Nhà sáng lập Viện STRESS - MONTREAL thuộc CANADA có nói : " STRESS là một chất muối cho thi vị cuộc đời, thiếu nó thì không có ai sống nổi nhưng cái tác hại gây chết người của nó do người ta xài nó quá mặn ".
HIỆN NAY STRESS ĐÃ TRỞ THÀNH MỘT VẤN ĐỀ CẤP BÁCH MANG TÍNH TOÀN CẦU MÀ HẦU HẾT CHÚNG TA ĐỀU NGHE, NÓI ĐẾN HOẶC VƯỚNG VÀO. VẬY STRESS LÀ GÌ VẬY VÀ CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI ?
Xét nguồn gốc, chữ Stress nằm trong 1 ngữ tộc ( Family of words ) của tiếng La tinh, tiếng Anh cổ và tiếng Pháp cổ có âm đầu là STR thí dụ như Strain ( Căng thẳng,sức ép ), Strong ( vững mạnh), Strength ( sức mạnh ), string ( buộc hoặc căng dây), Strand ( bện chặt ), trong đó chữ Strain là thuỷ tổ. STR nghĩa là " làm cho chặt, cho cứng lại". Riêng chữ Stress có nghĩa tương tự như chữ Strain, và nếu dùng trong sinh lý học thì Từ điển tiếng Việt dịch là " ứng suất " tức là lực " kéo ra " hauép lạiở cơ bắp hoặc cơ quan trong người; thí dụ như quả tim, nhịp đập có stress ( stressed ) là nhịp tim co lại ( tâm thu ) để bơm máu từ các tâm thất chảy đến phổi và các nơi khác trong cơ thể, và nhịpđập không stress ( unstressed ) là nhịp đập nở ra ( Tâm trương ) với các tâm tất lơi gãn để máu chảy về tim. Một thí dụ khác là ở thần kinh tự trị ( giao cảm và thực vật ), khi có một kích thích từ bên ngoài chẳng hạn như gặp chuyện nguy hiểm đột ngột, hệ thần kinh này sẽ ban bố tình trạng Stress, nghĩa là điều khiển các cơ quan ' co lại " hay ' căng ra " để đối ứng, thí dụ làm mắt nhắm lại để tránh bụi bay vào đột ngột, hoặc như phản ứng " chạy hoặc chống ".
Như vậy Stress là 1 trạng thái tự nhiên và cần thiết vì giúp chúng ta tồn tại cũng như vượt qua các biến cố và cảnh ngộ khó khăn trong cuộc sống. Ngoài những cơ chế stress tự động như nhịp tim nói trên ta có thể chia các cơ chế stress do sự kích xúc hay các tác nhân khác gây nên làm 2 dạng : kiểm soát được hay tự ý, và không kiểm soátđược hay ngoài ý muốn. những dạng stress tự ý có thể liên quan đến việc dinh dưỡng, cách nghĩ suy, sự lựa chọn việc làm hoặc những ý muốn khác ( thí dụ như muốn nhà cửa to lớn hơn, muốn chổ ngồi thoải mái hơn hoặc có chếc xe tốt hơn ). Còn những tác nhân gây ra dạng stress ngoài ý muốn có thể gồm có tình trạng mất người thân, suy thoái kinhế,ô nhiễm môi trường, cảnh tượng khủng khếp, tiếng ồn, thiên tai hoặc những yếu tố tác hại đến mình, như tai nạn hànhđộng tộiác. Tuynhiên, tình trạng stress hay khả năng đối ứng với các tác nhân gây stress hầu như khác nhau ở từng người, tuỳ theo quan niệm sống, tuỳ trường hợp và tuỳ sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần. Nói rõ hơn, một yếu tố nào đó có thể gây stress cho người này, nhưng có thể không tác động đến người kia; hoặc " nổi khổ của người này là niềm vui của người khác ", thí dụ như cảnh sống thanh bần, đạm bạc, hoặc ngay như cả cảnh mất vợ hay chồng.
Xét theo bình thường, khả năng đối ứng với tác nhân gây stress của con người được tình trạng stress ( Căng ép ), của cuộc sống hằng ngày làm cho mạnh lên hơn và làm cho yếu đi, nói cách khác, tình trạng này sẽ tôi luyện con người và tạo ra khả năng thích nghi ứng hợp với mọi hoàn cảnh. Điều này cũng giống như trường hợp cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm thời tiết ( lạnh hoặc nóng ), hệ miễn dịch sẽ gia tăng số lượng Bạch cầu và các kháng thể, nghĩa là gia tăng sức đề kháng, để vô hiệu hoá ( ngăn cản hoặc loại trừ) tác nhân gây bệnh; nhờ vậy, hệ thống này sẽ " quen " cách bảo vệ cơ thể và càng được thao dượt, khả năng phòng chống của nó càng trở nên điêu luyện.
Nhìn chung, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhanh chóng để đối ứng khi xảy ra bất kỳ tác ộng nào đe doạ làm hại bản thân, và những đối ứng sẽ thực hiện đồng bộ, có tính cách tập thể, như một cơ chế thích nghi giúp chúng ta tiếp tục sống mà không bị " bệnh hoạn " ít ra là những khoảng thời gian đó. Đương nhiên những tác nhân gây stress trong trường hợp này là có cường độ nhỏ hơn hoặc vừa sức chịu đựng của chúng ta. Nếu gặp 1 tác nhân quá mạnh hoặc tình trạng stress cứ dai dẳng và gia tăng cường độ, thì cơ thể đối ứng có thể bị tê liệt hoặc suy nhược, đến mức này, người ta sẽ " kém thích nghi" với stressvà rơi vào cảnh bệnh hoạn khốn khổ.
Lịch sử cho thấy cơ thể con người, có một khả năng thích nghi to lớn để có thể phát triển trong môi trường thiên nhiên và thực hiện các nhu cầu bản thân một cách hiệu quả. Qua mấy triệu năm tiến hoá, loài người có trí tuệ ( Homo sapiens ) vẫn sống sót trong những cảnh đổi thay khí hậu khốc liệt, thú dữ tấn công hoặc điều kiện cực kỳ khốn khó. So sánh với ngày nay, dường như khả năng đối ứng stress cùa Tổ tiên chúng ta mạnh mẽ hơn nhiều, nhưng cũng càn biết cách sống và tính chất stress thời xưa rất khác bây giờ. Những nghiên cứu khoa học cũng cho thấy mặc dù stress đã có từ xưa và vẫn còn tồn tại với chúng ta, nhưng sự bộc phát vô số bệnh tật liên quan đến stress chỉ xãy ra tương đối mới đây. Để xác minh chúng ta có thể nhìn vào những thay đổi chính của những điều kiện sống trong vòng 150 năm qua và đặc biệt là từ đầu thế kỷ 20 này . một số thay đổi cấp tiến nhất đã làm gia tăng sức ép về kinh tế và nổi mong chờ vật chất, gây ô nhiễm môi trường và làm giảm đáng kể chất lượng của thực phẩm. Chính đây là nguyên nhân xâu xa khiến khả năng đối ứng với stress của loài người bị biến đổi theo chiều suy thoái.
Để hiểu rõ hơn, ta có thể xem xét một số khía cạnh trong các chức năng của cơ thể con người. Cơ thể được cấu tạo vớí một loạt với những hoá chất thường xuyên biến đổi trong lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau như cử động, tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, giải độc, .... cũng như đáp ứng những nhu cầu của đời sống. Tuy nhiên, những biến đổi này cần phải được duy trì trong những giới hạn hay tỉ số quân bình nào đó, vì nếu như một trong những cơ chế quân bình nội môi này bị biến đổi thoái hoá nghĩa là bị rối loạn, bị mất quân bình, sẽ khiến người ta dễ thụ cảm những tác nhân bên ngoài như bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các dạng bệnh khác cũng như dễ bị rối loạn cảm xúc, dễ bị stress.
Các yếu tố làm nội môi mất quân bình bao gồn nhiều dạng chồng chéo nhau, nhưng xét riêng biệt thì có hai dạng : thuộc sinh lý và thuộc tâm lý. Những yếu tố thuộc sinh lý gồm có ăn uống sai lầm, chơi bời trác táng, lạm dụng hoá dược các chất phụ gia trong thực phẩm cùng các độc tố ( ô nhiễm ) trong không khí và nước uống hằng ngày. những yếu tố thuộc tâm lý gồm có lòng tự ái quá đáng, sự kiêu ngạo, nỗi giận hờn hoặc thù ghét bị đè nén ( uất hận ), Mong ước hão huyền ( ảo mộng ), nhận thức lệch lạc về bản thân và xã hội, v.v.... Bởi vậy, muốn giữ cho nội môi quân bình, lành mạnh thì phải loại bỏ những yếu tố nói trên bắng cách dưỡng sinh đúng phép và làm sạch môi trường sống.
Tương tự, tình trạng stress , một trạng thái tự nhiên chỉ trở thành phiền não, trầm trệ ( distress ), khi khả năng đối ứng với các tác nhân gây stress bị suy yếu, không còn chính xác và hiệu quả.
Trong thời buổi hiện nay, khi mà các tác nhân gây stress có mặt khắp nơi không thể tránh được, nhất là trong môi trường thành thị, thì tình trạng trầm trệ là do chúng ta tạo ra cho mình qua cách suy tư và ăn ở hằng ngày. Bởi vậy, bí quyết vận dụng stress có hiệu quả là tạo cho mình một tâm hồn trong sáng, ý chí vững vàng cùng với một thể chất khoẻ mạnh, dẻo dai đối ứng linh hoạt với mọi tác nhân gây stress./.
|
0 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về