Blog conkienlua
(đã offline)

conkienlua

Tên: Kiến Cóc

Nơi cư ngụ: Rừng Amazone, Brazil

Số điểm của Blog này là 2179 (số lần vote: 376)

Tìm kiếm

Lưu bút

nguyenbaoan Kiến cóc ơi! sao hum wa giờ mình mở viết nài mà nó chạy được 50% là đứng im à, hông làm gì được hết. Chỉ coi được blog của bạn khác hà. Seo dị nhóc?
  gởi lúc 16:58 10/12/2007
nhatran Hihi, thấy giao diện này bên blog nguoiduatin nè :). Dzui dzui ghia :)
  gởi lúc 16:28 09/12/2007
duchuybinhduong Hãy cùng nhau lên tiếng đòi lại công bằng cho tổ quốc ...
  gởi lúc 10:42 07/12/2007
chuyenbenle Là người Việt, chúng ta không thể thờ ơ trước việc chính phủ Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi bạn hãy góp ý, viết bài hay treo avatar để thể hiện lòng yêu nước của mình. Hãy cho cộng đồng mạng thấy Trung Quốc đang hành động sai trái và chúng ta không im lặng trước hành động đó
  gởi lúc 09:15 07/12/2007
chuyenbenle Việt Nam đá quá giỏi. Không chỉ tiền đạo mà cả hậu vệ cùng ghi được 4 bàn thắng: 2 bàn vào lưới Sing, 2 bàn vào lưới nhà. Bó tay chấm VN
  gởi lúc 19:14 03/12/2007
Xem tất cả

Bạn bè

Liên kết

    Chi tiết hơn về cuộc họp các bà mẹ do DRD tổ chức đây...!

    Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
    | Bình chọn:
    Thứ Ba, ngày 15 tháng 05, 2007

    Ngày 14/05/2007


      

    Lời TTX:

    Người khuyết tật - một nhân tố đang càng ngày càng rõ nét và không thể phủ nhận vai trò của họ trong xã hội... Có thể vì nhiều lí do khác nhau họ đã bị khiếm khuyết một phần cơ thể... Nhưng họ vẫn cố gắng sống tốt và hướng đến tương lai có thể đóng góp chút sức mình cho đất nước... Người khuyết tật (NKT) bây giờ không còn chỉ gói gọn mình trong 4 bức tường, không còn tự ti nữa... Họ đang mở lòng mình ra, phấn đấu học tập, xây dựng tương lai... Và sự học được đa số NKT quan tâm nhiều nhất, với cố gắng phi thường... Họ đã cố gắng học hành và có những kết quả mà thực sự những người không khuyết tật chúng ta phải...ngưỡng mộ.

    Trong cộng đồng bloger nói chung trên toàn quốc - và cộng đồng bloger Ngoisaoblog nói riêng - hẳn không ít bloger là NKT. Vậy qua những bài báo sau đây... Các bạn sẽ thấy vui lên nhiều, vì chúng ta thấy rằng: Chúng ta - Những NKT - "Tàn" nhưng không "phế" - Cùng với người không khuyết tật - chúng ta sẽ sánh vai nhau cùng nhau trong cuộc sống đầy màu sắc...!


    "Mẹ ơi, mẹ có biết là con thương mẹ không"...

    "Mẹ rất nhẫn nại trong quá trình nuôi dạy và đồng hành với em", bằng thủ ngữ, Thanh Vân nói về mẹ mình - Ảnh: B.D. 

    TTO - Không thước đo nào có thể đo được tấm lòng người mẹ. Nhưng với những người mẹ có con là người khuyết tật (NKT) thì mẫu số chung: sự hy sinh, lòng yêu thương... của lòng mẹ còn nhân lên bao lần.

    "Khi biết con mình bị khiếm thính mà xót xa quá, vừa chữa trị cho con, vừa lo lắng không biết con mình làm sao tự lập trong cuộc đời, có được học bằng bạn bằng bè không", cô Kim Thông nghẹn lời khi kể về những ngày mới nhận kết quả con mình bị liệt dây thần kinh thính giác. Nước mắt như lấp đầy câu chữ. Và đó không là câu chuyện của riêng cô Kim Thông, mà còn của hơn 100 người tham dự buổi gặp mặt Ngày của Mẹ (do Chương trình khuyết tật và phát triển - DRD tổ chức(*) sáng 13-5-2007). Họ là những bà mẹ có con khuyết tật, là những bạn trẻ mà số phận không may lấy đi một phần lành lặn của cơ thể.

    Khi được hỏi, từ hoặc cụm từ nào mà bạn nghĩ ngay đến khi nói về mẹ, hầu hết mọi người trong buổi gặp mặt đều cùng chung đáp án với những cụm từ: mẹ tôi là người hy sinh; mẹ tôi là người nhẫn nại; mẹ tôi rất thương con. Vâng, người mẹ nào cũng luôn hy sinh cho con, song, với chàng kỹ sư ngành viễn thông của ĐH Bách Khoa TP.HCM, Lê Văn Trường thì hình ảnh người mẹ làm thuê làm mướn, tảo tần nuôi đứa con bệnh tật; nhường phần cơm ngon cho con, chỉ ăn phần cơm thừa của mười mấy năm về trước sẽ chẳng thể nào quên. Chính tấm lòng trời biển ấy đã tiếp thêm động lực cho đôi chân xiêu vẹo của anh, giúp anh quyết tâm trở thành người hữu dụng và đến nay, Trường đã là nhân viên Quản trị hệ thống của một công ty TNHH.

    Và nếu nói về sự nhẫn nại, thì khó có ngôn từ nào diễn tả hết sự vất vả của những bà mẹ có con bị khiếm thính, khiếm thị hay khuyết tật vận động. Từ một giáo viên của một trường cấp II, III huyện Bình Chánh gần 30 năm trước, cô Nguyễn Thị Thân đã phải bỏ nghề để "đeo" theo căn bệnh của con. Chính những ngày tháng nói chuyện bằng tay với con đã giúp cô nghĩ đến việc phải có một môi trường đào tạo dành cho những đứa trẻ như con mình.

    Suy nghĩ đó đã gặp được sự cộng hưởng của một số phụ huynh đồng cảnh, và đến nay cô đã là hiệu trưởng của Trường khiếm thính Hy vọng, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), ngôi trường mà 20 năm trước cô cùng mọi người tạo dựng. "Mẹ rất nhẫn nại trong quá trình nuôi dạy và đồng hành với em, vì mẹ phải học cách hiểu em, chăm sóc em khi em không nói được bằng lời. Mẹ còn cho em cơ hội tự lập vào đời", bằng thủ ngữ, cô SV năm II ĐH Mỹ thuật TP.HCM - Thanh Vân rất hạnh phúc khi nói về mẹ mình. Nhìn khuôn mặt luôn rạng rỡ nụ cười của Vân, càng thấm thía: niềm lạc quan, sự tự tin của Vân hôm nay không phải tự dưng mà có...

    Tình thương yêu của người mẹ không phải chỉ ở những giọt nước mắt đớn lòng khi con mình hơn 20 lần bị gẫy xương, mà còn là sự cứng rắn, gieo cho con niềm tin vào đời qua câu chuyện của cậu bé xương thủy tinh - Đỗ Minh Hội. Khi được hỏi nghĩ gì về mẹ, Minh Hội nhanh nhảu nói "mẹ cho em sự sống, giúp em mở lòng với cuộc sống".

    Để làm được điều đó, đâu phải chỉ là 11 lần bán nhà chạy chữa thuốc men cho Hội, mà chị Hương đã cùng đau với cái đau của con, vui với cái vui của con, và từng chút dạy cho con đạo lý ở đời. "Câu nói của mẹ làm em nhớ nhất, để từ đó càng cố gắng sống vươn lên, là: rác còn có ích, huống chi là làm người" - một tràng pháo tay vỡ òa trước bởi câu nói của Hội, bởi ít ai ngờ Hội có thể chững chạc như một người lớn thực sự dù bao năm ít tiếp xúc với cộng đồng vì căn bệnh của mình; cũng như càng hiểu chị Hương đã không chỉ là mẹ của Hội, mà còn là thầy, còn là bạn của con.

    Tấm lòng mẹ bao la, như dòng sữa ngọt ngào không bao giờ khô cạn, và ở tuổi ngoài 60, cô Châu An, mẹ của nghệ nhân tranh thêu Nguyễn Đức Diệu Trinh, vẫn luôn canh cánh "làm sao cho con Trinh có được một căn nhà, để hết cực vì những tháng ngày ở trọ"... Niềm tự hào về đứa con "tàn nhưng không phế của mình" long lanh trong khóe mắt của cô, song, luôn còn đó là những lo lắng cho tương lai của đứa con gái đã ngoài 40, bất giác nhớ câu thơ: "Hai vai mẹ một gánh đầy huyền thoại - Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng"...

    BÍCH DẬU (Báo Tuổi Trẻ)


    Khi là mẹ của người khuyết tật…

    Minh Hội chụp ảnh mẹ trong buổi trò chuyện sáng nay, 13/5 để đưa lên blog.

    Sống như con để biết con cần gì

     

    Minh Hội 17 tuổi nhưng hình hài vẫn là một cậu nhóc với căn bệnh giòn xương, té là gãy. Chị Thu Hương thử sống như con: Ba ngày không tắm, co một chân lại khi đi và trốn lên gác xép. Hiểu nỗi khổ của con, chị thủ thỉ với chồng: “Mình sẽ không bao giờ mua một đôi dép cho con, mà phải mua hai đôi và kết hai chiếc thành một dép”. Vì Hội chân thấp chân cao nên phải đi đôi dép đặc biệt này.

     

    Con có blog, mẹ lên xem. Biết con thích ăn chè, hôm sau chị nấu một nồi thật to. Đó là bữa chè hiếm hoi trong 5 năm trời bởi chị biết rằng, con mình ăn nhiều chất đường sẽ không tốt.

     

    11 lần bán nhà chữa bệnh cho con, từ quận Bình Thạnh, chị về ở tận phía sau bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn (ngoại thành TPHCM). Chị nói với con rằng: “Rác tái chế thì vẫn có ích. Thế gian được xây dựng từ những gì có vẻ tầm thường ấy”.

    Để con sống hết mình với ước mơ 

    Thạc sĩ xã hội học Nguyễn Thị Oanh trong buổi gặp mặt rất hoan nghênh tinh thần các bà mẹ đã cho con mình ra đời, sống với đời. Cô cho biết có một số mẹ thay vì để con sống tự lập đã úm con lại.  

    Anh Văn Trường bị tật ở chân, tốt nghiệp loại giỏi Đại học Bách khoa ngành Viễn thông, kể về mình: “Ngày còn nhỏ, có lúc mẹ không cho tôi ra ngoài. Nhưng các mẹ hãy cho chúng con sống hết mình, giúp chúng con ra ngoài cuộc sống. Và xã hội hãy cho chúng tôi cần câu cá chứ không là con cá”.

     Thanh Vân (áo hồng) và mẹ.

     

    Được tuyển thẳng vào Đại học Mỹ thuật TPHCM, Vân muốn có xe để đi học một mình. Mẹ lo cho con gặp nguy hiểm vì Vân khiếm thính nhưng em bảo: Con lớn rồi và tự lo được.

     

    Thuỷ Tiên là học sinh khiếm thính đầu tiên thi đậu đại học. Hầu hết thời gian em sống với các bạn khiếm thính. Cuối tuần Tiên mới về nhà gặp bố mẹ.

     

    Chị Diệu Trinh bị tật ở chân, là nghệ nhân thêu tay nổi tiếng cũng nhờ mẹ đã để cho chị tự lập, làm những gì chị thích. Anh Trần Văn Lai, khiếm thị, mới 9 tuổi đã xa mẹ lên TPHCM học chữ. Sau mấy năm trời học, đem con chữ về cho mẹ, mẹ cầm đem khoe cho hàng xóm.

    Chị Thu Hương nhắn nhủ: “17 năm con tôi ở trong nhà, tôi biết giấc mơ quan trọng lắm. Hãy cho con mình một ước mơ. Con bị tật, chỉ là thiệt thòi về thể xác. Tinh thần còn rất đẹp và phải nuôi dưỡng ước mơ. Nếu có thể các bà mẹ hãy ước mơ cùng với con trẻ”.

     

    Em Hội kể rằng: Mẹ cứ rình thấy con có ước muốn thì tìm cách thực hiện. Cách nói chuyện của Hội đầy tự tin: “Nếu không vào đại học được thì sao không lập công ty của riêng mình nhỉ?” Minh Hội còn mơ làm báo với ước muốn lập thông tấn xã Con kiến lửa cạnh tranh với các nhà báo.

     

    Sẽ không rời mẹ đâu


    Hiệp sĩ CNTT Phạm Anh Tuấn và cô Nguyễn Thị Oanh, thạc sĩ Xã hội học.

     

    Mẹ của Thanh Vân khi biết con bệnh đã bỏ dạy, tìm mọi cách chữa bệnh cho con. Rồi cô lập ra lớp học cho trẻ khiếm thính. Nói về mẹ, Vân bảo: “Sẽ không rời bỏ mẹ đâu”.

     

    Minh Hội kể: “Mẹ đã cho em sự sống và duy trì sự sống. Nếu không có mẹ thì sự tồn tại của em rất khó khăn. Nhưng mai kia mẹ có khi không gần nữa. Em đang tự làm một số việc”.

     

    Hiệp sĩ công nghệ thông tin Phạm Anh Tuấn tâm sự: “Có là tiến sĩ đi nữa thì trong lòng mẹ, tôi vẫn là đứa trẻ lên ba”.

     

    Trong giây phút ngặt nghèo của cuộc đời, chính câu nói của mẹ đã giúp chị Phạm Thị Nhì tìm lại niềm tin vào sự sống: “Con chó kia cũng còn muốn sống. Con không lành lặn thì mẹ nuôi suốt đời. Có sao đâu”. Từ bỏ ý định tự tử, chị Nhì về quê tìm việc. Đến giờ chị là giảng viên Đại học Kiến trúc.

    Hiếu Hiền (Dân Trí điện tử)


    PV TTX Con Kiến Lửa

    Kiến Cóc | 08:54:30 AM | 0 góp ý

    0 Góp ý:

    Chưa có góp ý nào !

    Gởi góp ý mới

    << Trở về