Tên:
----------------------------- |
|
Xem thông tin cá nhân | |
Album Cá nhân | |
Danh sách bạn bè (15 bạn) | |
Kết bạn với blog này | |
Gởi tin nhắn | |
Thông báo bài xấu |
Powered by Ngoisaoblog
Chủ Nhật, ngày 20 tháng 04, 2008 |
SỐ PHẬN
|
|||
Lần lượt, 5 con người xùm xụp nón đi về, không ai ngẩng mặt bỏ nón chào tôi… Người cha lặng lẽ, chúng đấy anh ạ! Dẫu đã được chuẩn bị tinh thần thật kỹ, tôi vẫn không thể không giật mình, khi nhìn những khuôn mặt biến dạng, méo mó… cũng là một số phận con người đó ư? Khi sinh ra… Gia đình anh chị Lục Văn Quân - Trương Thị Năm (ở xóm Đá Bạc (xã Bàn Đạt, Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) sinh được 6 người con thì 5 người đều bị bệnh lạ , cứ ngoài tuổi 13. 14, mặt các em to dần và biến dạng. Anh chị đã phải làm nhà cho các cháu sống ở một khu riêng biệt. Từ năm 1992 đến nay, anh chị đã rất nhiều lần đưa các cháu đến khám ở các bệnh viện lớn trong tỉnh và cả Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt T.Ư ở Hà Nội, nhưng đều không xác định được căn bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh.Được biết, anh chị không tham gia quân ngũ và họ hàng hai bên cũng không có tiền sử về bệnh tật. Hiện nay gia đình chỉ biết cho các cháu dùng thuốc kháng sinh liều cao hàng ngày để hạn chế sự phát triển của khối u. Lớn lên… Các em ai cũng có trí tuệ bình thường, học giỏi, em Hai còn vẽ đẹp và viết nhật ký hay, các em mơ ước trưởng thành như bao học sinh binh thường khác, nhưng giờ thì mơ ước đấy không còn, các em đã bỏ học vì ngượng với bạn bè Bố mẹ xây cho 5 chị em một ngôi nhà riêng biệt với xóm làng, ngày cắt cỏ nuôi thỏ, trồng cây, trồng sắn, tối về lại mang sách bút vẽ và viết…. Dựa vào nhau sống….. Đã có lúc trái nắng trở trời, cơn đau thể xác, tinh thần liên tục hành hạ các em, cô Mói thấy bất lực vì không giúp được gì. Có hôm, đang đêm cô tỉnh dậy, lẳng lặng nhìn các em hồi lâu rồi lại lẳng lặng ra đi. Mói đã nhiều lần tự tử, nhưng không chết, từ đó Mói quyết định sẽ là chỗ dựa cho các em...Cô Mói kể: “Tôi hiểu bố hơn ai hết, không phải bố hắt hủi những đứa con bị bệnh như người ta đồn thổi. Trong lúc bệnh tình của chị em tôi còn chưa làm rõ được nguyên nhân, chưa biết nó có lây hay không? Chúng tôi không muốn mọi người phải hoang mang, đặc biệt là em Tuấn đã lấy vợ, sinh con... nên việc bố làm là chuyện bình thường. Tôi không trách bố. Bởi tôi biết, từ lâu bố đã lăn lộn, xoay xở và làm tất cả vì chúng tôi”.Trong ngôi nhà tranh chật đến nghẹt thở, 5 chị em Mói dựa vào nhau sống đầm ấm, hoà thuận. Nhưng cũng có biết bao nhiêu kỷ niệm buồn từ ngôi nhà ấy mà ra. Chuyện Lục Mạnh Cường là một ví dụ điển hình. Vì nhà quá chật, Cường là em trai duy nhất trong số 5 chị em bị bệnh, nên phải ra ở tạm trong một túp lều trông cá dài khoảng 1,5 m, dựng trên bờ ao gần nhà. Trong một buổi tối, Cường uống rượu rồi về lều ngủ như bình thường. Không hiểu sao đang đêm, Cường thấy mình bị rơi xuống ao, uống một bụng nước, vùng vẫy mãi mới bơi được vào bờ và thoát chết. Sau lần con trai chết hụt, ông Quân lại một lần nữa dốc toàn bộ những gì có trong gia đình, để xây cho các con gian nhà cấp 4 lợp ngói. Mãi đến cuối năm 2004, chị em Mói mới được ở căn nhà của riêng mình. Nhìn căn nhà trống hoác, chỉ vẻn vẹn 3 chiếc giường cho 5 người, 4 cửa sổ chưa có cánh, suốt 3 năm nay mặc cho mưa nắng bão bùng, nó vẫn được che chắn bởi những tấm liếp bằng cót đã mục rũa... Hễ nhà có khách, chị em Mói phải lấy tạm chiếc chiếu cũ trên giường trải xuống đất tiếp khách. Đối với chị em Mói, đêm là điều đáng sợ nhất. Với sức nặng của khối u quái ác, về đêm nằm xuống rất khó ngủ, đặc biệt là hôm nào trở trời, khối u sưng to lên rồi chảy nước... thì chỉ biết ngồi khóc. Đứa nọ thương đứa kia đau, thế là tất cả ngồi khóc lặng lẽ trong bóng tối. Mói kêu gọi các em, để tránh cảm giác đau đớn mỗi khi khó ngủ, chị em thường vẽ vời, chép bài hát, hoặc viết nhật ký... Tôi rất bất ngờ khi Mói đưa cho tôi xem cuốn sổ tay của chị em Mói. Hàng chục bức tranh chân dung vẽ các nhân vật trong trí tưởng tượng, như cô giáo, chàng trai, hay các nhân vật trong phim Trung Quốc, Hàn Quốc... được Lục Thị Hai vẽ bằng bút bi, bút sáp màu. Mỗi bức chân dung đều gắn với những cảm xúc rất đặc biệt của Hai, trong đó có nhiều bức tranh vẽ một chàng trai mặc áo xanh. Tôi ngỏ ý tò mò hỏi về người thành niên, Hai kể ngượng nghịu: “Đó là người yêu trong giấc mơ của em. Anh ấy là người ở Hà Nội, trong một lần được đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, em nhìn thấy anh ấy đang chăm em gái bị ốm, anh ấy hết sức dịu dàng... Có lần bắt gặp em đang nhìn, anh ấy đã cười với em. Tự nhiên tim em đập loạn xạ lên và em không quên được hình ảnh anh ấy”.Qua cách tiếp xúc với 5 chị em họ Lục, tôi ấn tượng nhất với cô Mói. Bởi lẽ, trong mỗi câu từ mà cô dồn sức để nói cho tôi nghe, đều chứa đựng tình cảm, ý chí đấu tranh trước sự trớ trêu của số phận đến mãnh liệt. Mói là một người chị kiên cường, là chỗ dựa cho các em của cô, ngặt một nỗi, Mói lại có sức khoẻ yếu nhất trong nhà. Năm 2004, có nhà mới, thấy căn nhà trống trải, thương các em không có chuyện gì để giải khuây mỗi lúc đau đớn... Một đêm Mói không ngủ, gần sáng, cô lấy một chiếc bao tải, bỏ quần áo vào trong, cô quyết định ra đi. Mói đi thành phố tìm việc làm, kiếm tiền mua 1 chiếc ti vi cho các em xem. Suy nghĩ của Mói thật đơn giản: “Chỉ cần đến chỗ nào đông đúc nhất, chắc chắn người ta sẽ thuê mình, ít nhất là một “chân” rửa bát thuê chứ chẳng chơi”. Mói khoác bao tải đằng sau lưng, đi bộ gần 1 ngày ra thành phố Thái Nguyên. Khắp dọc dường ai cũng nhìn cô như người đến từ hành tinh khác. Mói đi đến ga tàu, ngồi đợi đến sáng hôm sau, cô nhảy tàu đi thẳng về ga Long Biên (Hà Nội). Nơi Mói đến là chợ Đồng Xuân. Trong người không có lấy nổi 1 hào, xin việc suốt mấy ngày không được, cô đói mềm người... nằm lả xuống ở một góc chợ. Ai đi qua cũng nhìn Mói, như sinh vật lạ. Một người phụ nữ tên là Mơ, bán hàng “giày dép, túi xách” thấy Mói hiền lành, bèn hỏi chuyện. Mói kể hết sự tình, cho chị Mơ nghe. Chị Mơ thương Mói, đi mua đồ ăn cho Mói, đồng thời chị kể câu chuyện đó cho các thương nhân ở chợ Đồng Xuân nghe. Họ góp tiền cho Mói, mỗi người một ít, tổng cộng được khoảng hơn 2 triệu đồng. Chị Mơ là người giúp Mói giữ tiền, đưa cô ra ga để về Thái Nguyên.Sự mất tích rồi có mặt của Mói trong khoảng thời gian chừng 10 ngày, đã khiến cho ngôi nhà của chị em Mói có thêm một chiếc tivi 14 in và 1 chiếc đầu đĩa rẻ tiền do Trung Quốc sản xuất. Đó là nguồn động viên tinh thần có giá trị rất lớn với chị em nhà Mói. Nó giúp hạn chế bớt đi phần nào những buổi tối lặng lẽ, chìm trong cơn đau rỉ máu...
Một bức vẽ của em Hai về đám cưới và cô dâu cac em
|
|||
|
|
||||||||||||||||||||
10 Góp ý:
ko biết phải nói gì đây!
ko biết phải nói gì đây!
Lần đầu tiên tieutac đọc 1 bài mà xúc động mạnh vậy đó, gần như là khóc, khóc cho số phận, khóc cho nghị lực, và khóc cho cả tieutac nua...
nhung so phan that bat hanh!hi vong rang tren moi buoc duong cuoc song cua ho se luon co nhung trai tim ben canh de lam voi di nhung vet thuong con nhoa tren than the ho!uoc gi ho se hanh phuc hon!
Uoc gi cuoc song nay ko con nhung manh doi nhu the nay nua. Nhung cuoc song van the, van co nhung manh doi nhu the dieu quan trong la nguoi trong cuoc co du nghi luc de vuot qua kho khan ko va con quan trong hon chinh la tinh nguoi, tinh nguoi se tiep them suc manh cho nhung manh doi bat hanh.
Sao lại có căn bệnh gì mà lạ vậy nhỉ?
Ôi, đúng là số phận!
có cách nào để chữa bệnh cho em bé kia ko ?
Chẳng biết nói thế nào , chỉ có cảm giác nhức nhối và buồn khi trong cuộc sống hôm nay còn quá nhiều điều mà ...
Những đứa trẻ tật nguyền đã là ko may mắn rồi nhưng cuộc sống của chúng và bố mẹ chúng lại không dễ dàng chút nào . Thiệt thòi quá !
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !
<< Trở về