Vietnamese community after tsunami in Phuket
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở PHUKET, THÁI LAN:
Ngổn ngang tâm trạng khi xuân về
Trong đợt động đất, sóng thần vào ngày 26/12/2004, Phuket (Thái Lan) là một trong ba nơi bị tàn phá nặng nề nhất khu vực, thiệt hại về người và của chưa thể ước lượng được hết trong vòng 2 tháng sau thảm họa. Đáng lưu ý là địa phương này đang có khoảng 800-1.000 người Việt sinh sống, làm ăn từ 10 năm qua. Một tuần sau biến cố kể trên, cũng là một tháng trước tết Ất Dậu, PV Phụ Nữ đã đến Phuket, và ghi nhận được những câu chuyện của người Việt xa quê, với nhiều nỗi niềm ngổn ngang khi cái tết dân tộc sắp đến, trong lúc họ bỗng chốc "trắng tay" bởi thiên tai quá ác nghiệt, mọi thành quả lao động gầy dựng từ nhiều năm chỉ trong mấy chục phút đã cuốn trôi theo sóng thần ra biển...
Về quê hay ở lại?
Đây là lần thứ hai, trong vòng nửa năm, tôi đến Phuket-vốn được mệnh danh là "thiên đường du lịch" của cả khu vực DNA. Trong chuyến bay đêm từ Bangkok đến Phuket, tôi đã cảm nhận một điều bất thường: đang là mùa cao điểm khách Tây đến Thái Lan (quý đầu tiên của năm), những chiếc máy bay chỉ có lèo tèo vài hành khách. Thậm chí, khi tôi yêu cầu chỗ ngồi cạnh cửa sổ, nhân viên làm thủ tục lên máy bay cho tôi còn mỉm cười nói:
"Anh thật can đảm khi dám đến Phuket lúc này! Anh có thể chọn của sổ bên trái hay bên phải tùy thích, khi lên máy bay, có thể di chuyển hàng ghế nào tùy thích!". Đúng như vậy, tôi cảm thấy lọt thỏm giữa 9 chỗ trống còn lại trong hàng ghế, và cứ cách 2-3 hàng ghế mới có một khách, với vẻ mặt đăm chiêu, tư lự.
Buổi sáng hôm sau, khi tôi ra bãi biển Patong-điểm du lịch "nóng" nhất của Phuket, tuy những con sóng lăn tăn đang vỗ vào bờ, nhưng cảnh tượng trước mặt còn thê thảm hơn mình có thể mường tượng: những hàng quán phục vụ du khách ven biển đổ nát, điêu tàn như mới trải qua một cuộc chiến khốc liệt.
Đường Thawiwong vẫn còn bị đọng nước, lở lói sau còn sóng thần. Và thay cho sự nườm nượp du khách phương Tây như tôi đã từng thấy lần trước là từng nhóm công nhân xây dựng cần mẫn dọn dẹp rác, sửa sang những cửa hiệu đã bị phá hỏng.
Rời bãi biển, tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm người Việt-những người đã chứng kiến tận mắt cơn sống thần cuốn đi một phần gia sản của họ trong chốc lát. Trên đường Rat-U-Thit 200 Pee-nằm cách bờ biển không xa, anh Bùi Thanh, 35 tuổi, người Việt đầu tiên mà tôi gặp tỏ ra khá mừng rỡ, khi nhận thấy đồng hương. Giống như nhiều người Việt qua đây kiếm sống bằng nghề bán hàng, anh Thanh bán đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu của du khách phương Tây: nón, dép, kính mát, quần đùi, ví dam…
Anh bảo rằng mấy ngày nay cửa hàng của anh buôn bán không được như trước sóng thần, một phần vì du khách đìu hiu, một phần vì những người bán hàng ngoài bờ biển sau khi thu gom hàng hoá còn sót lại đã bán phá giá: 50-100 baht (20. 000-40.000 đồng/món) ngay trên lề đường cạnh các cửa hàng bán đồ tương tự. Quả thật, chỉ cần dạo một vòng đường Rat-U-Thit 200 Pee, tôi cũng đã kịp nhận ra những gương mặt VN đang tất bật bán hàng trên cả hai lề đường.
Được biết họ chấp nhận ngồi bán hàng trong cái nắng chang chang từ 9 g sáng đến cái lạnh se sắt của 12 g đêm để mong “thu hồi được đồng nào, hay đồng nấy-cô Nguyễn Thị Trang, 23 tuổi, từ TP.HCM qua Phuket bán hàng được một năm nay, nói.
Nghe “co nhà báo từ VN qua thăm hỏi, anh Ngô Quang Hà, 41 tuổi-một trong vài nhân chứng người Việt hiếm hoi của sóng thần, chủ của một trong những shop lớn nhất của người Việt sát bãi biển Patong, vội chạy đến tìm tôi. Anh thuật lai:
"Tôi không ngờ cái ngày nắng đẹp ấy (trời nắng từ sáng đến chiều, kể cả trong lúc diễn ra sóng thần), cái shop hàng trị giá hơn 300.000 baht (120 triệu đồng) của tôi bỗng nhiên tan thành bọt nước. Khi tai họa xảy ra, tôi đang lúi húi bày hàng, chợt nghe tiếng gào thét thất thanh, những bước chân hốt hoảng chạy lên từ bờ biển, tôi cứ tưởng có khủng bố, nhưng chưa kịp định thần đã thấy cột sống đến cao như một con tàu cuộn nhanh vào bờ, phủ ập lên toàn bộ dãy cửa hàng ven biển.
Một chiếc xe hơi đậu ven đường bị nước cuốn nhào vào người, đẩy tôi lên nóc cửa hàng. Sau đó, tôi chỉ kịp leo lên một cây thốt nốt cao 15 m (được trồng làm cảnh ven đường). Cảnh tượng lúc này chẳng khác nào như trong phim khoa học viễn tượng của Hollywood: những chiếc xe hơi bẹp dúm, lềnh bềnh trên mặt nước như những món đồ chơi của con nít, tường nhà, cột sắt của các hàng quán bị “tung hứng trong cơn cuồng nộ của thiên nhien…“hau sóng thần, tôi bị trầy suot khắp người, với 5% hàng hoá còn sót lại (quần áo), sau khi giặt sạch, tôi bán đổ, bán tháo, thu hồi đuợc 30. 000 baht (12 triệu đồng)”.
Được biết, tai Thawiwong-con đường đẹp nhất, đông khách nhất bãi Patong, 6/10 cửa hàng là do người Việt làm chủ, nhân viên bán hàng người Việt hầu như có mặt trong 9/10 shop. Để kiếm được chỗ tốt như thế, chủ shop bình quân phải đặt cọc hơn 100.000 baht (40 triệu đồng), chưa kể tiền thuê 40.000 baht/tháng (16 triệu đồng)…nguoi Viet cất hàng từ Bangkok, Phuket…, và lượng hàng gối đầu chỉ chiếm tỷ lệ 1/3.
Do vậy, người nào không có vốn buộc phải mượn nợ góp nơi một số người Việt chuyện cho đồng hương vay. Một chủ cửa hàng tiết lộ: mỗi khi kẹt vốn phải vay 50.000 baht (20 triệu đồng), trả góp mỗi ngày 1.000 baht (400.000 đồng) trong vòng 2 tháng. Chủ người Việt của các cửa hàng mà tôi có dịp gặp đều bảo rằng, họ không mua bảo hiểm rủi ro hàng hóa, nên không có chuyện sẽ được bồi hoàn thiệt hại hậu sóng thần.
Đã vậy, chủ các shop muốn yên ổn làm ăn còn phải “biet điều với các cảnh sát, nhân viên quản lý thị trường mỗi khi họ làm luật, vì hàng bảy bán thường là đồ nhái hàng hiệu, trong lúc người bán đến Thái Lan dưới dạng du khách (cư trú một tháng, cứ gần hết hạn lại qua Mianmar đóng dấu cư trú 1 tháng mới, mất khoảng 1.000 baht (400.000 đồng)…
_ Chúng tôi đang trong tâm trạng rất trái ngang, dù mình bình an, vô sự sau cơn sóng thần. Ai mà không muốn về quê khi năm hết, tết đến, vì còn bố mẹ, vợ con, họ hàng ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…. Nhưng về mà trong lòng không vui, giống như người bại trận, vì tiền bạc không còn, vốn liếng gầy dụng bao năm đổ sông, đổ biển, lai tốn tiền mua vé máy bay.
Do vậy, nhân viên bán hàng người Việt nào cũng dè xẻn chi tiêu, chỉ dám ăn ở mức đủ no bụng, ở mức đủ ngả lưng. Mấy ngày sau sóng thần, chúng tôi ở không mà lo ngay ngáy, người thì mượn tiền đi xe về quê (mất 2,3 ngày đường, qua Lao), kẽ thì thắt lưng buộc bụng, giảm mọi chi phí xuống đến mức thấp nhất có thể. Vả lại, những người Việt bán hàng ở đây không có thói quen về quê ăn tết vì phải tranh thủ bán trong mùa cao điểm của du khách, thường thì đợi đến mùa thấp điểm giữa năm mới về.
Trong lúc ở lại thì bồn chồn, nghe ngóng tình hình không biết khi nào du khách mới quay trở lại, trong lúc một ngày ở xứ người là một ngày chi phí đủ thứ tiền: ăn, ở, đi lai…”–anh Hà tự sự.
Một người đồng cảnh ngộ khác, chị Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 34 tuổi, chủ 2 shop khác ven biển Patong, nói: Tôi qua đây đã được gần 8 năm, đã bán nhà tại Đà Nẵng để làm vốn gầy dựng cửa hàng. Công việc rất cực vì phải đầu tư nhiều vốn, làm tất bật từ sáng đến tối mịt, dù vào mùa cao điểm du khách, có thể buôn một bán (gần) mười, doanh thu đạt khoảng 1 triệu baht/tháng (400 triệu đồng, trong đó lời một nửa.
Chỉ gần một năm nay, việc buôn bán mới trôi chảy hơn nhờ mình đã có bạn hàng thân thuộc. Chưa kịp mừng vì mùa cao điểm đang đến, thì đã buồn vì sóng thần lấy đi tất cả những gì mà mình đã cất công gầy dựng sớm khuya. Cho nên, chỉ nửa tháng, 10 ngày trước tết, tôi mới định ngày về nước.
Là chủ cửa hàng đã tâm trạng như thế, nhân viên bán hàng còn ưu tư hơn nhiều. Cô Trần Thanh Vy-25 tuổi, từ Đà Nẵng qua Patong được hơn 4 năm, buồn bã nói:
"Bình thường với thời gian làm việc từ 9-24 g/ngày, nhân viên bán hàng người Việt được trả lương 8.000 baht/tháng (3,2 triệu đồng), sau khi trừ hết chi phí ăn, ở, thì khoản tiền còn lại ít hơn hẳn so với người Việt qua đây để giúp việc nhà (thù lao 100 USD, được bao ăn ở cùng chủ)".
Lòng người vượt qua sóng thần
Nằm trong con hẻm Soi Dapbon (Xe cứu hỏa)-không xa bãi biển Patong, phố VN” được hình thành từ 10 năm nay (trong lúc Patong-Phuket chỉ trở nên sầm uất khoảng 16 năm nay, với sự đổ bộ của du khách phương Tây, nhiều nhất là Bắc Âu, Thụy Điển...). Đa phần cư dân của phố này là người Việt sinh trưởng ở Lào, hoặc di cư từ các tỉnh thành khác của Thái Lan.
Mỗi gia đình người Việt thường có 5-7 con, bán hàng cạnh bờ biển, hoặc lao động phổ thông. Nguyên nhân là do đã có thời cộng đồng người Việt tại Thái Lan bị hạn chế đi lại, học hành, làm ăn. Một người trong phố VN” nói rằng, cuộc sống của người Việt tại Thái Lan chỉ trở nên dễ chịu hơn khi VN bắt đầu có tiếng nói có trọng lượng tại diễn đàn khu vực ASEAN, nhất là sau những chuyến viếng thăm song phương của nguyên thủ quốc gia VN, Thái Lan. Đặc biệt, người Thái đã có cái nhìn thiện cảm hơn với người Việt sau khi VN tổ chức thành công SEA Games 22…
Tôi có dịp vào thăm những gia đình 3 thế hệ tại phố VN”. Ông Lê Văn Thanh, 76 tuổi, và vợ, bà Nguyễn Thị Hoe, 67 tuổi, quê ở Quảng Bình, có 7 người con, 3 trong số đó bán hàng tại bờ biển Patong, mất tổng cộng khoảng 4 triệu baht (1,6 tỷ đồng) sau sóng thần.
Ông bà Thanh mừng vì các con bình yên sau thảm họa, nhưng cả nhà giờ đây chỉ biết trông chờ vào khoản thu nhập từ cửa hàng ăn bình dân (các món bún gà, cháo sườn có giá chỉ 30 baht/tô (12.000 đồng)) do bà Hoe bán từ sáng đến trưa ngay tại nhà. Sóng thần đã cuốn luôn dịp về nước ăn tết lần này của chúng tôi. Ở tuổi thất thập cổ lai hy, chúng tôi đâu còn mấy dịp về quê ăn tết nữa-ông Thanh tiếc rẻ.
Tại nhà ông Phạm Đức Hán, và vợ, ba Lã Thị Tách, cùng 75 tuổi, quê Nam Định, tôi cảm nhận được không khí đầm ấm của một gia đình VN: tivi bật kênh VTV 1-3, có người giup việc nhà từ Hải Dương qua, các con, cháu đều nói sõi tiếng Việt bên cạnh tiếng Thái. Ông Hân cứ xiết chặt tay tôi, trong lúc trò chuyện, còn bà thì nhẹ nhàng mời tôi ăn cây nhà lá vườn-quả đu đủ do chính tay cậu con rể người Thái trồng vườn nhà mang biếu bộ mẹ vợ.
Trong cuộc trò chuyện với tôi, ông nói rất nhiều về nhân tình thế thái, nếp gia phong của người Việt xa quê, kể cả chuyện cậu con trai lớn tiếc của do sóng thần đã khóc nức nở mấy bua…ba ngồi bên cạnh, lặng lẽ, bổn hổ với tôi là ráng chịu đựng một chút đi cháu, vì đã lâu rùi ông không gặp được người nào từ bên nhà qua!”.
Khi tôi từ giã ra về, ông còn cẩn thận lấy ra một tờ giấy đánh máy: Thơ mừng xuân do tôi tự sáng tác. Cháu giữ làm kỷ niệm. Tuyệt phẩm lục bát của ông khá dài, nhưng tôi đọc đi đọc lại mấy câu:
Một nhà xum họp trúc mai, càng sâu nghĩa biển, càng dài tình sông. Thái Lan chung giọt máu hồng, đàn con gốc Việt một lòng nhớ quê.
Trên chuyến bay về VN, bất giác tôi nhớ lại hình ảnh anh Bùi Thanh lặng lẽ cầm 3 cây nhang khấn năm mới an bình, trước cửa nhà trọ tại Phuket, trước khi ngồi xe ròng rã 3 ngày về quê Đà Nẵng. Tôi nhớ cả gương mặt cương nghị của anh Hà khi nói với tôi đầy quả quyết:
- Cho dù sóng thần đã lấy đi gần như tất cả, tôi sẽ không nản lòng mà sẵn sàng bắt tay làm lại từ đầu. Tôi chắc là nhũng người Việt khác tại Phuket cũng nghĩ như mình. Cho dù phải mất mấy tháng, mấy năm, Patong-Phuket mới có thể hồi phục được không khí náo nhiệt, sầm uất của một thiên đường du lịch như ngày nào, với lượng du khách bốn Phuơng “chen vai thích cánh từ đường phố tới hàng quán, bãi tắm.
Bởi lẽ, người Việt một khi đã chấp nhận xa quê để mưu sinh, là đương nhiên chấp nhận thử thách. Dù sao, trong lòng mỗi người, vẫn chan chứa hình ảnh người thân ở nhà, như một động lực giúp họ vượt qua mọi thử thách. Cho nên, lòng người có thể vượt qua sóng thần là vì những lẽ ấy.
0 Góp ý:
» Để gởi góp ý mới, bạn cần đăng ký 1 tài khoản tại đây ! << Trở về