cho mình chiếc áo:"quyền tự do, quyền nhân thân, quyền giữ bí mật riêng tư", rồi núp vào bóng tối như những bóng ma hời để:"truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, xâm hại tới nhân phẩm và quyền bí mật đời tư của người khác, thậm chí có cả xuyên tạc, vu khống, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc, . . .". Tự do như vậy đấy ư, không thể chấp nhận được!
Thử nghĩ mà xem, hễ bước ra khỏi nhà là chúng ta phải khóa cửa, hễ lơ là một chút là mất ngay chiếc xe,. . ., và xã hội thì luôn có kẻ làm ngày, có kẻ ăn đêm. Bởi vậy, chừng nào xã hội loài người chưa tiến về CNXH được, thì tự do của con người còn phải bị hạn chế, và việc quản lí mọi hoạt động của con người là không thể thiếu!
Tự do ư! Chúng ta rất tôn trọng và đề cao nó, vì đó là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển và tiến bộ. Nhưng cũng phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. An ninh của ta vững mạnh, và cuộc sống yên bình của Nhân dân được đảm bảo là vì chúng ta không thể chấp nhận cái gọi là tự do thái quá ấy!
"Không có gì quý hơn độc lập -tự do"! Theo tôi hiểu thì tự do là như vậy:"Quyền tự do của mỗi người bị giới hạn bởi quyền tự do của những người xung quanh,. . ."! Rất mong được các bạn có ý kiến về vấn đề nhạy cảm này! Bác Hồ của chúng ta vĩ đại là vì thế:kết tinh tinh hoa văn hoá của nhân loại!BB-BT:18-10-07CÔ ĐỘC-THOẢ THUẬN-MẦM MỐNG CỦA TIÊU CỰC Ngày xưa:Vì chống tiêu cực mà các cụ Chu Văn An, cụ Nguyễn Trải, cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phải lâm vào tình thế cô độc. Với các cụ, làm quan là để "trạch Dân", mưu phúc cho Dân, mưu lợi cho nước, chứ không vì danh lợi. Vì cảnh quan trường nhiễu nhương đen bạc, trong khi mình thì gần bùn mà không chịu hôi tanh mùi bùn, nên các cụ phải lánh đục tìm trong để giữ tròn phẩm tiết."Quy sĩ điền viên", hoà mình với thiên nhiên là cách giải thoát của các cụ. Giáo lí Nho học là giáo lí xuất thế giúp Dân, chứ không phải là lánh đời, cầu an, "sống chết mặc bay. . ."Các cụ rất thấm nhuần điều đó, nhưng vì luật định của tạo hoá quá khắt khe:"Cây cao ắt phải hứng nhiều gió", nên bề ngoài có vẻ như là ẩn sĩ, nhưng bề trong thì luôn giằng xé giữa đạo quân thân với thú lâm tuyền nhàn tản:"Bui một tấc lòng ưu ái cũ, đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông"
Ngày nay:những người liêm chính, những người cộng sản chân chính, vì chống tiêu cực nên cũng bị rơi vào thế cô độc, bế tắc như thế. Họ vốn thấm nhuần Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh:"giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; độc lập dân tộc và CNXH;dùng bạo lực cách mạng để lật đổ bạo lực phản cách mạng; quyết không chịu cúi đầu, không chịu khuấp phục trước mọi thứ giặc; . . ."Nhưng vì sao thì chưa rõ, bỗng dưng họ trở thành kẻ ít quyền, trở thành hạt cát trên sa mạc trong việc chống tiêu cực. Nhiều cán bộ vì bất lực, bế tắc nên muốn quy ẩn điền viên, nhưng vườn đâu, rừng đâu mà về nữa! Rừng thì lâm tặc đã phá tan hoang mất rồi, vã lại đâu đâu cũng đã có chủ!Vườn thì cũng phải có lắm tiền chứ, mà cán bộ thanh liêm thì làm gì có nhiều tiền cơ chứ.Vì thế cô độc càng cô độc, bế tắc càng bế tắc. Cô độc quá hoá liều, bế tắc quá hoá cùng. Thôi thì phải chấp nhận:phai nhạt về lí tưởng, sa sút về niềm tin, chịu đấm ăn xôi, uốn gối để lượm chút hương thừa phấn thải vậy, thậm chí phải bắt tay thoả thuận, tôn thờ với những gì đã từng ghét bỏ, cốt sao đem lại lợi ích cho mình là được!BB-BT:10-07
|
|
|
1 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về