» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình
   
  saodem
 
   
 
Thứ Hai, ngày 09 tháng 04, 2007

Đến đột ngột đi bất ngờ
Điểm Hội thi Ngôi sao Blog - 2007: 6 (1 lượt)
| Bình chọn:

Đến đột ngột, đi bất ngờ! Đó là “phong cách” lên giảng đường của nhiều SV  hiện nay. Nhưng dù không bỏ học, nhiều SV hiện nay thực chất đã tự biến mình thành … máy dự thính! Bởi dẫu có ngồi trong lớp, tâm hồn họ vẫn treo ngược ở cành cây!

"Điểm danh" những kiểu bỏ học … hợp pháp! 

Dự giờ thầy cô giáo 

Những SV “thoắt ẩn thoắt hiện” này thường xuất hiện vào giờ “G” - giờ điểm danh. Điện thoại di động đã giúp không ít người “thiên biến vạn hoá”. 

SV lớp Báo mạng K24 - Học viện Báo chí Tuyên truyền đã quen với kiểu đi học như “VIP” của K. Hàng ngày, K. chỉ đến lớp vào tiết 2, hoặc tiết 3, nghĩa là nếu vào mùa hè thì phải qua cơn ngủ trưa mà mùa đông thì phải qua những cơn mưa phùn rét buốt. Rồi đến tiết 4, K. lại … “bốc hơi”!

Chỉ ngần ấy thời gian cũng đủ để cậu ghi tên mình vào tờ điểm danh của các thầy cô giáo. Thậm chí, có những hôm điểm danh bất chợt, chỉ sau ít phút, K. đã lại có mặt và “dạ” rất gọn gàng. Nếu có bài kiểm tra, K. vẫn đủ. Cho nên, dù nghỉ học rất nhiều, K. vẫn nghiễm nhiên đủ điều kiện thi các môn.  

Tự biến mình thành … “máy dự thính” 

Đây là những SV lên lớp đầy đủ. Gần như không buổi học nào lại thiếu vắng họ. Họ làm cho quân số lớp vẫn đông đủ. Và nếu chỉ nhìn vào tờ giấy điểm danh thì quả thật họ chăm chỉ nhất lớp. Nhưng thực chất, họ lên lớp làm gì? 

Đối với H., SV năm thứ 3, ĐHSP Hà Nội thì cứ mỗi buổi sáng lên lớp là một buổi …ngủ! Lí do là đêm nào nàng cũng đi dạy về muộn, lại không chịu đi ngủ sớm. Giờ học là giờ mặt nàng thấy gắn bó với … mặt bàn! Có những hôm, bị cô giáo gọi, hỏi lại thì ngượng nên đành đứng như trời trồng giữa lớp, mắt mũi vẫn đỏ hoe, mồm miệng thì lắp bắp. 

Một dạng khác. Sau những đêm chơi Game thâu đêm suốt sáng, những SV dự thính thẫn thờ bước vào giảng đường. Họ vẫn chưa quên những nhân vật trong Game Online thì giấc ngủ mơ “tự thuở nào ập đến”! 

N.K.T đã học năm cuối Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp, ĐH Xây dựng Hà Nội. Nhưng cứ mỗi lần lên lớp, T. đều lơ tơ mơ như người mộng du. Hình ảnh quen thuộc mà những bạn học cùng nhớ về cậu là lúc nào cậu cũng nằm thượt trên chiếc bàn học. Nếu có ai nhắc nhở nên về nghỉ, cậu nhấc đầu dậy, buông một câu tỉnh bơ “sợ điểm danh lắm” rồi lại thiêm thiếp “giấc nồng”. 

Thế là việc dạy các thầy cô cứ dạy, việc ngủ các SV cứ ngủ! Lớp học biến thành giường ngủ bất đắc dĩ. Nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhắc nhở. Nhưng điều đó tỏ ra vô hiệu. Thậm chí, một số thầy còn cho những SV này về … ngủ để không mất hứng thú giảng bài! 

Tự biến thành …những nhà thơ “bất đắc dĩ”  

Với kiểu này, phần hồn của họ có thể lang thang trong Võ lâm truyền kỳ hay sục sạo trong Audition (tên các game).  Hoặc, là các suy nghĩ "phải làm thế nào cho con “dế” thật sành điệu. Chiếc Nouvo của mình giờ đã không còn thời thượng bằng chiếc Vespa của thằng bạn ngồi cạnh".. Hay, đơn giản, họ chỉ nghĩ rằng bao giờ cho hết tiết học, bao giờ không “phải” đi học và “bị” điểm danh... 

Vì thế, đương nhiên là họ không nghĩ đến bài học. Tâm hồn họ gieo giắc mỗi nơi một ít suy nghĩ. Cho nên, mới có nhiều cảnh, thầy giáo gọi, SV không những không trả lời được mà còn hỏi lại "thầy hỏi gì ạ?" 

Có thể nói, đây là một dạng thức “trốn học hợp pháp” nhất mà SV nghĩ ra để vừa không “phải” thu nạp kiến thức vào đầu, vừa không “bị” các thầy cô điểm danh vắng mặt! Vẫn có mặt ở trên lớp học. Nhưng điều quan trọng nhất là họ không học bài. Và lớp học trở thành … chùa Bà Đanh thời hiện đại: Tấp nập bóng người nhưng luôn luôn thiếu những bộ óc đang thực sự tư duy! 

Cũng có 1001 giải pháp 

Hàng năm, chuyện thi trượt rồi thi lại là chuyện thường ngày “như cơm bữa”. Ngay cả bản thân SV cũng tự nhận thấy cách học tập của mình không ổn. Hầu như thời gian trên lớp bị lãng phí, chất lượng bài học thấp rõ rệt vì họ lơ đễnh, hồn nhiên “bỏ học” mà không biết. 

Giải pháp cổ điển nhất hầu hết của các trường là “điểm danh”. Ban đầu là điểm danh 1 lần trong suốt buổi học. Nhưng các thầy cô nhận thấy, sau giờ điểm danh, SV “rụng” dần.   

Một số SV hay nghỉ học nắm được “thóp” điểm danh của thầy. Họ biết thầy cô môn này hay điểm danh giờ nào thì cứ “căn” chuẩn gìơ đó đến “góp mặt” vào giấy điểm danh. Rồi sau đó “bốc hơi”!  Thế là các thầy thực hiện điểm danh hàng tiết, có khi đang dạy dở, thầy cũng điểm danh. Còn có thầy, không điểm danh lần lượt mà “bỏ nhỏ” vài người để SV  không biết đằng nào mà … “lần”! 

Thầy Hoàng Minh Lường, giảng viên Lý luận văn học Học viện Báo chí Tuyên truyền là một ví dụ tiêu biểu cho cách điểm danh “độc đáo” này. Thầy cho biết, bản thân cũng không muốn làm như vậy vì nghe nó “trẻ con” quá. Nhưng lớp học mà vắng nhiều, thầy cũng “chán”, mất hứng. 

Nhưng giải pháp này lại không “đối phó” được với những SV hay ngủ gật và những SV để tâm hồn mình “treo ngược ở cành cây”! 

Theo ý kiến của nhiều SV và ngay cả các thầy cô giáo, học theo kiểu thảo luận, trực tiếp trao đổi sẽ khiến SV bị kích thích và tập trung hơn. Có buồn ngủ, họ cũng không ngủ được. Mặt khác, chính những SV này nhận thấy, nếu thường xuyên kiểm tra giữa kì và điểm kiểm tra đó được tính vào điểm thi học phần thì bắt buộc họ phải học từng bài, từng ngày chứ không để đến cuối kì mới học “xổi” như hiện nay.

baohienth >> 02:53 AM 1 góp ý

1 Góp ý:

Vào lúc 11:15 PM | Thứ Hai, ngày 09 tháng 04, 2007, Khải Hoàn

Xét về hiện tại , cách dạy và học của Việt Nam từ dưới lên cao lâu nay lạc hậu so với thế giới.
Xét về lịch sử , thì hiện tại cách dạy và học thua thời Pháp thuộc hoặc thua những năm sau kháng chiến chống Pháp (1955-1960) . Tựu chung lại vẫn là các vấn đề : Học gì ? Ai học ? Ai giảng? Học ở đâu ? Học thế nào? Cái gì cần học trên lớp? Cái gì không cần lên lớp mà học tại nhà? Các cụ xưa đã nói :" Học thầy không tầy học bạn!" nghĩa là sao (Học Nhóm thảo luận). Vấn đề dân chủ tự do phát huy khả năng độc lập sáng tạo của học sinh, sinh viên thế nào? Phải kiên quyết sửa đổi thói quen vô ích của mình một cách toàn diện. Hãy làm tất cả những gì để tư duiy được giải phóng cất cánh khám phá chân trời mới.
Hãy mau tổng kết tất cả các tính nết xấu của người Việt để lên đường văn minh mạnh giỏi !

Lưu ý rằng học tập mà vì động cơ vớ vẩn thúc ép thì sao thành tài được. SV sợ điểm danh ư ? Sợ kiểm tra ư ? Sợ thầy cô ư? Bản lĩnh làm chủ đâu rồi ? Nếu không thích học ta về quê tìm việc làm ăn vui vẻ với đời nào có sao đâu mà phải hy sinh đức làm người nam nhi trong trời đất (sợ sệt thì rèn tính can đảm vô thường chứ đến lớp ngủ là dối mình, dối thầy )

Bài của bạn nêu một thực tế đáng buồn, làm sao đây ???

» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây !

<< Trở về

Blog baohienth
baohienth

Tên:
baohienth
Nơi cư ngụ:
Quy Nhon, Vietnam

Số điểm của Blog này là 98 (số lần vote: 18)

Xem thông tin cá nhân
Album Cá nhân
Danh sách bạn bè (7 bạn)
Kết bạn với blog này
Gởi tin nhắn
Thông báo bài xấu

Trang web của tôi

Đường dẫn yêu thích

    Các bài viết trước

    Lưu trữ

     
       
     
    Bản quyền thuộc về công ty TNHH giải pháp doanh nghiệp An Thành I.Q