Cẩn thận cứu sai
Điểm Ngôi sao Blog: 33 (6 lượt) |
|
Hôm nay trên đường đi làm thấy tắc đường tưởng đụng xe. Chạy lên đến nơi vừa chụp ảnh cái thấy nạn nhân mắt mở trừng trừng, người giật giật, hết hồn. Hóa ra cô gái này bị động kinh, đang đi lăn đùng ra ngất. Thấy người thì hô hấp nhân tạo, người thì cầm chân nhấc lên đặt xuống, người cầm tay vung vẩy. Chẳng hiểu là làm đúng hay làm sai nhưng cứ thấy ghê ghê. Thế là về đến công ty phải mò ngay cách sơ cứu người bị động kinh. Đọc xong hoảng hồn vì cách mấy người sơ cứu toàn sai. Giờ post lên đây để mọi người nghiên cứu để biết cách đề phòng khi gặp trường hợp này.
Cách sơ cứu người bị động kinh
|
Động kinh là một loại bệnh khá phổ biến với tỷ lệ vào khoảng 0,33%. Bệnh còn được gọi với các tên khác như kinh phong, phong sù, kinh giật … Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi (80% các trường hợp).
Diễn tiến của một cơn động kinh toàn thể
Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, ngay lập tức mất ý thức hoàn toàn. Cơn điển hình thường trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn co cứng (kéo dài khoảng một phút): Co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, ở thân, ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Hậu quả gây ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.
Giai đoạn co giật (kéo dài khoảng một vài phút): Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn máu.
Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: Sau giai đoạn co giật, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở rống, tiểu không tự chủ. Sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu, mỏi mệt.
Có thể gặp cơn động kinh không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức, té ngã.
Những điều cần chú ý
Để hạn chế tối đa các thương tổn do co giật gây ra, có thể thực hiện các biện pháp:
- Đỡ bệnh nhân nằm xuống, cho đầu nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật. Hút đàm nhớt, lấy thức ăn hay răng giả ra. Phải luôn luôn chú ý giữ cho đường thở luôn thông suốt.
- Ngáng lưỡi bằng đũa có quấn khăn hoặc dùng miếng cao su cứng để tránh bệnh nhân cắn phải lưỡi.
- Nới rộng cổ áo, thắt lưng để bệnh nhân dễ thở hơn.
- Lót dưới đầu bệnh nhân mền hay gối để giảm sang chấn khi co giật.
- Có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.
- Tránh tụ tập đông người, để môi trường chung quanh thông thoáng giúp bệnh nhân dễ thở.
- Chú ý theo dõi xem nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút, có cơn thứ hai tiếp liền sau cơn thứ nhất hay bệnh nhân trở nên khó thở thì phải đưa đi cấp cứu ngay.
Những điều không nên làm:
Không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân hoặc cho bệnh nhân uống thuốc vì không những không cắt được cơn mà còn có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.
Không tạt nước vào mặt bệnh nhân.
Không cho các vật cứng (như muỗng) vào trong miệng vì có thể làm bệnh nhân gãy răng.
BS. Lê Quốc Nam
(Bệnh viện Tâm thần TP.HCM)
Viết bởi thanhhoajohann — 07:29 PM | Thứ Hai, ngày 07 tháng 04, 2008