PHÁP LUẬT
PHÁP LUẬT
(Những vấn đề cần làm ngay, trước trạng thái XH hiện nay)
BÀN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM ĐẾN: TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, NHÂN PHẨM VÀ DANH DỰ CỦA NGƯỜI KHÁC
(Chương XII-Bộ luật HS 1995 và 2000)
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền mà không ai có thể bị xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền dược sống, quyền dược tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. . .". Đó là Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, năm 1776. Người phương Tây cũng có câu châm ngôn:"Quyền tự do của mỗi người bị giới hạn bởi quyền tự do của những người xung quanh. Nếu một người được phép làm những gì anh ta thích, thì có nghĩa là anh ta không được tự do, vì rằng người khác cũng có thể làm như vậy với anh ta". Trên tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta được Bác Hồ soạn thảo và đọc tại Vườn hoa Ba Đình năm 1945, cũng đã nhấn mạnh và có phần nâng lên một tầm cao mới của những quyền "bất khả xâm phạm"ấy! Để thể chế hoá những quyền căn cơ, bất di bất dịch ấy, Điều 71-Hiến pháp 92 có nêu rõ:"Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể; được pháp luật bảo hộ về:tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định của toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang; việc bắt và giam giữ phải đúng pháp luật; nghiêm cấm mọi hình thức:truy bức, nhục hình,xúc phạm danh dự-nhân phẩm của Công dân". Nhằm cụ thể hoá tinh thần căn cơ và quyền "bất khả xâm phạm" ấy của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 1995 và năm 2000, đã quy định như sau:
I. Tội xâm phạm đến:tính mạng, sức khoẻ con người:
Diều 100:Tội bức tử:
1."Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm"
2."Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm"
Điều 101:Tội xúi dục, hoặc giúp người khác tự sát:
1."Người nào xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm"
2."Phạm tội làm nhiều người tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm"
Điều 102:Tội bỏ mặc, thờ ơ, không cứu giúp:
1."Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm"
2."Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
a.Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm
b.Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật và nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp
3. Phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm
Điều 103:Tội đe doạ giết người, khủng bố tinh thần:
1.Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a.Đối với nhiều người;
b.Đối với người thi hành công vụ vì lí do công vụ của nạn nhân;
c. Đối với trẻ em;
d.Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lí
II.Tội xâm phạm danh dự-nhân phẩm con người:
Điều 121:Tội làm nhục người khác:
1.Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩn-danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2năm, hoạc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm:
a.Phạm tội nhiều lần;
b.Đối với nhiều người;
c.Lợi dụng chức vụ-quyền hạn:
d.Đối với người thi hành công vụ:
đ.Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình
3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm
Điều 122:Tội vu khống:
1.Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt, nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội, và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm:
a.Có tổ chức;
b.Lợi dụng chức vụ-quyền hạn;
c.Đối với nhiều người;
d.Đối với ông bà cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ.Đối với người thi hành công vụ;
e.Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng
3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định từ 1 năm đến 7 năm
Khái quát lại:Tội xâm phạm gián tiếp đến tính mạng và sức khoẻ con người là những hành vi:đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, làm người đó tự sát;xúi giục hoặc giúp người khác tự sát; thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết;đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện;. .. Tội xâm phạm danh dự-nhân phẩm người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩn-danh dự của người khác;bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt, nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội, và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền
Để xét một tội phạm, người ta thường bóc tách vấn đề theo 4 phương diện:
1.Về khách thể:phần giả định và quy định trong các điều luật;
2.Về chủ thể:xem xét người có hành vi tội phạm có:vị thếXH, quan hệ, học vấn, tình cảm, . . .như thế nào;
3.Về khách quan:Xem xét người có hành vi tội phạm về mặt cố ý hay vô ý;
4.Về chủ quan:Xem xét người có hành vi tội phạm có đầy đủ, hoặc hạn chế về năng lực hành vi hay không
3 Góp ý:
Mọi người hiểu luật, đọc luật rồi thì cũng nên làm đúng luật nhỉ?
Gởi góp ý mới
<< Trở về