TÔI VÀBẠN LÀ AI
TÔI VÀ BẠN LÀ AI MỘT TRONG!
HỌC THUYẾT LOKAYATA:
"Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi"; đời là bao nhiêu, cứ hành lạc:"nhân sinh bất hành lạc, thiên tuế diệc vi thương"(dù sống ngàn năm, nhưng không biết hành lạc, cũng là đứa chế uyểu);"Trăm năm còn có gì đâu, chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì; cái quay búng sẵn trên trời, mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm; mồi phú quý nhữ làng xa mã, bã vinh hoa lừa gã công khanh, giấc Nam kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy hoá mình tay không";"Một chữ nhàn đáng giá muôn chung"; . . .
HỌC THUYẾT NHO GIÁO:
"Nhân(lòng thương người), Lễ(có trên có dưới), Nghĩa(có trước có sau, thuỷ chung), Trí(hiểu lòng người, thấu việc đời),Tín("nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy), Dũng(Cứu khốn phò nguy, giữa đường gặp chuyện bất bằng chẳng tha); Tam cương Ngũ thường(Vua xử thần tử thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong tử bất vong bất, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử )
HỌC THUYẾT LÃO GIÁO:
"Biết đủ thì không nục, biết chỗ dừng thì không sợ, biết cái đủ của cái đủ mới là cái vĩnh viễn"(không nên quá tham lam những gì ngoài khả năng, sức lực và công lao của mình);"Uốn luợn ắt toàn vẹn, cong ắt qua, đầy ắt tràn, thiếu ắt đủ";"Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất"(Lưới trời lồng lộng,tuy thưa mà khó lọt);"Tri túc, đãi túc, hà thời túc; tri nhàn, đãi nhàn, hà thới nhàn(Phải biết đủ, phải biết nhàn, chờ cho đủ, chờ cho nhàn, biết bao giờ cho đủ, biết bao giờ cho nhàn, cho nên phải tự tạo ra cái nhàn cái đủ);"Hoạ hề phúc chi sở ỉ, phúc hề họa chi sở phục"(Phúc là chỗ núp của họa, hoạ là chỗ dựa của phúc, Tái ông thất mã)
HỌC THUYẾT PHẬT GIÁO:
Tứ diệu đề:Khổ đế(Con người có tám nỗi khổ:sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt li, oán đăng hội, ngũ thủ uẩn, sở cầu bất đắc);Tập đế(Nguyên nhân của nỗi khổ: do tham-sân-si, tức là do tham lam, ganh tị và ngu muội); Diệt đế(Cách diệt khổ:phải từ bỏ tham-sân-si);Đạo đế(Con đường điệt khổ: Thực hiện theo Bát chánh đạo, và Nhị thập nhân duyên, nhưng thực chất chỉ có ba: suy nghĩ đúng, nói năng đúng, và hành động đúng). Thực hiện được Tứ diệu đề sẽ đạt tới trạng thái niết bàn( không còn bị sinh, tử, giàu sang, chức tước cám dỗ, tâm hồn luôn thanh tản nhẹ nhàng).Tự giải thoát để đạt đến trạng thái niết bàn, chứ không phải cứ cúng cho thầy chùa nhiều, cứ lạy Phật nhiều là gặp may mắn. Phật ở trong tâm, ta luôn thánh thiện chính là Phật vậy!
HỌC THUYẾT KI TÔ GIÁO:
Mười điều răn của Chúa:không được vô cớ kêu Đức Chúa Trời, luôn thảo kính với ông bà cha mẹ; . . .
HỌC THUYẾT HỒI GIÁO:
Đức tin nhất thần tuyệt đối:Chỉ có Thánh ALa là duy nhất,và Tiên tri Mô-ha-mét là sứ giả duy nhất của Thánh ALa; thứ sáu hàng tuần phải hướng về thánh địa Méc ca để tưởng nhớ Thánh và Mô-ha-mét; . . .
CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, và giải phóng con người; xây dựng nhà nước của dân, vì dân do dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ đời sau; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; tư lực tự cường gắn với tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; quân sự phục tùng chính trị; xây dựng cơ chế thị trường XHCN; làm khoán ích chung mà lợi riệng; đạo đức như gốc của cây như nguồn của sông; đạo đức không phải ở trên trời sa xuống, mà nó phải rèn luện hàng ngày để củng cố và phát triển; giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lung lay, uy vũ không thể khuất phục. . .
Nghe nhạc, ngâm thơ, ngắm trăng ư, ai mà chẳng thích. Nhưng nếu không chừng mực, có thể đó là sự bất lương rồi, bởi vì còn cơm áo gạo tiền, còn cái đau cái khổ của những người xung quanh nữa chứ."Ăn một miếng ngon cũng còn đắng lòng vì tổ quốc, thật chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa" chính là vì vậy,. Nghĩa là ta chưa nên cười , chưa nên vui sướng, hưởng thụ, khi những người xung quanh ta còn đang thiếu thốn, khi xã hội ta chưa thật cho được công bằng lắm! Nếu trong chừng mực thì cũng có thể. Chẳng hạn như, trong kháng Pháp ác liệt,cam go, ngàn cân treo sợi tóc, Bác vẫn có những phút giây làm thơ, ngắm trăng:"Rằm xuân lồng lộng trăng soi, sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. . ."; Tiếng suối ru như tiếng hát xa, trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. . ."Biết thả lỏng mình, ung dung tự tại như Bác để tiếp thêm năng lượng calo, sức mạnh, niềm tin, đó là bản lĩnh, khí phách. Nhưng cái an nhiên ung dung của Bác có chừng mực. Trong kháng Pháp, kháng Mĩ, Bác có làm thơ để tạo niềm tin, nhưng không nhiều bằng lượng thơ trong gần một năm Bác phải ngồi tù từ mùa thu 41 đến mùa thu 42. Bị giam cầm, Bác phải ngâm thơ nhiều vì:"Ngâm thơ ta vốn không ham, nhưng vì trong ngục biết làm chi đây, . . .". Ngày nay ta sung sướng quá, hạnh phúc quá, được ngâm thơ, ngắm trăng, nghe nhạc trong bình yên, không thèm để ý đến ai cả, sống chết mặc bay, trong khi dân chủ là thành quả do công lao cuả những người dám đấu tranh, yên bình là thành quả do công lao của những người dán chiến đấu, trong khi dân lành đó đây vẫn còn bị oan ức oan khiên nhiều, mà ta cứ vui, vui không có chừng mực, liệu đó có phải là sự bất lương hay không!
1 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về