CÁC BẠN ƠI CHÚNGTA HÃY GÓP SỨC VÀO CÔNG LÝ NHÉ
Các bạn có biết ở trên đất nước Việt Nam này có bao nhiêu trẻ em bi tàn tật không vây?
Tôi tự hỏi rằng mọi người có biết hay không? khi tất cả những con người vì công lý thì lại bị chính quyền Mỹ cho rằng là sai sự thật cái chấtma họ đã reo rắc xuống Việt Nam đã làm bao nhiêu trẻ em bị tật nguyền, vậy mà họ lại từ chối giúp đỡ những đúa trẻ đó họ cho rằnghọ không có trách nhiệm gì cả đó là thuộc quyền hạn của chính quyền Mỹ.
Vậy các bạn nên làm gì khi họ đã nói như vậy?các bạn hãy góp ý cho chúng toi tại blog tình yêu thời hiện đại nhé.
Chúng tôi chân thành cảm ơn !
4 Góp ý:
Câu hỏi chiến dịch dùng độc chất trong chiến tranh có phải là phi pháp hay không có thể trả lời bằng những sự thật sau đây. Công ước Hague (còn gọi là The Hague Convention) năm 1907 cấm dùng "độc chất và vũ khí tẩm độc chất" trong các cuộc xung đột quân sự.
Nghị định Geneva năm 1925 đặt ngoài vòng pháp luật việc sử dụng bất cứ chất lỏng, vật liệu, hay công cụ nào chứa độc chất trong chiến tranh.
Do đó, dựa vào nguyên lý của hai quy ước quốc tế này, hành động đầu độc cây cỏ, tiêu hủy mùa màng và hủy hoại môi sinh có thể xem là vi phạm công pháp quốc tế.
Nhưng lập trường của Mỹ, trước cũng như sau cuộc chiến Việt Nam, là Nghị định Geneva không áp dụng cho chất độc màu da cam, vì họ cho rằng độc chất da cam chỉ là "thuốc diệt cỏ". Tuy nhiên, năm 1969, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc nhóm họp và ra nghị quyết khẳng định rằng Nghị định Geneva năm 1925 áp dụng cho tất cả các loại vũ khí, kể cả vũ khí hóa học và độc chất màu da cam. Vì thế, có thể nói chiến dịch dùng dioxin trong chiến tranh là một vi phạm công pháp quốc tế. Có lẽ nhận thức được sự nghiêm trọng này, năm 1975 Tổng thống Gerald Ford ký sắc lệnh số 11850 rằng Mỹ sẽ không là quốc gia đầu tiên dùng thuốc diệt cỏ trong chiến tranh.
Công ước Hague (còn gọi là The Hague Convention) năm 1907 cấm dùng "độc chất và vũ khí tẩm độc chất" trong các cuộc xung đột quân sự. Nghị định Geneva năm 1925 đặt ngoài vòng pháp luật việc sử dụng bất cứ chất lỏng, vật liệu, hay công cụ nào chứa độc chất trong chiến tranh.
Có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là độc chất màu da cam, 27% là hóa chất màu trắng, 8,7% hóa chất màu xanh, và 0,6% hóa chất màu tím. Tất cả các hóa chất này đều có chứa dioxin, một độc chất nguy hiểm nhất mà con người biết đến.
Tổng số lượng dioxin được xịt xuống Việt Nam khoảng 370kg. (Tưởng cần nói thêm là ở Italia, chỉ 20kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm trời). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
Bằng chứng và công lý
Cho đến nay, có thể nói rằng vấn đề dioxin vẫn còn là một "di sản" lớn nhất sau cuộc chiến Việt Nam. Ấy thế mà mỗi khi Chính phủ Mỹ được yêu cầu nên có trách nhiệm trước tình trạng nhiễm dioxin ở Việt Nam, họ lại thoái thác bằng cách đòi hỏi bằng chứng.
Thái độ đòi bằng chứng này thật khó hiểu, bởi vì trong thực tế Chính phủ Mỹ tuyên bố đồng ý bồi thường cho các cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam nếu họ bị ảnh hưởng dioxin. Bằng chứng về mối liên hệ giữa bệnh tật và dioxin được đúc kết từ nhiều nghiên cứu trên cựu quân nhân Mỹ và từ những người không dính dáng gì đến cuộc chiến Việt Nam. Nếu Mỹ chấp nhận những bằng chứng gián tiếp nhưng có cơ sở khoa học như thế thì hà cớ gì họ lại yêu cầu bằng chứng từ phía Việt Nam?
Công lý là bản chất của sự tồn tại của con người. Đồng bào Việt Nam đang chờ công lý từ phía những người tạo ra thảm nạn độc chất da cam trong cuộc chiến.
Tính đến nay, chất màu da cam và dioxin do Mỹ rải xuống Việt Nam đã qua một thời gian gần 40 năm. Sau hơn 10 năm, lượng dioxin còn tồn tại trong con người trên dưới 50%. Kết quả nghiên cứu trong giới cựu quân nhân Mỹ và ở Italia cho thấy người bị nhiễm dioxin chết sớm. Do đó, có thể nói rằng đã có nhiều nạn nhân người Việt chết trong thời gian dài đó có ít nhiều liên quan hay chịu ảnh hưởng chất màu da cam. Nói một cách khác, nhiều "đối tượng lý tưởng" nhất, hay nạn nhân trực tiếp của dioxin và chất độc màu da cam khả tín nhất không còn nữa. Những nạn nhân hay đối tượng còn sống ngày nay có thể chỉ là nạn nhân thuộc thế hệ thứ hai.
Người Mỹ không nên phủi tay hay đòi hỏi "bằng chứng", bởi vì như đề cập trên, có bằng chứng cho thấy trước khi xịt chất màu da cam xuống Việt Nam, họ đã biết được chất này là độc hại, nhưng vì lúc đó họ coi người Việt là kẻ thù nên họ không quan tâm gì đến mạng sống của người Việt.
Đúng như tiến sĩ Dwernynchuk (Cty Hartfield Consultants của Canada) nói rất rõ ràng rằng không cần phải có thêm nghiên cứu; vấn đề cần thiết trước mắt là xoa dịu và bảo vệ nạn nhân độc chất da cam.
Công lý là bản chất của sự tồn tại của con người. Đồng bào Việt Nam đang chờ công lý từ phía những người tạo ra thảm nạn độc chất da cam trong cuộc chiến.
Nguyễn Văn Tuấn (LD)
Gởi góp ý mới
<< Trở về