» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Tiệc tùng, nhậu nhẹt, ăn chơi đê!

Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt)
| Bình chọn:

   Tiệc tùng, dù dưới hình thức nào cũng là một hình thức giao tiếp vui vẻ giữa ngừơi và ngừơi đồng thời là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ giữa các bên tham dự tiệc, đặc biệt đối với những tiệc lớn thì tiệc không chỉ dừng lại ở sự giao tiếp mà nó còn là một nghi thức. Dù là người được mời tới dự tiệc hay là ngừơi chủ tiệc thì bạn cũng cần có những hiểu biết nhất định về "luật chơi" trong tiệc tùng để buổi gặp gỡ trở nên ngọt ngào và vẹn toàn hơn.

     Theo các chuyên gia và đầu bếp thì có một số nguyên tắc cần phải lưu ý trong tổ chức và dự tiệc như sau: 

    1. Việc mời khách:

    - Là chủ nhà, bạn nên lập danh sách khách mời, lưu ý là khách mời không phải là những người có xích mích, thù hằn gì nhau.

   - Tùy theo trường hợp để chọn hình thức mời khách:

    + Nếu gia đình này mời gia đình kia dùng tiệc thì cả hai vợ chồng đứng tên mời trong thiệp mời;

     + Nếu gia đình mời riêng một phụ nữ nào đó thì người vợ gửi thiệp mời;

    - Thiệp mời:

    + Bất kì thiệp mời nào cũng cần ghi rõ địa điểm, thời gian tổ chúc, và trang phục khách phải mặc khi đến dự tiệc (nếu cần).

    + Để việc tổ chức tiệc thuận lợi, bạn nên ghi thêm dưới thiệp là: "xin trả lời";

    + Tình cờ gặp người quen ngoài đường hay muốn thông báo lời mời ngay, bạn có thể nói trực tiếp hoặc gọi điện thoại, nhưng sau đó phải gửi thiệp để xác định, bạn chỉ cần ghi :"để ghi nhớ" là được.

    + Nếu tiệc mời vào ngày lễ, bạn nên gửi thiệp trước đó 15 ngày,  khi nhận được thiệp khách có bổn phận phải trả lời ngay, không nên chờ đến khi người mời tiệc gọi điện hỏi thăm có tham dự hay không. Việc trả lời bằng thư là tốt nhất.
 

    Nếu không chắc đến dự tiệc được bạn nên từ chốii ngay khi được mời hoặc nhấn mạnh câu: tôi không biết có rảnh vào ngày giờ đó không, nếu không đến được mong anh chị thông cảm".

     2. Nên đến đúng giờ:

    Khi được mời dự tiệc, bạn cần quan tâm ngày, gờ tổ chức. Nên đến đúng giờ đề nghị ghi trong thiệp mời, bởi vì đến trễ là một việc không hay, bạn có thể bị xem là thất lễ, hơn nữa chủ nhân và ngừơi phục vụ sẽ không hài lòng, các khách mời khác cũng sẽ tỏ ra bất bình. Đừng tỏ ra mình là nhân vật quan trọng rồi đến trễ để tạo sự chú ý của mọi người.

    Nếu có lí do chính đáng, bạn có thể đến trễ nhưng không nên đến trễ quá nửa giờ đống hồ. Tốt nhất khi đến trễ bạn nên gọi điện báo cho chủ nhân biết và đề nghị mọi người nên nhập tiệc không cần chờ bạn.

    Nếu là tiệc "coktail", bạn có thể đến trễ đôi phút trong thời gian tiếp tân ban đầu, nhưng nếu bạn là một nhà ngoại giao thì tuyệt đối không nên đến trễ gờ so với giờ khai tiệc đâu đấy!

    3. Trang hoàng nhà cửa:

    3.1. Không gian tổ chức tiệc:

    Nếu tổ chức tiệc ở nhà hàng thì không phải bận tâm gì thêm về công tác trang trí, chỉ cần lưu ý là chọn không gian phù hợp với không khí và tính chất buổi tiệc.

    Nếu tổ chức tiệc ở nhà, bạn cũng không cần phải "tút" lại toàn bộ ngôi nhà của mình làm gì (nhưng ếu có điều kiện thì "tút" lại vẻ đẹp của ngôi nhà cũng cần thiết mà), quan trọng là cách bày biện, sắp xếp trang trí phải lịch sự, ấm cúng, thoải mái, ngăn nắp để làm khách không khó chịu.

    Nếu không gian nhà không đủ rộng thì có thể sử dụng phòng khách làm phòng ăn, và như vậy hãy di chuyển những vật dụng không cần thiết ở phòng khách đi nơi khác để có được không gian tốt nhất có thể.

    3.2. Bàn ăn:

    3.2.1. Bố trí chỗ ngồi của khách:

    Bạn cần nghiên cứu, sắp cỗ ngồi cho khách hợp lí, trong bàn tiệc sẽ có chỗ ngồi quan trọng và chỗ ngồi bình thường. Bạn không thể xếp những người quan trọng ngồi với người bình thường và ngược lại, nếu làm vậy khách sẽ hiểu lầm thiện ý của bạn.

    Nếu bày nhiều bàn ăn thì mỗi bàn phải có những chỗ danh dự cho khách. Những người lớn trong gia đình bạn nên chia ra ngồi ở từng bàn để tiếp khách, nhưng cần xếp khách đúng địa vị xã hội của họ.

    Vị trí ở hai đầu bàn thờng dành cho chủ nhân. Đây là vị trí danh ự nhưng cũng là chỗ ngồi kém nhất trong bàn ăn bởi rất khó gắp thức ăn ở xa, chủ nhân chọn vị trí cũng là một cách tôn trọng khách. Các vị trí bên phải và bên trái chủ nhân lại là những vị trí cực kì quan trọng, nó được dành cho những người khách quý nhất của chủ nhân. 

    Nếu là bàn tròn, chủ nhân ngồi bất kì nơi nào và hai bên trái, phải của người này là những người khách quý nhất.

    Thết khách tại nhà có thể chia ra nhiều bàn, bàn nào kê gần bàn thờ là bàn trang trọng nhất, dành cho những vị khách đặc biệt, sau đó mới đến các bàn bên phải rồi đến bên trái. Việc phân biệt trái, phải thường căn cứ ừ phía đối diện của bàn quan trọng, tức nhìn ừ ngoài vào.

    3.2.2. Bàn ăn:

    Bữa ăn sẽ rất ấn tượng nếu bạn biết cách tổ chức độc đáo, vì vậy cần có sự hài hòa trong cách sắp xếp, bố trí  phòng - bàn ăn, đặc biệt là màu sắc, quan trọng nhất màu khăn trải bàn - đây là màu sắc chủ đạo để phối - kết hợp các vật dụng khác.

    Nếu bàn có kính, bạn nên tháo kính ra và trải khăn trắng. Dưới dĩa thức ăn chung cho mỗi bàn ăn, bạn nên đặt một khăn giấy nhỏ. Trong tiệc long trọng bạn nên dùng khăn trải bàn to, phủ kín bàn và phủ chéo bàn (góc khăn phủ bàn nằm giữ cạnh bàn).

    Nếu bàn tròn, bạn nên chưng hoa ở giữa, là bàn dài thì để hoa ở hai đầu bàn, làm sao để hoa làm tăng thêm sự thú vị nhưng không che tầm nhìn của khách và chủ nhân.  Ngoài hoa, bạn có tể sử dụng những vật dụng khác như: đồ cổ, bình gốm, giỏ trái cây,...

    Ngoài các vật dụng cần thiết cho bữa ăn như: ly, tách, thì dĩa, khăn giấy,...bạn nên đặt hai thực đơn ở hai đầu bàn tiệc để khách tiện ăn uống, tránh trường hợp khi thết đãi nhiều mon mà khách không biết rất dễ dẫn tới việc khách có thể đã no bụng ở ngay những món đầu. Còn nếu thức ăn được dọn lên cùng một lúc thì không cần thiết thực đơn.

    Trang trí bàn ăn cần phù hợp với xuất xứ của các món ăn:

    + Nếu thực phẩm thuần túy Việt Nam thì nên dùng bàn ghế mây và các vật dụng thìa dĩa bằng gỗ;


    + Nếu thức ăn Ý, Tây Ban Nha: hãy chịu khó trang trí như người dân các nước này thường trình bày, đơn giản nhất là khăn trải bàn cần nhiều màu sắc, giữa bàn ăn là một vật kỉ niệm liên quan đến quốc gia.

    ....Tùy thuộc vào người khách được mời để có thêm những sáng tạo trong thiết kế và trang tí bàn ăn, quan trọng là bạn cần có những hiểu biết về văn hóa vùng miền, dân tộc, quốc gia.

      Trường hợp bạn không thể thực hiện được những cách trang trí trên thì tốt nhất là nên dùng khăn giấy nhiều màu sắc và xếp chúng thành nhiều hình mỹ thuật (có lẽ sẽ rộn ràng và rực rỡ lắm đấy!).

    Vật dụng trên bàn ăn:

    Vật dụng trên bàn ăn không nhất thiết phải thật đắt tiền, chỉ cần tiện lợi khi ăn và chùi rửa.

    Trước mặt khách là dĩa, chén ăn.

    Bên phải các vật dụng này là dao, thìa, xa hơn chút là ly nước, rượu (đặ gần mũi dao cắt).

    Bên trái là dĩa bơ, ngay cạnh mũi đĩa ăn. Dao phết bơ đặt ngang trên đĩa bơ, cán dao nên quay về hướng phải để khách dễ cầm (nếu là tiệc lớn thì bánh mì thường được phết bơ sẵn, người phục vụ mang ra, đặt bên cạnh dĩa ăn, do đó không sắp xếp đĩa bơ và dao như trên).

    Các loại gia vị, nước chấm như nước mắm, nước tương, chao, tiêu,..bạn nên để ở vị trí mọi người có thể sử dụng.

    Việc trang trí bàn ăn còn tùy theo mùa, ngày lễ - vối mỗi dịp được chọn để tổ chức tiệc bạn nên có sự lựa chọn phù hợp về không gian, cách bày trí, cah1 chuẩn bị các vật dụng kể cả cách lựa chọn khách mời tham dự.

    Một bàn ăn đẹp bao giờ cũng tạo được ấn tượng đầu tiên đối với khách dự tiệc, điều này khá quan trọng và được đánh giá là ở trỉnh độ thẩm mĩ của người trang trí, nhưng quan trọng hơn cả đó là không khí của bữa tiệc, nếu một bàn tiệc được chuẩn bị rất chu đáo từ tất cả các khâu nhưng bữa tiệc được diễn ra trong không khí nhạt nhẽo, bình lặng, thiếu tiếng cười và niềm vui thì bữa tiệc đó không được gọi là bữa tiệc ấm cúng và thành công đâu bạn ah, vì vậy hãy tinh ý một chút, khéo léo một chút nhé! Đó là cả một nghệ thuật và khoa học đấy!


    Bản thân tôi thì tôi nghĩ rằng, có nhiều khi chúng ta không cần phải quá cầu kì hoặc quá chú ý tới không gian của bữa tiệc, mà hãy tạo ra một không gian thật thân tình, gần gũi, tạo cho khách một cảm giác thân thuộc, tất nhiên cần phải tùy vào từng hoàn cảnh, mục đích, tính chất và đối tượng của buổi tiệc nữa.

    4. Chỗ ngồi của khách:

     Đây là cách sắp xếp chỗ ngồi của người Châu âu, tuy nhiên nó cũng là những kinh nghiệm hay có ích cho bạn trong tổ chức tiệc, đặc biệt là chiêu đãi khách nước ngoài.

    Đối với khách nam giới, bạn cần chú ý tuổi tác và địa vị của họ. Các yếu nhân ngồi ở những chỗ quan trọng nhất, tùy theo chức vị của họ mà bạn sắp xếp chỗ ngồi. Nếu hai yếu nhân có chức vị ngang nhau thì bạn chọn chỗ ngồi quan trọng cho yế nhân lớn tuổi hơn. Nếu hai người cùng chức vị và tuổi tác thì bạn ưu tiên chỗ quan trọng cho người ở xa đến.

    Đối với phụ nữ cần chia thành hai loại đối tượng: không có địa vị, chức tước riêng và có địa vị, chức tước riêng. Đối tượng thứ nhất: bạn nên sắp xếp chỗ ngồi tùy theo chức tước và địa vị của  chồng họ, đối tượng thứ hai sắp xếp theo chức tước và địa vị của chính họ.

    Trong bàn tiệc nên sắp xếp nam nữ ngồi xen kẽ, khách danh dự nam ngồi bên phải nữ chủ tiệc hoặc nam chủ tiệc. Không nên sắp vợ chồng ngồi cạnh nhau. Nếu khách đông hon 8 người nên đề tên khách tại chỗ ngồi (viết trên tấm thiếp nhỏ, đặt trên bàn nơi khách ngồi hoặc để dưới ly nước).

    Nếu biết một số khách lịch lãm, vui tính bạn nên bố trí đều khắp các bàn ăn để tạo không khí.

    Khi chủ nhà thông báo khách vào bàn tiệc thì phụ nữ bước vào bàn ăn trước, chủ tiệc sẽ hướng dẫn chỗ ngồi cho họ, nam giới theo sau và có nhiệm vụ kéo ghế mời các bà ngồi (chỉ kéo ghế cho các bà bên tay phải khách nam, mỗi vị khách nam chỉ cần kéo ghế cho một khách nữ mà thôi).

    * Nếu chỉ mời khách nam dự tiệc, có hai cách sắp xếp chỗ ngồi:

    - Chủ nhân ngồi ở vị trí chính, hai khách mời quan trọng nhất ngồi bên trái và bên phải. Từ hai bên này tỏa ra quanh bàn tiệc là những chỗ ngồi có mức độ quan trọng giảm dần. Như vậy những vị khách cuối cùng ngồi gần đối diện chủ nhân (lưu ý là gần đối diện chứ không phải là đối diện, tuyệt đối không có chỗ ngồi thẳng trước mặt chủ nhân).

    - Chủ nhân mời khách quan trọng nhất ngồi đối diện mình. Kế đến là chỗ ngồi khá quan trọng bên tay phải chủ nhân, chỗ ngồi bên tay phải khách danh dự, tếp theo là bên tay trái và tỏa dần xung quanh bàn tiệc.

    * Nếu khách mời cả nam và nữ:

    Vợ chồng chủ nhân sẽ ngồi đối diện ở giữ bàn. Khách nam quan trọng nhất sẽ ngồi phía bên phải và trái nữ chủ nhân, khách nữ quan trọng nhất sẽ ngồi bên phải và trái nam chủ nhân. Cứ thế tỏa dần xung quanh bàn tiệc. Khách nam ngồi xen kẽ khách nữ. Cặp vợ chồng này không ngồi cạnh cặp vợ chồng kia, không ngồi đối diện nhau, tuy nhiên hai cặp vợ chồng có thể ngồi cùng một phía bàn.

    Nếu tiệc lớn, chủ nhân có thề vẽ sơ đồ chỗ ngồi cho khách và treo ở chỗ máng mũ, nón hoặc ở phòng tiếp tân để khách theo dõi và tìm vị trí của mình.  Và như thế thì cần phải có những tấm thiếp nhỏ ghi tên khách đặt trên bàn tiệc, thiệp của khách nào thì đặt trước ghế của khách đó, để ngừa trường hợp khách có thể sơ suất ngồi lộn chỗ.

    5. Việc tiếp khách:

    Người được phục vụ trước tiên là những vị khách quan trọng nhất. Phục vụ bàn có thể phục vụ người bên phải ông chủ nhà trước rối kế tiếp người ngồi bên trái. Tuy nhiên nếu có từ hai phục vụ bàn thì hai người khách ngồi cạnh chủ nhà sẽ được phục vụ trước tiên.

    Món súp được đặt phía bên tay phải khách.

    Các món khác như nước, bánh ngọt,..để bên trái khách.

    Nếu rót cafe nên dứng bên tay phải khách để rót, còn đường thì tự khách dùng theo ý thích. Khi khách dùng xong, phục vụ bàn đứng bên tay phải của khách, dùng tay phải để thu dọn các vật dụng.

    Nếu trong bữa tiệc chỉ có chủ nhân phục vụ thì nên để thức ăn trên một chiếc bàn dài để gần đó để tiện đi lại.

    Súp chỉ tiếp một lần còn các món khác thì tiếp hai lần trở lên. 

     Nếu có phục vụ bàn thì chủ nhân chỉ có nhiệm vụ khai tiệc, thường thì một phục vụ bàn sẽ phục vụ 06 khách. Phục vụ cho khách nữ quan trọng nhất rồi theo mứcđộ quan trọng giảm dần, người lấy món ăn cuối cùng là nữ chủ nhân. Sau đó phục vụ cho khách nam quan trọng nhất và tương tự như khách nữ, người lấy món ăn cuối cùng là nam chủ nhân.

    Trong bữa tiệc lớn thường có vài ba loại rượu, được đựng trong những loại ly khác nhau, phù hợp để thưởng thức rượu ngon hơn. Lưu ý là trong đợt rót rượu đầu tiên, chủ nhân phải là ngừơi rót rượu mời, sau đó phục vụ bàn có thể làm thay việc này. Người rót rượu cầm chắc phần dưới chai rượu để rót, nếu khách cảm thấy vừa đủ thì tự nâng ly lên một chút để báo hiệu ngưng rót. Mời rượu ngon, không nên pha đá mà nên ướp lạnh trước, rượu mạnh nên sử dụng ly nhỏ, rượu nhẹ thì rót vào ly lớn. Và với những món ăn khác nhau thì cần chọn rượu tương ứng để thêm ngon miệng, mặt khác tránh được một số phản ứng phụ khi dùng rượu không thích hợp với thực ăn.

    6. Cách ăn uống trong bàn tiệc:

    Khi ăn nên ngồi hơi nghiêng về phía trước, nhớ phải ngồi toàn bộ mặt ghế, không nên ngồi ở mép ghế. Bàn tay để trên bàn ăn, không để cả cánh tay lên bàn hoặc chống khủy tay lên bàn.

    Khi ăn súp không nên dùng miệng thỏi cho nhanh nguội, mà dùng thìa để khuấy nhẹ. Tránh nghiêng dĩa để vét cho hết súp.

    Món cá: Cầm nĩa tay phải, dao tay trái. Nếu muốn tách thịt ra khỏi xương thì dùng nĩa giữ miếng xương, dùng dao để tách thịt. Tốt nhất nên dùng loại dao riêng cho món này, nếu không có dao thì dùng hai nĩa. Nếu trên bàn chỉ có một nĩa thì tay phải cầm nĩa, một tay cầm bánh mì giữ cá.

    Cần nói thêm rằng với những loại thức ăn khác nhau nên chọn và chuẩn bị những vật dụng đi kèm để  khách có thể thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn, nhưng cũng đừng nên chuẩn bị để trên bàn quá nhiều vật dụng vì đôi lúc làm khách lúng túng trong việc chọn vật dụng thích hợp cho món đang ăn.

    Lúc ăn nên để khăn ăn trên đùi, không nên dùng khăn này để lau ché, dĩa hoặc quấn lên cổ. Nên ngồi ngay ngắn, không duỗi thẳng chân hay ngả lưng sau thành ghế  lộ vẻ mệt mỏi. Đừng để ly, mỗng chạm lanh canh, đối với những vật dụng bằng thủy tinh khi sử dụng cần cẩn thận, tránh gây ra những va chạm hay đổ vỡ đáng tiếc ảnh hưởng tới bữa tiệc chung. Nhớ là không nên nói chiện lúc miệng đang đầy thức ăn đâu đấy, lỡ mà....

    Cần lưu  ý là khi đi dự những bũa tiệc lớn không nên dẫn theo trẻ con, trừ trường hợp tiệc gia đình hoặc được chủ nhà mời, khi dẫn theo trẻ con cần báo trớc với chủ nhà để họ bố trí sắp xếp.

    Lúc chạm cốc rưượu hay đặt cốc xuống bàn không nên tạo thành tiếng, không nên thách uống rượu hoặc phạt rượu.

    Lúc lấy thức ăn không nên để rơi vãi hay đảo thức ăn trong đĩa ăn chung, làm như thế không được lịch sự đâu nha!

    Khi cầm dao không nên để ngón tay trỏ xuống quá sâu đến phần lưỡi hay bên hông dao. Không nên dùng dao xắt hết thức ăn thành từng miếng nhỏ rồi bỏ dở, chỉ dùng nĩa để ăn.

    Lúc chưa ăn xong nên để dao và nĩa bắt chéo nhau trên dĩa, chuôi dao quay về bên phải, chuôi nĩa quay về bên trái. Khi ăn xong để dao và nĩa song song, điều này báo hiệu với phục vụ là đã dùng xong thức ăn và có thể dọn, còn khi đang ăn mà gác dao, nĩa lên giá thì có nghĩa đây là dấu hiệu báo với phục vụ bàn là khách đang đợi món tiếp theo.

    Không nên phê phán món ăn ngay trên bàn tiệc, không chê trách người phục vụ hay người bên cạnh.

    Không nên ăn vội vã hoặc quá chậm. Khi ăn bạn cần quan sát nhịp độ và không khí ăn của cả bàn tiệc, không nên chỉ chú ý vào việc ăn uống mà quên mất việc giao tiếp trong bàn tiệc, đặc biệt với những tiệc được chiêu đãi nhiều món thì phục vụ bàn thường đem những món ăn tiếp theo khi món trước đã được cả bàn dùng hết, vì vậy nếu bạn ăn vội vã hay chậm quá cũng sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh mình.

    Khi xỉa răng nên lấy tay che miệng lại, thực hiện nhanh rồi bỏ tăm vào dĩa nhỏ trên bàn. Không nên dùng tay để lấy những thức ăn trong miệng hoặc dính ở kẽ răng.

    Đối với những thức ăn có xương thì bạn không nên xương lên mặt khăn bàn mà nên dể vào chiếc dĩa nhỏ bên cạnh. 

    Nếu bạn lỡ đánh rơi đũa, thì hoặc nĩa thì đừng vội cúi người xuống nhặt  lên mà hãy yêu cầu phục vụ cho bạn một cái khác. 

    Đối với các bạn gái khi đi dự những bữa tiệc trong đó có những món nước như: súp, canh, lẩu,..thì chớ có dại mà đưa cả chén lên miệng để húp nước đấy, giải pháp tốt nhất là hãy dùng thìa.

    Cầm thìa muỗng thì cầm bằng ngón trái và ngón trỏ, tì ngón giữa lên một phần cán thìa. Khi lấy thức ăn xong cần nghiêng khẽ đầu để phục vụ bàn mang mâm thức ăn ra, không cần cám ơn.

    Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đọc từ nhiều sách, học được từ nhiều người, từ chính những bữa tiệc được tham dự. Có thể có một số điều chưa thực sự phù hợp với truyền thống của người Việt mình, Bởi chúng ta vốn rất tình cảm, rất gần gũi và thân quen, thường thì không thích bị gò ép vào một khuôn khổ hay những quy tắc, đặc biệt là trong ăn uống, mọi ngừơi đều đặt yếu tố thoải mái và thân tình lên trên hết, vì vậy mới hay có câu: người nhà cả ấy mà. Nhưng thiết nghĩ tất cả những điều này sẽ có ích đối với cuộc sống của mỗi người, ít nhất một lần. Nó không phải là quy tắc ăn uống mà là một nét văn hóa trong thưởng thức văn hóa ẩm thực! Qua cách ăn uống cũng như cách giao tiếp của bạn trong bàn tiệc người khác có thể đánh giá về con người cũng như tính cách, lối sống của bạn hay nói cách khác: nết  ăn của bạn sẽ phản ánh chân thực con người bạn và cái nết đánh  chết cái đẹp mừ!

    Đối với những người đang hẹn hò thì việc dự tiệc còn là một cơ hội để chọn lựa và lấy điểm trong mắt nhau. Nếu  trong lần hẹn hò đầu tiên nếu được mời đi ăn thì bạn gái nên để bạn nam chủ động lựa chọn nơi đến ăn tiệc, bạn nam nên để bạn gái chọn món trước. và lúc này thì các bạn gái hãy khôn khéo nhé: đừng nên chọn những món như cua, ghẹ,..hoặc những mòn ăn mà bạn phải kì công để thưởng thức nó - những lúc như thế này bạn không thể chắc được rằng mình sẽ đủ bình tĩnh và khéo léo để xử lí hết chúng đâu?

    Khi đi dự tiệc bạn cũng cần để với trang phục, không quá rườm rà và màu mè, trang điểm không quá đậm,  nhưng cũng không quá đơn giản mà cần lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng, chan hòa, phù hợp với từng khung cảnh. Nếu tóc dài thì nên vén gọn gàng để không vương vào thức ăn và ảnh hưởng tới ngừơi bên cạnh.

    Chúc vui vẻ! 

1 Góp ý:

Vào lúc 10:36 AM | Thứ Hai, ngày 28 tháng 01, 2008, Heo va Meo

zzheoquayzzmột bài viết hay. Good!!!

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về

taintedsong.com taintedsong.com taintedsong.com