Tìm hiểu về những vũ khí bí mật của điệp viên
Điểm Ngôi sao Blog: 6 (1 lượt) |
|
1. Những cây gậy giết người:
Từ những năm 1980, việc ngụy trang nòng một khẩu súng dưới dạng những vật dụng bình thường tránh gây nghi ngờ đã đựơc nhiều nhà khoa học tìm tòi nghiên cứu. Ưu điểm của vũ khí này là khiến đối phương không nghi ngờ và dễ dàng mang tới nơi cần hành động một cách thông suốt. Những loại vũ khí này tỏ ra thực sự thích hợp khi được ngụy trang dưới dạng những vật dài như cần của chiếc tẩu thuốc, nòng súng chính là chiếc cần, còn cò súng là phần ở tay cầm. Nhà thiết kế vũ khí Keller của Pháp đã thiết kế được một cây gậy như vậy: bề ngoài, khẩu súng chỉ là một cây gậy bình thường, trước khi bắn, phần nắp chụp được mở ra, còn phần cán đóng vai trò là báng và cò súng. Không dừng lại ở đó, hoạt động tình báo khác được ngụy trang bên trong những vật tưởng chứng như không thể nguy hiểm như dùi cui, búa, dao găm hay những thanh kiếm.
2. Khẩu súng hình chiếc hộp xì gà:
Từ chiến tranh thứ hai, vật dụng tưởng chừng như không có tính năng giết người đã được đưa vào sử dụng. Ngừơi Anh chính là những ngừơi sáng chế ra chúng.
Đây là một loại súng có nòng dài 75mm và đường kính 4.5mm. Nòng của khẩu súng được gắn vào một khoang chứa đạn và thuốc nổ, tiếp theo là kim hỏa, lò xo, và cơ cấu cò. Tất cả được ngụy trang dưới một điếu xì gà nổi tiếng thời đó. Để bắn, ngừơi sử dụng chỉ việc bẻ phần đầu lọc của điếu xì gà giả, gỡ nắp thép và dùng móng tay ngoắc vào phần cò súng. trong thời gian chiến tranh, những điếu thuốc như vậy đã được người Mỹ chế tạo cho các điệp viên của mình khi hoạt động tại Châu âu
Không dừng lại lại ở đó, các nhà khoa học tình báo đã liên tục nghiên cứu những vật dụng có khả năng đánh lừa kẻ thù cao nhất, đảm bảo cho điệp viên hoàn thành những sứ mệnh nguy hiểm của mình, và những khẩu súng mi ni giấu trong những chiếc tẩu thuốc đã được trọng dụng. Khẩu súng hình chiếc tẩu thuốc là sản phẩm của người Mỹ, phần cán gỗ của tẩu chính là đuôi súng, bên trong có một nòng thép dài 36 mm nằm trong lớp bọc chất dẻo. Kim hỏa được sử dụng thông qua một nút bấm. Khi sử dụng, điệp viên chỉ cần giả vờ như muốn mời thuốc người đang nói chuyện rồi mở hộp thuốc, đồng thời dùng ngón tay hát nút ra khỏi rãnh ngang và bấm nút nhằm về hướng đối phương. Tầm sát thương của khẩu súng tuy chỉ giới hạn trong phạm vi vài mét, nhưng với tính chất bất ngờ và tính năng tốt của khẩu súng tinh xảo này thì đối phương hoàn toàn có thể dễ dàng bị hạ gục.
3. Súng giảm thanh
Loại vũ khí này hoạt động theo nguyên tắc là phải nén lại khí thoát ra từ nòng súng khi bắn. Những viên đạn bắn ra từ khẩu súng sử dụng thiết bị giảm thanh thường có tốc độ chậm hơn vận tốc âm thanh để tránh hiện tượng va chạm với bức tường âm thanh gây ra tiếng động như những viên đạn thông thường.
Tuy nhiên, súng giảm thanh không có nghĩa là hoàn toàn không phát ra âm thanh nào, bởi nó không thể triệt tiêu được tiếng động do các bộ phận của súng gây ra. Điều cơ bản là loại vũ khí này có khả năng giảm âm thanh tới mức ngừơi khác không thể phát hiện nếu ngừơi sử dụng đứng trong đám đông hoặc cách xa mục tiêu một đoạn.
Theo những tài liệu mới công bố của Nga thì khi bắn, súng giảm thanh chỉ gây một tiếng động còn nhỏ hơn tiếng bùng tay. Để đảm bảo bí mật, loại súng giảm thanh cũng triệt tiêu luôn cả ánh lửa lóe lên trước nòng súng khi khai hỏa. Ngoài khả năng bắn đạn thông thường, các loại súng mini giảm thanh còn có thể bắn được chất độc. Với những tính năng nay, kỹ thuật giảm thanh đã được đưa vào những khẩu súng mini và được các nhân viên tình báo sử dụng rất phổ biến.
4. Khẩu súng hình bao thuốc lá:
Bao thuốc lá bình thường có thể vỏ bọc lý tưởng cho các loại vũ khí chết người. Một điệp viên của cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô là Nikolai Khokhlov, đào ngũ sang Tây Đức năm 1954, đã tiết lộ cho giới tình báo phương Tây một loại vũ khí độc đáo và lợi hại giấu trong bao thuốc lá. Khẩu súng đặc biệt này sẽ tự động bắn ra mọt loại đạn chứa đấy thuốc độc khi " bao thuốc lá' được mở để mời ai đó.
5. Khẩu súng hình chiếc lắc chìa khóa:
Đây là loại vũ khí siêu nhỏ vô cùng lợi hại do các kỹ sư tình báo Bulgaria chế tạo. Nó có khả năng bắn được 32 viên đạn có chứa chất độc gây chết người. Bình thường trông khẩu súng giống như một chiếc lắc chìa khóa hình chữ nhật vô hại, nhưng nếu bấm, một nút nhỏ trên đó nó có thể khai hỏa hai nòng súng bí mật bên trong. Loại súng này chỉ có kích thước 2.5 x 7.5 cm nên dễ dàng giấu trong người và qua mặt các nhân viên kiểm tra.
Vì khẩu súng hình lắc chìa khóa có kích cỡ nhỏ và nòng súng ngắn nên khi bắn thường giật rất mạnh, tiếng nổ lớn và độ chính xác chưa tuyệt đối. Bởi vậy, vũ khí này được các chuyên gia coi là sự lựa chọn cuối cùng cho điệp viên khi không còn cách nào khác.
Cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol cho biết, kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, loại vũ khí này đã xuất hiện trên thị trường ngầm và có thể dễ dàng mua được ở các nước Nam âu với gía chưa đầy 30 USD/chiếc.
6. Vũ khí tự sát bí mật:
Trong thời kì chiến tranh lạnh, các thiết bị thẩm tra, xét hỏi đã đạt tới độ tinh vi về cả tâm sinh lý và y học. Mặc dù vậy, quá trình điều tra vẫn thất bại nếu các điệp viên bị bắt quyết tâm tuẫn tiết bằng một loại thiết bị tự sát bí mật nào đó, như vậy cho dù các thiết bị thẩm tra có hiện đại đến đâu cũng đành phải bó tay.
Những điệp viên hoạt động ngay trong lòng địch có thể sẽ phải tự chọn cái chết để tránh để lọt thông tin tối quan trọng vào tay đồi phương, đảm bảo an toàn cho các đồng nghiệp trong đường dây.
Loại vũ khí tự sát dễ cất giấu và gây chết người cực nhanh đã được trang bị cho nhiều điệp viên. Họ luôn sẵn sàng cho việc sử dụng chúng trong trường hợp cuối cùng, khi khả năng thoát hiểm không còn. Một trong những cách thức phổ biến để giấu loại độc tố cực mạnh có thể gây chết người trong vòng vài giây là chứa trong viên thuốc hình con nhộng, ống tiêm hay hộp nhỏ.
7. Súng "ống chích" Stinger:
Stinger là loại súng mini do các kỹ sư tình báo phương Tây chế tạo, loại vũ khí này có khả năng bắn được 22 viên đạn. Số lượng đạn không nhỏ đó được chứa trong một chiếc hộp gắn ở phía sau nòng súng làm bằng loại nhựa đặc biệt.
súng Stinger có thể được thiết kế theo hình dáng giống như một sản phẩmn trang điểm của phụ nữ hoặc hình dáng đồ vật nào đó có kích thước nhỏ gọn nến rất dễ cất giấu.
8. Súng hình thỏi son:
Nếu tình báo phương Tây có súng "ong chích" Stinger thì KGB (cơ quan tình báo Nga) cũng có loại súng bắn đạn 4.5 li có hình dáng giống hệt một thỏi son. Thiết bị này có thể giấu kín trong người điệp viên và dễ dàng qua mặt những nhân viên kiểm tra.
Khẩu súng loại này sẽ khai hỏa khi người sử dụng xoay một phần tu chiếc vòng đặc biệt trên đó để kích nổ. Do kích cỡ nhỏ nên súng hình thỏi son đã hạn chế tầm bay của đạn khiến nó không đi được xa.
9. Súng hình cây bút:
Loại vũ khí giảm thanh mini này được thiết kế để có thể gập trong một tờ báo và bắn ra từ nơi cất giấu. Bộ giảm thanh này phát huy tác dụng cao khi nó khai hỏa trong điều kiện đã ép sát vào cơ thể đối phương.
Ngay từ chiến tranh thế giới thứ hai, KGB đã thiết kế loại súng giảm thanh hình cây bút với hai chức năng: bắn đạn thông thường và bắn khí độc.
Loại chất độc thường được sử dụng cho khẩu súng loại này là ricin, một dạng độc tố cực mạnh được chiết xuất từ con hải li và chưa đầy 40 microgram. Điều đặc biệt là loại độc tố này rất khó phát hiện trong máu của nạn nhân, giúp điệp viên bảo toàn vỏ bọc khi điệp vụ hoàn thành.
10. Súng tàng hình:
Sự ra đời của một loại gốm đặc biệt đã chính thức cho ra đời một loại súng có thể dễ dàng lọt qua những thiết bị máy móc kiểm tra tối tân như máy dò kim loại và máy chiếu, được mệnh danh là súng tàng hình hay còn gọi là súng kính (Glass gun) của Mỹ.
Nòng và một số bộ phận của súng được sản xuất từ mọt loại gốm có thành phần được giữ bí mật nghiêm ngặt. những bộ phận còn lại ít phải chịu tải khi bắn đều được làm từ chất dẻo. Súng tàng hình cũng cần có đạn tàng hình và chính khẩu súng này đã được sử dụng những viên đạn đặc biệt không vỏ bằng chất dẻo. Để tăng khả năng xuyên thủng của các loại đạn chất dẻo này, phần đầu đạn được làm với dạng đặc biệt theo hình mỏ chim. Dù chỉ có trọng lượng từ 2 - 3 gam nhưng loại đạn này có thể xuyên thủng một chiếc áo có chống đạn cách xa 25m.
11 Những khẩu súng gắn trong người:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nhà phát minh Elkins (Mỹ) đã chế tạo ra một thiết bị bắn nhiều nòng (thực chất là một chiếc hình hộp chữ nhật được uốn theo chiều cong của cơ thể và gắn lên người bằng các loại dây đai
Nguyên tắc hoạt động: Khi chẳng may bị nghe lệnh phải giơ tay lên, ngừơi sử dụng vũ khí này chi việc nghe theo mệnh lệnh. Khi thực hiện động tác này, một ống nối với hệ thống cò đã được làm căng và sẽ bắn ra một loạt đạn bi từ nhiều nòng
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã chế tạo được một tổ hợp vũ khí đặc biệt được gọi là " Một phần của thành công". Vật dụng này được sử dụng để giúp các điệp viên trong những cuộc trốn chạy trong trường hợp bị bắt. Đó là hai cơ cấu bắn có nòng, một gắn ở phía trước và một gắn ở phía sau trong một bộ áo liền quần. Súng được phát hỏa cũng chính là động tác giơ tay lên: tay trái để bắn bộ phận phía sau, tay phải để bắn bộ phận phía trước. nhiều nhà thiết kế còn đặt các nòng súng của mình trong tay áo. Tại Mỹ, một kiểu súng gắn nòng bên trong tay áo và bắn được vài phát liền cũng được điệp viên ưa dùng. Cũng trong thời gian này, quân Đức đã chế tạo cả loại súng phóng lựu đạn gắn trong tay áo, vừa đảm bảo tính bất ngờ vừa không gây ồn.
Ngoài ra còn phải kể tới rất nhiều vũ khí các điệp viên dùng để thực hiện điệp vụ được gắn trong găng tay, thắt lưng thậm chí là gót giày, bật lửa hay đồng hồ,...
(Nguồn: tư liệu)
Viết bởi soidaxua >> 08:46 PM
1 Góp ý:
phai mua 1 cai xai moi dc ^^
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây ! << Trở về