» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
   
 
 

Chuyện của Lính
 
 
 
Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008

Hợp đồng không thể ký
Điểm Ngôi sao Blog: 12 (2 lượt)
| Bình chọn:


       Bấy giờ là cuối năm 1986. Chiến tranh mới qua đi có 11 năm.
        Chúng tôi thuộc một cơ quan làm kỹ thuật về ngành điện tử. Chúng tôi len lỏi đi các nơi tìm kiếm hợp đồng, và hầu như ở nơi nào cũng được đón tiếp nồng nhiệt.
        Một lần, anh Lâm trưởng phòng kỹ thuật đưa ba chúng tôi lên Kim Bôi, Hòa Bình theo lời mời của một người bạn làm Giám đốc nông trường, nhân thể tìm công việc. Trong ba chúng tôi chỉ có kỹ sư Tùng còn trẻ, mới 27 tuổi, còn tôi và Kiên vốn là bộ đội chuyển ngành đều ngoài 30 tuổi, đã có vợ. Cậu Dương lái xe cũng vốn là lính.
        Chiếc xe UAZ đưa nhóm chúng tôi lên Lương Sơn, rẽ qua Kim Bôi rồi đi vào một nông trường nằm ở một thung lũng sát hai quả núi vào một buổi chiều. Bạn anh Lâm là Giám đốc nông trường này. Dọc hai bên đường vào nông trường là các đồi ngô, sắn. Chúng tôi chỉ thấy toàn chị em phụ nữ đang lao động. Thấy xe chúng tôi, họ đều ngẩng đầu lên nhìn, có chị còn vẫy nón ra chiều thân mật như người nhà. Vào đến trụ sở, dừng xe, chúng tôi được mời vào một hội trường rộng làm toàn bằng tre nứa, nền đất nện. Cơ sở vật chất có vẻ còn nghèo nàn. Cả Ban Giám đốc ba người đều ra đón chúng tôi. Ông nhiều tuổi nhất chắc cũng chưa đến 50. Chúng tôi nhìn quanh, không hiểu nông trường trồng toàn ngô với sắn, chẳng có một thứ máy móc gì thế này thì cần gì đến điện tử mà anh Lâm đưa chúng tôi lên đây tìm kiếm hợp đồng.
        Ông Giám đốc lôi ra mấy cái cốc thủy tinh và một ấm giỏ to tướng rót nước vối mời chúng tôi. Chào hỏi nhau được độ hai tuần nước, ông Giám đốc đứng lên xoa hai tay vào nhau, trịnh trọng nhưng không kém đi vẻ vui mừng:
        - Báo cáo các đồng chí, nông trường chúng tôi đây có tới 150 chị em, phần đông là thanh niên xung phong từ chiến trường trở về. Các cô ấy đều không có gia đình, hoàn cảnh rất đáng thương. Ban Giám đốc chúng tôi chỉ có ba người, quản lý không xuể. Nay thấy các đồng chí lên đây hỗ trợ "tăng cường", đội ngũ hùng hậu như thế này, chúng tôi rất mừng. Để mời các đồng chí tối nay nghỉ lại cơm nước và giao lưu cùng chị em luôn thể.
        Chúng tôi chưa hiểu rõ chuyện gì, nhưng thấy người ta đón tiếp mình vui vẻ là thích rồi.
        Tối đó, năm chúng tôi (kể cả lái xe mà) cơm nước đơn giản với hai món chủ lực là sắn và ngô xong là ra luôn hội trường giao lưu cùng chị em công nhân. Chị em công nhân rất cởi mở, họ nói chuyện và tiếp nước chúng tôi có phần chiều chuộng. Hơn một trăm cô gái tuổi mới chỉ ngoài ba mươi một chút. Khi chiến tranh kết thúc, họ là những cô thanh niên xung phong mới 21, 22 tuổi. Ba bốn năm cống hiến tuổi xuân trong tuyến lửa, họ là những con người phi thường, cả nước khâm phục. Nhưng khi trở về nhà sau chiến tranh thì họ lại là những cô gái quá lứa lỡ thì, nhất là trong cảnh làng quê hiếm hoi đàn ông sau chiến tranh. Thế là các cô lại rời quê hương ra đi, tụ hội nhau trên nông trường này. Cả chục năm trời vùn vụt trôi qua tự lúc nào, họ không còn là thanh niên nữa, song cũng không được làm đàn bà. Họ không có chồng, nhưng vẫn muốn được quyền làm mẹ. Đất nước thống nhất cả chục năm trời, Hội phụ nữ Việt Nam kiên trì vất vả thuyết phục và đấu tranh với ngành Tư pháp mãi mới đem lại được cho những người có hoàn cảnh thiệt thòi như các chị quyền được sinh con không giá thú. Nhưng các chị lại gặp nỗi khó khăn là sinh con với ai bây giờ, vì một yêu cầu đặt ra là các chị được sinh con, nhưng phải giấu tên bố. Hơn một trăm con người các chị ở cái nơi heo hút này với nhõn ba người đàn ông trong Ban Giám đốc thì biết làm sao. Trong nông trường cũng đã có mấy chị được làm mẹ, cả tập thể quan tâm chăm sóc, nhưng tất cả mọi người đều phải hiểu một qui định bất thành văn là bố các cháu không phải là các bác trong Ban Giám đốc.
        Dần dà, chúng tôi hiểu ra ý tứ trong phát biểu của ông Giám đốc lúc chiều. Rõ khổ. Té ra ông tưởng anh Lâm bạn ông đưa nhóm trai tráng chúng tôi lên đây "tăng cường" cho nông trường. Chúng tôi vừa thương cho các chị công nhân, vừa lo lắng, vừa thẹn thùng. Từ chỗ vui vẻ chan hòa ban đầu, chúng tôi trở nên lúng túng. Cái chuyện như thế này thật hết sức tế nhị và nhạy cảm. Dù gì thì con người vẫn là con người. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng mà. Làm sao quan hệ khi chỉ có tình thương. Mà không ai lại có thể làm ngơ nếu biết trên đời này có một “giọt máu” của mình. Còn vợ con chúng tôi nữa chứ. Chúng tôi thương cảm với các chị nhiều lắm, vì thanh niên xung phong các chị với bộ đội chúng tôi trong chiến tranh đều vất vả và chịu nhiều hy sinh mất mát như nhau. Tuy chính sách đãi ngộ với bộ đội còn rất khiêm tốn, nhưng chắc cũng rõ ràng và nhiều hơn so vói thanh niên xung phong.
        Chưa nói gì đến nhóm năm người chúng tôi, mà giả sử tất cả đàn ông trong cơ quan chúng tôi có được huy động lên hết cả đây để "tăng cường" cho nông trường thì cũng không xuể. Đấy là chưa kể có phải ai cũng "tăng cường" được đâu. Rồi đủ thứ chuyện khác nữa chứ. Có lẽ cái ý định giao lưu kết nghĩa kiểu như thế này chẳng có ở đâu trên thế giới.
        Sáng hôm sau, nhóm cán bộ chúng tôi cơm nước qua loa rồi rút lui sớm. Dọc đường về, chúng tôi chất vấn anh Lâm. Chắc bố đã có một "nhau" trên này nên kéo anh em lên cho có đồng bọn chứ gì?
        Nhưng tóm lại là không thể ký được hợp đồng này. Phải chấp nhận ra về tay không thôi.
        Nhiều năm trôi qua rồi, trong chúng tôi không có ai trở lại nông trường, kể cả anh Lâm. Có lẽ anh cũng biết thêm chút tin tức gì đó qua ông Giám đốc bạn anh, nhưng anh không nói. Trên báo chí, một đôi lần cũng có phóng sự nói về hoàn cảnh và số phận của những nữ thanh niên xung phong sau chiến tranh, nhưng cách giải quyết và tương lai cho họ ra sao thì không ai nói tới. Có lẽ đất nước còn quá nhiều việc lớn hơn cần phải làm. Dầu sao, chuyện về các chị em TNXP sau chiến tranh cũng là một vết đen buồn trong tâm tưởng những người lính chúng tôi.

chienc6 >> 11:14 AM 8 góp ý

8 Góp ý:

Vào lúc 04:14 PM | Thứ Ba, ngày 19 tháng 08, 2008, hoa hướng dương

sadwomenHôm nọ chỉ kịp lướt , hôm nay mới vote được cho anh . Hay lắm anh ạ ( em khoái nhất là chất lính vẫn đầy ăm ắp trong mỗi câu chuyện )

Vào lúc 02:51 PM | Thứ Ba, ngày 19 tháng 08, 2008, AnhemnhaSoc

anhemnhasocVẫn còn đó dư âm sau chiến tranh.

Vào lúc 05:53 AM | Thứ Ba, ngày 19 tháng 08, 2008, Khải Hoàn

khaihoanMột thực tế, một hiện thực ! Nếu tôi không nhầm thì đã có một nhà văn hay đạo diễn phản ảnh hiện thực này trong tác phẩm nào đó.

Suy ngẫm : Khi người ta say sưa với chiến thắng đã quên khuấy đi nhiều số phận, nhiều ân nhân, đã ký gửi cả số phận riêng mình cho chiến thắng. Lịch sử sẽ ghi dần theo năm tháng chứ không thể quên những số phận cô đơn (săng-pha-min) như bạn đã nêu ra.

Bài bạn viết rất có giá trị về nhiều mặt, trong đó thức tỉnh tính nhân văn và nhân bản ở mỗi con người.

KH.



KH.

Vào lúc 01:00 PM | Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008, Quân Mèo

tuanhaiCháu sinh ra ở một hoàn cảnh khác,không đi đây đó nhiều như bác,bài viết hay và xúc động lắm ạ,cháu nghĩ bác có thể làm một nhà văn đó,vì văn phong của bác hay lắm!

Vào lúc 12:04 PM | Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008, Huongmuathu

mecuatoiem xin lỗi ,cái góp ý của admin là của em ạ,em đang làm việc ,đọc bài viết này ,xúc động quá

Vào lúc 11:59 AM | Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008, Kiều Anh Hương

anhhuongTu chien truong ve
Sau ba lo toi la nhung cau tho
Cau tho khoc thuong anh, nguoi dong doi
Cau tho xot thuong em, nguoi dong chi
Nao ngo, cau tho cang nghet tho
Thuong em, thuong em
Den ngan lan !

Cam on cau chuyen cua ban !

Vào lúc 11:47 AM | Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008, heoconlonton

tinvaoconnguoilàm phụ nữ ai chả ước ao dc làm mẹ làm vợ! các chị ấy thật đáng thương hi sinh cho đất nước cống hiến cả tuổi thanh xuân đến khi quá lứa thì............. thôi để kiếp sau heo con cháu làm đàn ông đã !hiiiiiiiii

Vào lúc 11:43 AM | Chủ Nhật, ngày 17 tháng 08, 2008, Administrator

adminlà một nỗi đau ,rất đau cô ruột em ,mà cũng là một trong những người trở về như vậy nhưng cô may mắn hơn lấy một sỹ quan miền nam tập kết ,theo chồng vào mãi cần thơ ,chú lớn hơn cô em rất nhiều tuổi .và chú mất ,cô lại âm thầm một mình nuôi con...

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về

Blog chienc6
(đã offline)
Lượt xem: 4470
chienc6

Tên:
chienc6
Nơi cư ngụ:
Hà Nội, Vietnam

Số điểm của Blog này là 633 (số lần vote: 107)

Xem thông tin cá nhân
Album Cá nhân
Danh sách bạn bè (18 bạn)
Kết bạn với blog này
Gởi tin nhắn
Thông báo bài xấu

Bạn bè
vqt68
hongcong78
kyucmotcuocdoi
chihang
bambi
noinhosonghuong
thanhnam62
phuongnam1959
bonggon11
sadwomen

Trang web của tôi

    Đường dẫn yêu thích

      Các bài viết trước

      Lưu trữ

      Lưu bút
      trangmuon TM ghé thăm anh Chiến . Chúc anh cuối tuần vui
        gởi lúc 22:06 22/08/2008
      hongcong78 Chú khoẻ không>
        gởi lúc 14:54 19/08/2008
      truonghuy Chúc bác ngày cuối tuần vui vẻ
        gởi lúc 11:46 17/08/2008
      sadwomen Anh Chiến ơi, Hôm qua lão gia nhà em đi công tác mới đau chứ !
        gởi lúc 10:35 15/08/2008
      yeuhanoi2008 mời bạn đón xem : [link] /> hp?u=yeuhanoi2008&p=164087
        gởi lúc 09:03 15/08/2008
      Xem tất cả

       
       
      Powered by Ngoisaoblog.com