» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
Thứ Hai, ngày 17 tháng 03, 2008

bạn hãy xác định vị trí người chồng, người cha trong mỗi gia đình

Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
| Bình chọn:

Nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, cơ quan mẹ có tổ chức một buổi toạ đàm với câu hỏi như thế này: "Trong xã hội hiện nay, sự bùng nổ về công nghệ thông tin, hội nhập nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế tri thức...tác động trực tiếp và gián tiếp đến gia đình chúng ta. Người chồng trong gia đình giữ vai trò rất quan trọng với gia đình hiện tại và tương lai...với vị trí là "một nửa thế giới" bạn hãy xác định vị trí người chồng, người cha trong mỗi gia đình" ... ?

...kể cũng khó vì mỗi người có một quan điểm khác nhau, suy nghĩ khác nhau, mà mẹ lại không phải là người chồng, người cha nên trả lời cũng không chính xác được...mình tham mưu cho mẹ, cứ hỏi Ba xem Ba trả lời như thế naò...? cũng coi đây là xác định của Ba với gia đình mình....Hì một ý kiến quả là sáng suốt mà mẹ lại có một bài chuẩn bị cho buổi toạ đàm sắp tới.

Và đây là bài làm ca Ba tôi...có đy đkính thưa, kính gi...

Thưa các đồng chí, trong mỗi chúng ta có mặt tại buổi toạ đàm hôm nay, sinh họat chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, đều không thể không nói đến và quan tâm tới một nửa thế giới là một nửa kia của mình, đấy là người chồng yêu quí, gắn bó với mình suốt cả cuộc đời còn lại, là người cha mẫu mực của những đứa con yêu dấu...đó chính là chủ đề: ”Vị trí người chồng, người cha trong gia đình” mà chúng ta sẽ đề cập trong buổi toạ đàm hôm nay.Người chồng, người cha tuy hai nhưng lại là một con người cụ thể trong mỗi gia đình chúng ta, điều quan trọng là người chồng, người cha phải biết xác định vị trí của mình trong mọi lúc, hòan thành trách nhiệm của mình để tạo nên một mái ấm gia đình hạnh phúc. ở đây tôi muốn đề cập tới từng vị trí của người chồng, người cha trong gia đình.

I/ Vị trí người Chồng trong gia đình

Khi bước vào đời sống hôn nhân, ít ai để ý tới việc học hỏi, nghiên cứu và nhất là đến một lớp học, một trường học để học cách thức làm chồng, làm vợ. Cũng vì thế mà những ngày tháng tiếp sau khi bước vào đời sống hôn nhân, chúng ta thấy đã có những lủng củng xuất hiện trong cuộc sống gia đình không phải ở phía những người vợ, mà ngay cả ở phía những người chồng. Thực tế cho ta thấy, ít có người đàn ông nào khi bước vào đời sống hôn nhân đã qua những lớp học, và được huấn luyện về vị trí, vai trò làm chồng của mình, như họ đã từng học hỏi, nghiên cứu để làm bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà báo... hay bất cứ một ngành nghề nào khác. Và có thể nói, nghề làm chồng, đối với phần đông nam giới là một nghề mà họ cho là dễ dàng nhất, dễ tới nỗi không cần phải học. Vậy vị trí, vai trò làm chồng của người đàn ông trong mỗi gia đình chúng ta là như thế nào?

Theo suy nghĩ của tôi, ngày nay vị trí người chồng trong gia đình là rất quan trọng, không phải chỉ là việc chạy vạy cho có cơm, áo, gạo tiền nuôi gia đình. Do quan niệm đổi mới, và do những tiến bộ của khoa học xã hội, hội nhập thế giới, người phụ nữ cũng có khả năng đóng góp về mặt tài chính. Thời nay nam nữ bình quyền trong nhiều lĩnh vực, kể cả việc đem lại cơm áo cho gia đình. Trong thế giới hiện nay, nhiều người phụ nữ còn đóng góp nhiều vào đời sống xã hội, kinh tế gia đình hơn cả phía nam giới, ví dụ như Tổng thống Phi líp pin, Tổng thống In- đô- nê -xi- a, Tổng thống Bỉ..... Do đó, vị trí người chồng của nam giới ngày nay bao gồm bổn phận làm chồng, và làm cha. Hai điều này hoàn toàn riêng rẽ và khác nhau nhưng lại bổ túc thiết thực cho nhau. Người làm chồng dĩ nhiên là người yêu, là người tình, nhưng hơn thế nữa là người phải có trách nhiệm với người vợ của mình. Người chồng phải tỏ ra nâng đỡ và hỗ trợ vợ mình, tôn trọng những sở thích và tín ngưỡng trong đời sống hàng ngày của vợ mình, phải luôn luôn giữ gìn và khẳng định được vị trí người chồng đối với người vợ. Đây là một điều mà trong đời sống hôn nhân, người ta hay va chạm và thường gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Thật là một thiếu sót trầm trọng nhất của người chồng, nếu họ không quan tâm đến đời sống và sức khỏe tâm lý của vợ mình. Thông thường trước khi cưới chiều chuộng, săn đón bao nhiêu thì sau này lại lơ là và trễ nải bấy nhiêu. Thái độ qua cầu rút ván, hay quan niệm “ván đã đóng thuyền” là một thái độ hết sức tiêu cực và thường là nguyên nhân của những đổ vỡ.

Người đàn bà sẽ cảm thấy rất tủi hổ và bị lợi dụng, đôi khi lạnh lùng nếu như sau khi cưới, đời sống tình cảm của nàng không được ngọt ngào và chan hòa như những ngày đầu. Mặc cảm tự tôn và coi thường của người chồng chính là nguyên nhân gây ra những khủng hoảng. Người chồng hay lý luận rằng tại sao trước nàng ngọt ngào, duyên dáng bao nhiêu thì nay chua chát và dễ ghét bấy nhiêu, nhưng ít ai nghĩ rằng tại sao trước mình săn đón, chiều chuộng và thân thiện mà nay thì coi thường, lười biếng. Đó là chưa kể tới những va chạm thường ngày trong những quan niệm và lối sống về mặt tình cảm, dễ làm mất đi vị trí người chồng của mình. Trong đời sống vợ chồng, không dễ gì làm cho nhau đổi thay, nhưng điều dễ làm hơn là chấp nhận nhau và hiểu nhau để cùng hòa hợp và làm cho đôi tim đập chung một nhịp.Cũng phải đề cập đến vấn đề sinh lý vợ chồng. Trong đời sống vợ chồng còn có cả một sức sống mãnh liệt mà Thượng đế ban tặng. đó là đời sống tình dục mà ngôn ngữ biểu tượng của nó thật xúc tích và phong phú, gắn bó sâu chặt vào sứ mạng yêu thương và làm cho mặt đất phong phú hơn. Nhưng trong thực tế, nhiều đôi vợ chồng ly tán vì không hòa hợp trong cái lĩnh vực khó nói nhưng không thể thiếu trong đời sống vợ chồng ấy. Người chồng phải luôn luôn chứng tỏ lòng ưu ái đối với vợ, chăm sóc quan tâm đến vợ, lời nói dễ đón nhận nhất là lời nói xuất phát từ con tim đầy trắc ẩn, chan chứa tình cảm thân thương, nó sẽ làm cho người vợ nhớ mãi.

Tóm lại vai trò, vị trí của người chồng trở thành hết sức quan trọng, khi người chồng cùng đồng hành với người vợ thì mới cảm thông được những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống và không những chỉ hiểu theo ý nghĩa của xã hội và sự chấp nhận vai trò ấy đối với luật lệ xã hội, mà còn là một thách đố lớn lao, một cái nghề cần phải học hỏi và trau chuốt từng ngày để làm nên cả một hạnh phúc cho mái ấm gia đình bạn, một tế bào của xã hội. (xem tiếp phần II)


0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về