» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
   
   
   
 
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 11, 2006

Sự Hình Thành Và Phát Triển Bộ Môn Cầu Lông
Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
| Bình chọn:

Trước 30/4/1975, tại Sài Gòn, bộ môn Cầu lông (được gọi là Vũ Cầu) cũng có thành lập Tổng cục Vũ cầu. Các vận động viên thường tập luyện, sinh hoạt theo nhóm, trong các hội, câu lạc bộ riêng của từng quận. Thời gian này có các hội Vũ cầu mạnh như : Quảng Triệu (sân trong nhà quận 1), CSS (sân trong nhà nay là Cung văn hóa lao động thành phố), Lam Sơn (tổng thống phủ), Cộng Hòa, Hải Quân, Lệ Chí (sân trong nhà quận 6), Tinh Võ (trong nhà quận 5), Nghĩa An (Quận 5), Khải Tú (Quận 11), v.v… Tổng cục Vũ cầu thường xuyên tổ chức các giải khu vực, miền và toàn quốc để tuyển chọn và xếp hạng cho các vận động viên, để dựa trên cơ sở này thành lập đội tuyển thi đấu giao hữu với các nước bạn hoặc chính thức tham dự các giải trong khu vực. Kinh phí tổ chức giải do các mạnh thường quân, các bang của người Hoa bảo trợ.
Sau ngày thống nhất đất nước, một số hội ngưng hoạt động, chủ yếu còn lại ở Quận 1 và Quận 5, do một số vận động viên tâm huyết và yêu nghề tập trung về hai nơi này. Quận 1 do huấn luyện viên Nguyễn Anh Huy phụ trách trụ sở chính là Cung Văn Hóa Lao Động hiện nay. Quận 5 do huấn luyện viên Trần Văn Đa và Lâm Trinh phụ trách trụ sở chính là Hội Tinh Võ, Quận 5.
Riêng Sở TDTT cũng có một người chuyên trách bộ môn Cầu lông là ông Lữ Triều Nam (hiện nay là phó hiệu trưởng Trường nghiệp vụ TDTT thành phố). Mặc dù chưa thành lập Liên đoàn, chưa có đội tuyển, như ông Nam đã tận dụng được hai cơ sở tập trung vận động viên Cầu lông đông đảo và mạnh nhất nói trên để gầy dựng, mở rộng phong trào Cầu lông thành phố (nhiều khóa học nghiệp vụ, chính trị dành riêng cho đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên bộ môn Cầu lông để từng bước đưa hoạt động này vào quỹ đạo đúng theo đường lối chính sách của Đảng và nhà nước).
Năm 1976, ông Lữ Triều Nam, Sở TDTT thành phố, đã tổ chức rất thành công giải Câu lông chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 2 (Nguyễn Trãi), quy tụ toàn bộ vận động viên đỉnh cao tập trung tại hai Quận 1 và Quận 5, hai huấn luyện viên Anh Huy và Văn Đa tham gia thi đấu trận mở màn đơn nam đã cùng các học trò của mình cống hiến cho khán giả đã đến xem ngồi chật cả hội trường, trong đó có một số lãnh đạo đầu ngành của thành phố, cũng đến dự khán và cổ vũ cho cả hai đội.
Sau giải nầy môn Cầu lông của thành phố đã thực sự hồi sinh cả hai mặt đỉnh cao và phong trào. Ở đỉnh cao đã qui tụ được gần như toàn bộ vận động viên có đẳng cấp từ trước giải phóng. Phong trào đã nở rộ trong các công viên, trên các hè phố v.v….
Đầu năm 1978, Sở TDTT đã chính thức mở lớp tập huấn trọng tài Cầu lông đầu tiên tại TP.HCM. Liên tiếp nhiều năm sau, Sở TDTT đã liên tiếp tổ chức nhiều giải Cầu lông, lần lượt trên các sân CLB Phan Đình Phùng, Cung văn hóa lao động, Sân Lệ Chí, Quảng Triệu, Trường Phạm Văn Hai, v.v…
Tháng 8/1978, ông Nam đã được Sở TDTT điều về phụ trách sân Hoa Lư, Bác Tư Hãn được đề cử phụ trách bộ môn Cầu lông và quần vợt của Sở TDTT. Ngay khi phụ trách bộ môn Cầu lông, Bác Tư Hãn đã vận động, tiếp xúc và qui tụ được một số vận động viên, huấn luyện viên của các quận thành lập đội tuyển Cầu lông của Sở TDTT. Vào cuối năm 1979 – đầu năm 1980, ông Trần Văn Đa được mời về làm huấn luyện viên trường cùng với một số vận động viên chủ lực ban đầu như : Nguyễn Bỉnh Khôi, Lê Minh Trung, Phạm Ngọc Nga, Bùi Thị Mai Quyên, v.v… sau đó lần lược bổ sung Phú Hải, Hữu Phước, Bá Phúc, Hoàng Lâm, Phú Vinh, Nhật Trung, Minh Hoàng, Văn Hiệp, Thế Huy, Nguyễn Hoàng, Thanh Lương, Ngân, Thu Hà, Kim Hoa, Liên Nương, Vân, Loan, v.v… Từ năm 1980, đội tuyển thành phố đã bắt đầu tham gia thi đấu giải Vô địch Cầu lông toàn quốc.
Năm 1984, ông Trần Văn Đa giã từ đội tuyển, ông Nguyễn Anh Huy được cử thay thế. Trong năm này, đội tuyển thành phố Hồ Chí Minh đã thi đấu giao hữu với đoàn Cầu lông Chim Báo Bão của Liên Xô gồm 02 vận động viên nam (một kiện tướng quốc tế và một kiện tướng quốc gia). Đội tuyển Cầu lông TP.HCM đã đưa ra thành phần mạnh nhất Bỉnh Khôi, Phú Vinh, Bá Phúc, v.v… kể cả huấn luyện viên Nguyễn Anh Huy và Lâm Trinh, nhưng rất tiếc không cóđược một ván thắng, mặc dù đội bạn chỉ có hai vận động viên thay nhau thi đấu đơn, đôi với chúng ta.
Năm 1991, lần đầu tiên giải vô địch Cầu lông quốc gia được một doanh nghiệp tài trợ và giải được lấy tên là “giải Vô địch Cầu lông Kiều My Group”.
Từ năm 1992 đến nay, Liên đoàn Cầu lông thành phố được chính thức thành lập. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đưa nền kinh tế xã hội tăng trưởng một cách rõ rệt, đời sống của người dân được nâng cao, vì thế nhu cầu giải trí, rèn luyện tăng cường sức khỏe trở thành cần thiết đối với người dân. Vì thế, Thể thao nói chung cũng như bộ môn Cầu lông nói riêng, ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều ngành, trong đó đặc biệt là những nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Phong trào tập luyện Cầu lông tại các phòng tập, Câu lạc bộ, Trung tâm TDTT Quận – Huyện các cơ quan ban ngành, nhà Văn hóa và công viên ngày một gia tăng, tổ chức có nề nếp, ổn định và nâng cao về chất lượng chuyên môn. Người tập luyện cầu lông ngày càng được tiếp xúc và thi đấu với điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn.
Hệ thống thi đấu các giải thành phố hàng năm đã thu hút đông đảo các em học sinh tham gia như giải Hội khỏe Phù Đổng, vận động viên của gần 50 trường học ở mỗi cấp học của hơn 19 đơn vị Quận – Huyện tham dự, điều này cho thấy sự quan tâm và đầu tư của các CLB trường học ngày càng tăng. Có trường đã xin kinh phí hoặc vận động tài trợ để thành lập và xây dựng Trung tâm cho trường như trường Trung Phú (huyện Củ Chi), trường Lê Hồng Phong (Quận 5),…
(Theo Sở thể dục thể thao TPHCM)

Sự phát triển phong tào Cầu lông có thể nhìn nhận thông qua các mặt sau :
I.HỆ PHONG TRÀO:
• Có 09 Hội Cầu lông của các Quận – Huyện được thành lập trong nhiệm kỳ II, chiếm tới 40% trên tổng số các Quận – Huyện trong thành phố, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc hình thành nên các Hội Cầu lông ở các Quận – Huyện trong thời gian tới.
• Theo thống kê của các Quận – Huyện tính đến cuối năm 2002, toàn thành phố có trên 146 sân tập Cầu lông trong nhà có hệ thống đèn chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn.
• Hiện nay thành phố có trên 80.000 người tập luyện thường xuyên môn Cầu lông, trong đó có tới 3.000 hộ gia đình có 02 người là thành viên trong gia đình tham gia tập luyện.
• Hai giải Cầu lông phong trào truyền thống hàng năm của Liên đoàn là giải Trung Cao tuổi và giải cúp Câu lạc bộ – Nhà văn hóa ngày càng thu hút về số lượng vận động viên và đơn vị tham dự, trình độ của các vận động viên cũng có sự tiến bộ đáng kể. Trên cơ sở từ hai giải này, Liên đoàn thành phố đã thành lập đội tuyển tham dự giải Câu lạc bộ và Trung cao tuổi cũng như các giải phong trào trong hệ thống giải quốc gia hàng năm và thu được thành tích tốt.
II. HỆ THÀNH TÍCH CAO:
• Nâng cao thành tích cao Cầu lông thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban chấp hành Liên đoàn Cầu lông thành phố. Để giải quyết vấn đề này, Liên đoàn đã cùng với Sở TDTT thành phố chú trọng tới các giải pháp sau :
- Hòan chỉnh hệ thống đào tạo vận động viên theo các tuyến.
- Gia tăng các giải thi đấu thuộc hệ thống thành tích cao.
- Tổ chức tập huấn dài hạn đội tuyển Cầu lông TP.HCM trong và ngoài nước
- Tham dự các giải quốc tế cũng như tổ chức các giải quốc tế tại thành phố.
- Tổ chức biên soạn các tài liệu chuyên môn.
• Hệ thống đào tạo vận động viên :
Liên đoàn đã cử Ban chuyên môn kết hợp với trường Nghiệp vụ TDTT thành phố tuyển chọn đào tạo vận động viên theo hệ thống năng khiếu TDTT thành phố gồm 05 tuyến : ban đầu, trọng điểm, dự bị tập trung, tập trung và dự tuyển. Hệ thống triển khai từ thấp đến cao này đã giúp môn Cầu lông thành phố luôn luôn đứng ở vị trí số một của cả nước.
Để giúp cho các vận động viên của các Quận – Huyện nâng cao trình độ chuyên môn và có thêm kinh nghiệm trong thi đấu đồng thời cũng kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện, thông qua kế hoạch hàng năm Liên đoàn đã hình thành hệ thống thi đấu thể thao ổn định. Đến năm 2002, Hệ thống thi đấu thành tích cao đã hình thành được 08 giải, bao gồm :
- Giải Vô địch hạng A2.
- Giải Vô địch hạng A1.
- Giải Vô địch học sinh.
- Giải Trẻ – Thiếu niên – Nhi đồng.
- Giải Năng khiếu xuất sắc.
- Giải Cúp đồng đội.
- Giải Các cây vợt xuất sắc.
- Giải Cúp đồng đội nam nữ hổ hợp.
Bên cạnh việc gia tăng về số lượng, chất lượng các giải thi đấu cũng được nâng lên, qua đó tiếp cận được xu hướng của Quốc tế trong việc áp dụng những thể thức thi đấu mới.
• Tổ chức tập huấn trong và ngoài nước :
Tập huấn tại thành phố : Trên cơ sở kết quả thi đấu của các vận động viên tại giải các hệ thống thể thao thành tích cao hàng năm, Liên đoàn Cầu lông thành phố đã chỉ đạo cho Ban chuyên môn lựa chọn và đề nghị vớ Sở TDTT, Hội đồng huấn luyện thành lập các đội dự tuyển, đội tuyển trẻ thành phố tập huấn dài hạn tại Câu lạc bộ Phan Đình Phùng (trước đây) cũng như nhà tập luyện Phú Thọ (hiện nay). Từ cơ sở những các đội tuyển này Sở TDTT và Liên đoàn thành lập các đội tuyển để tham dự các giải quốc gia và quốc tế.
Tập huấn nước ngoài : nhằm chuẩn bị cho các vận động viên thi đấu các giải quan trọng, Liên đoàn Cầu lông và Sở TDTT đã đưa đội tuyển thành phố ra nước ngoài tập huấn cụ thể như sau :
- Năm 1995, đội tuyển nữ thành phố với 04 vận động viên và 01 huấn luyện được cử đi tập huấn trong thời gian 03 tháng tại Quảng Châu, Trung Quốc tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần III.
- Năm 2002, Đội tuyển tập huấn với 08 vận động viên và 01 huấn luyện viên và chuyên gia trong thời gian 03 tháng tại Quảng Châu, Trung Quốc tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần IV.
- Cử các vận động viên tham gia các giải quốc tế trong khu vực, các giải Châu Á.
- Bên cạnh đó nhằm nâng cao trình độ của các vận động viên, vào năm 2002, Liên đoàn và Sở TDTT thành phố đã mời Ông Yang Shi Qiang, chuyên gia Trung Quốc, được Liên đoàn Cầu lông Trung Quốc giới thiệu, sang huấn luyện cho đội tuyển thành phố ( 2002 – 2004).
• Với sự chuẩn bị có hệ thống và định hướng rõ ràng Cầu lông thành phố đã đạt được những thành tích nổi bậc tại các đấu trường trong và ngoài nước như sau :
- Huy chương đồng Đồng đội nữ tại Sea Games 20 (Trần Thị Thanh Thảo).
- Huy chương đồng Đồng đội nữ tại Sea Games 21 (Lê Ngọc Nguyên Nhung)
- Huy chương đồng Đồng đội nữ tại Sea Games 21 (Lê Ngọc Nguyên Nhung, Trần Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo).
- Vận động viên Lê Ngọc Nguyên Nhung vào vòng 8 đơn nữ tại giải Vô địch Châu Á năm 2000.
- Huy chương đồng nam nữ tại giải Cầu lông JVC – TP.HCM năm 2000 (Trần Thanh Hải & Nguyễn Thị Phương Thảo).
- Huy chương bạc đơn nam tại giải Câu lông ROBOT – TP.HCM năm 2004 (Nguyễn Tiến Minh).
- Huy chương bạc đôi nam nữ tại giải Cầu lông ROBOT – TP.HCM năm 2004 (Trần Thanh Hải – Trần Thị Thanh Thảo).
- Huy chương vàng đơn nam tại giải Câu lông Malaysia Satelitte năm 2004 (Nguyễn Tiến Minh).
- Đoạt 06 huy chương vàng trong tổng số 07 bộ huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV – năm 2002.
- Đoạt cả 07 huy chương vàng trong tổng số 07 bộ huy chương của giải Vô địch quốc gia vào năm 2003 và 2004.
Bên cạnh đó Liên đoàn Cầu lông thành phố đã cùng phối hợp với Liên đòan Cầu lông Việt Nam biên soạn và in ấn các tài liệu lưu hành nội bộ, giúp các huấn luyện viên vận động viên của các Quận – Huyện có những thông tin, tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác tuyển chọn, huấn luyện và thi đấu như (Luật Cầu lông, các chỉ tiêu tuyển chọn vận động viên Cầu lông, lập kế hoạch huấn luyện và huấn luyện các lối đánh cho vận động viên Cầu lông, huấn luyện thể lực cho các vận động viên cầu lông…) và mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng trọng tài làm nhiệm vụ tại các giải trong nước và quốc tế tổ chức tại thành phố.
Liên đoàn Cầu lông cũng đã phối hợp với Sở TDTT thành phố thực hiện tốt công tác quan hệ quốc tế thông qua những việc sau :
- Cử các vận động viên, huấn luyện viên tham dự các giải quốc tế.
- Cử các tổng trọng tài, trọng tài và huấn luyện viên tham dực các lớp đào tạo quốc tế.
- Nhận đăng cai giải Cầu lông quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Mở rộng mối quan hệ trao đổi hợp tác với các Liên đoàn Cầu lông các nước, đặc biệt đối với các nước trong khu vực.
- Cử các vận động viên tham gia vào đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ SeaGames, các giải Vô địch Châu Á,…
Qua các việc làm trên Cầu lông đã gặt hái được những thành quả như sau :
- Giới thiệu cho Ủy ban TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam cử người tham gia các hoạt động quốc tế.
- Năm 1994, phối hợp với Liên Đoàn Cầu lông Việt Nam, Sở TDTT thành phố và Liên đoàn Cầu lông thành phố đón tiếp và trao đổi với bà Lu Shen Rong, Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Thế giới, tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1996, Liên đoàn Cầu lông thành phố phối hợp với Sở TDTT thành phố đón tiếp với Ông Charoen Watanasin, Phó chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Thế giới, tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Được sự giúp đỡ của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, Hiệp hội Cầu lông Châu Á, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam, Liên đoàn Cầu lông TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở TDTT thành phố tổ chức thành công các giải quốc tế tại TP.HCM, bao gồm :
• Giải các cây vợt xuất sắc Thế giới năm 1994.
• Giải JVC – Việt Nam Open năm 1996.
• Giải Cúp đồng đội Châu Á năm 1999.
• Giải JVC – TP.HCM năm 2000.
• Giải Milo – TP.HCM năm 2002.
• Tổ chức thành công môn Cầu lông SeaGames 22 năm 2003.
• Giải ROBOT – TP.HCM năm 2004.
- Năm 1996, Sở TDTT thành phố phối hợp với Liên đoàn Cầu lông thành phố tổ chức lớp bồi dưỡng cho hướng dẫn viên, huấn luyện viên của thành phố do giảng viên người Trung Quốc giảng dạy.
- Cử người tham dự 02 khóa đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (năm 1999) và Hiệp hội Liên đoàn Cầu lông Châu Á (năm 2000).
- Giới thiệu và đào tạo được 01 trọng tài cấp IBF (Liên đoàn Cầu lông Thế giới) – 01 trọng tài cấp ABC (Hiệp hội Cầu lông Châu Á) – 2 Tổng Trọng tài cấp ABC là Ngô Như Tâm và Hoàng Xuân Thạnh.
- Tháng 03/2002, Liên đoàn Cầu lông thành phố phối hợp với Sở TDTT, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng cho 46 huấn luyện viên tỉnh, thành, ngành trong cả nước do ông Venu, giảng viên Hiệp hội Cầu lông Châu Á giảng dạy.
- Năm 2003, tổ chức lớp tập huấn trọng tài chuẩn bị cho SeaGames 22 tại TP.Hồ Chí Minh do bà Nahathai, trọng tài cấp IBF giảng dạy.

(Theo Sở thể dục thể thao TPHCM)

jinpixel >> 12:51 PM 0 góp ý

0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về

Blog caulong
caulong

Tên:
jinpixel
Nơi cư ngụ:
Hồ chí Minh, Vietnam

Số điểm của Blog này là 50 (số lần vote: 13)

Xem thông tin cá nhân
Album Cá nhân
Danh sách bạn bè (3 bạn)
Kết bạn với blog này
Gởi tin nhắn
Thông báo bài xấu

Trang web của tôi

Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước

    Lưu trữ

     
       
     
    Bản quyền thuộc về công ty TNHH giải pháp doanh nghiệp An Thành I.Q