TẢN MẠN, NHÀN ĐÀM
TẢN MẠN, NHÀN ĐÀM
(Về bài "Người đàn bà trên bước đường cùng" của Blogger:"Cảnh sát 4 sao")
QUY LUẬT TỰ SINH TỰ DIỆT, VÀ LUẬT CHIA CHÁC:
Thị Thanh thấy người ta tiêu cực, nhưng họ không những không bị xử lí mà còn ngược lại đất lộn trời, trời lộn đất: được nhởn nhơ, phè phỡn ngòai vòng pháp luật. Thích thật, sướng thật! Lấy đó làm gương, thị Thanh thỏa thuận, hùa theo, tiêu cực theo, tạo kết thành một tập đoàn săn mồi, hút máu thần dân béo bở. Mỗi khi kiếm được chút mồi, họ chia chác nhau theo phương thức lớn bé, không đồng đều, không công bằng, chứ không theo quy luật làm theo năng lực hưởng theo lao động. Những kẻ giang hồ còn biết chia chác nhau cho đồng đều để sự vụ không bị bại lộ. Thế nhưng cái kiến thức tối thiểu nhất, sơ đẳng nhất ấy, họ vẫn không chịu hiểu. Vì tham-sân-si nên lí trí của họ bị lu mờ và tối tăm. Vì căm hận, đố kị:người ta tiêu cực thì được phởn phơ, còn mình tiêu cực thì bị xử lí, nên Thị Thanh tố cáo họ. Đó là quy luật tự sinh tự diệt và luật chia chác vậy. Họ tự tố nhau, tự cắn nhau để rồi không những họ bị nghẽn lối làm ăn, tắc kế mưu sinh mà còn bị kẻ ngồi trên núi xem hổ đánh nhau rồi nhảy xuống nắm đầu vứt cả hai vào nước sôi làm cầy nhậu chơi. Đó là diệu kế trừ tham vậy!
QUY LUẬT ĐỒNG TÂM, QUẢ QUYỀN (TRÁI CÂN), VÀ CÁI GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC
Theo đạo của trời và theo cán cân công lí thì:"quyyền cả vạ to".Nghĩa là quyền nặng, quyền lớn thì trách nhiệm, nghĩa vụ phải lớn, quyền nhỏ, quyền nhẹ thì trách nhiệm, nghĩa vụ phải nhỏ, để cho cái cân luôn nằm trong trạng thái cân bằng. Đó là luật đồng tân, định luật vạn vật hấp dẫn vậy. Nhưng theo đạo của người, theo cách hành xử của người thì thường là:"quyền rơm vạ đá".Nghĩa là: hễ quyền càng nhẹ thì trách nhiệm càng nặng, hễ quyền càng nặng thì nghĩa vụ càng nhẹ. Thì nhỡn tiền đấy thôi:họ chỉ chạm khẽ vào ông giám đốc và bà kế tóan trưởng thôi, ngay cả khi họ có quyền cao hơn, còn Thị Thanh thì bị "bới lông tìm vết" tới nơi tới chốn. Sắp xếp việc làm ư, chẳng qua là chiêu bài vỗ về ru ngủ để Thị Thanh không làm lớn chuyện, bởi rút dây thì phải động rừng đó mà! Thị Thanh chẳng qua chỉ là:"Con cò mà đi ăn đêm; đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao; ông ơi hãy vớt tôi nao; ông có lòng nào thì hãy xáo măng; có xáo thì xáo nước trong; chớ xáo nước đục đau lòng cò con". Còn những kẻ có quyền thì là:"Tổ ong lủng lẳng trên cành; trông đầy mật nhộng ngon lành lắm thay; cáo già nhè nhẹ lên cây; tưởng rằng lấy được ăn ngay cho giòn;ong thấy cáo muốn cướp con; cùng nhau xúm lại vây tròn cáo ta; châm đầu châm mắt cáo già; cáo già đau quá phải sa xuống rồi . . .". Bởi vậy, muốn trị cáo thì phải có ong. Nhưng khốn thay ong thì hiếm mà bướm và sâu bọ thì nhiều
Mặc dầu vậy vẫn không sao,vì "nếu có một điểm tựa thì ta vẫn có thể bẩy được cả trái đất". Đó là Định luật Ác -si -mét vậy! Vì ta càng sợ người, càng nể người, càng phục người thì sức ta càng yếu, khí ta càng hèn, sức người càng mạnh, quyền người càng lớn, và oai uy của người càng linh. Thì đây, nếu đặt khúc gỗ mục lên bàn thờ thì nó sẽ trở thành ông Bụt, vì ai ai cũng phải linh sợ và vị kính. Nhưng nếu đặt khúc gỗ ấy xuống đất thì tác dụng làm củi cũng không còn, vì không ai thèm để ý tới
Bởi vậy, giá trị, quyền uy, sức mạnh không phải tự thân có được, không phải tự nó lớn lên, không phải tự nó cháy lên để khởi sáng, mà do ngọai lực, do siêu hình, vô hình, do những kẻ hèn, kẻ yếu, kẻ ngu tự dâng, tự ban cho ta vậy!
0 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về