ĐỨC TRUNG
ĐỨC TRUNG
Trong chế độ Quân chủ, trung là trung thành tuyệt đối với con người cụ thể, tức là trung với chủ với vua. Không cần biết đến người đó xấu xa hay độc ác như thế nào, nhiệm vụ của thần dân là phải trung, và phải phục tùng tuyệt đối. Có như thế thì mới được xem là bậc quân tử. "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu" chính là vì vậy! Cũng Bởi cái đức trung mù quáng ấy nên Từ Hải"đầu đội trời chân đạp đất" mới phải chết đứng oan khiên giữa trận tiền như thế:"Khí thiêng khi đã về thần, nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng". Và nàng Kiều uất hận cũng vì bởi cái đức trung ngu muội ấy:"Rằng từ là đấng anh hùng, dọc ngang trời biển vẫy vùng biển khơi, tin tôi nên quá nge lời, đem thân bách chiến làm tôi triều đình";"Rằng Từ công hậu đãi ta, chút vì việc nước mà ra phụ lòng"!
Vào một buổi đầu xuân năm nọ, Bác Hồ đến xông đất người giúp việc. Sau lời chúc mừng năm mới, Bác hỏi người giúp việc rằng: năm mới chú đã khai bút chưa. . .Và rồi Bác dặn:chú không nên báo cáo lực lượng vũ trang đã bảo vệ an toàn cho Bác, mà nên báo cáo là đã bảo vệ an toàn cho Đảng, vì trong Trung ương Đảng cũng có Bác. . .
Theo đó, với Bác trung là trung với chính nghĩa, trung với đường lối và pháp luật đúng đắn, chứ không phải trung với một vài con người cá nhân cụ thể, hữu hình như trong chế độ Quân chủ!
Thế nhưng cho đến nay ở ta còn tồn tại những hiện tượng ngược ngạo như thế này: Có một cựu chiến binh, cũng là một người cao tuổi đã tuyên truyền phổ biến đường lối và pháp luật cho các đồng chí của mình, vì rằng Hội đã làm trái theo quy định của Nhà nuớc. Việc ấy hoàn toàn trái với ý chủ quan của Bí thư Đảng ủy xã và ý của Chủ tịch Hội.Thế rồi người cao tuổi này bị cá nhân Bí thư Đảng uỷ xã quy cho tội chống lại Đảng uỷ!
Tất nhiên đó mới chỉ là một trong rất nhiều điển hình của xã hội ta hiện nay: đa phần cán bộ ta luôn có tư tưởng: trung là trung với chính cá nhân họ, chứ không phải là trung với Đảng(trung với chính nghĩa, đường lối và pháp luật). Những ai theo mệnh lệnh hành chính cá nhân của họ thì được xem là trung, còn theo pháp luật mà trái ý họ thì bị xem là bất trung. Đại hội VI của Đảng(1986) đã mạnh dạn nhìn nhận sai lầm ấy, rồi đổi mới phong cách lãnh đạo(chuyển từ việc quản lí theo mệnh lệnh hành chính cá nhân sang việc quản lí bằng pháp luật) cho đến nay đã hơn 20 năm, thế nhưng tại sao sức ỳ của cái ý thức hệ cũ ấy vẫn cứ đeo bám, thống lĩnh mãi xã hội ta thế này là sao cơ chứ!
Phải chăng nguyên nhân của nó được bắt nguồn từ hai phía. Thứ nhất: vì sợ bị mất đi cái oai uy hành nhũng; và vì năng lực quá non yếu nên quản lí theo pháp quyền chạy không kịp, kham không nổi, nên cán bộ của ta chưa muốn dân chủ, theo pháp quyền thật sự! Thứ hai: do đại bộ phân dân chúng còn tồn tại cái tâm lí thích xin xỏ, chạy chọt, nhờ vã hơn là tự lực cánh sinh và làm theo pháp luật.Hễ dụng đến một việc dù nhỏ dù lớn là họ nghĩ ngay hỏi ngay đến việc:liệu có quen ai không, liệu có chạy được không, . . ..? Bởi vậy:đã xin thì phải xỏ, đã chạy thì phải chọt, đã nhờ thì phải bị vả à nghe; trung là trung với cái thích của cán bộ ta, chứ không phải là trung theo pháp luật à nghe!
Và còn nữa, trái với đức trung là bất trung, chẳng hạn như:Can thiệp quá sâu vào pháp luật về vụ tham nhũng đất đai tại Đồ Sơn-Hải phòng là việc bất trung. Chưa hết, mới tươi roi rói đây thôi, họ còn dám cả gan can thiệp một cách trắng trợn vào vụ têu cực tại Sở GD&ĐT Bạc Liêu như vầy:"Đề nghị có mức án hợp lí với. . ., vì. . .ít nhiều thì cũng đã có công, . . .". Hợp lí là sao, lẽ nào toà án không biết thế nào là hợp lí theo pháp luật, công thì đã hưởng, tội thì phải chịu theo pháp chế XHCN, thế thôi! Người có quyền lực và cơ quan có quyền uy mà còn xiên xỏ vào công việc không phải là của mình như thế, thì thử hỏi cánh án không dám"suy nghĩ" làm sao cho được, công lí không trở thành cong lí làm sao cho được! Bất trung với Đảng với Dân chính là ở chỗ ấy! Thế mà miệng của họ cứ nhơn nhơn là theo Đảng,"Nhà nước của dân, vì dân và do dân"! Nhân dân và Quân đội hiện nay mà đi trung theo cái lọai cá nhân nghịch tặc đó ư !
9 Góp ý:
HÀN MINH PHI
Gởi góp ý mới
<< Trở về