» ngoisaoblog.com » Nghe nhạc » Viết bài » Đăng hình

Akshardham.com

Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt)
| Bình chọn:

T7.1.sep

">

Ngôi đền Hindu, có thể coi là một trong những công trình vĩ đại trong thời đại ngày nay, được xây dựng ở New Delhi từ 2000-2005. Mục đích là xây dựng một công trình lớn cho đạo Hindu và tôn vinh nền văn minh Ấn Độ.

Những điều mắt thấy tai nghe:

  • An ninh kiểm tra nghiêm ngặt, chỉ được phép mang ví tiền vào thôi, đồng hồ điện thoại máy ảnh thuốc lá ipod đồ điện tử đồ ăn... tất tần tật để ngoài. Khi vào chia làm 2 cửa nam nữ riêng biệt, qua cửa từ, tất tần tật mọi người đều bị sờ nắn (theo đúng nghĩa - phía nữ cho biết cảm thấy ko thoải mái tí nào) để đảm bảo không mang theo thứ gì khác ngoài ví tiền (checked)
  • Diện tích 40 hécta, toàn bộ nền đá, tường đá, hành lang đá... màu đỏ (riêng bãi đỗ xe thì chỉ là bê-tông thôi hehe). Đền chính thì bằng đá cẩm thạch trắng, vào trong nhìn lên trần nhà có khoảng chục cái dome làm bằng đá liền khối đường kính từ 2-3m, riêng cái dome chính đường kính tới 5m và cao (từ sàn lên trần nhà) 24m.
  • Ở đâu cũng thấy chạm khắc ở mức độ dày đặc, rất tinh xảo, bằng tay (!!!), một đám thợ vẫn đang chạm khắc. Riêng ở ngôi đền chính, số lượng hình thù được chạm khắc là khoảng 20.000 (voi lớn voi nhỏ, vũ nữ... đều từ những tảng đá cẩm thạch trắng liền khối cỡ khoảng 0,5-2-3m3), nếu cắt ra hoàn toàn có thể đem bán dưới dạng fine art.
  • Khách tham quan được dẫn đi xem nhà triển lãm 1, bên trong có một series các phòng trưng bày theo kiểu robotics-dioramas (mô hình như thật, người xem ngồi sát, cảm nhận mưa rơi, gió thổi lạnh buốt... các hình nộm đều là người máy, có thể cử động, làm một số động tác, hệ thống âm thanh ánh sáng cực kỳ hiện đại) kể về xuất xứ và cuộc đời của Bhagwan Swaminarayan Đạo Hindu.
  • Nhà triển lãm thứ 2 là một phòng trưng bày lớn, bố trí như một hang động, người xem ngồi trên thuyền đi chầm chậm ngắm các mô hình minh họa ở hai bên. Nội dung kể về sự vinh quang của nền văn minh Ấn Độ, bắt đầu cách đây 10.000 năm, tỏa sáng từ 5.000 năm, trên tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quân sự, toán, lý, hóa, thiên văn, triết, kinh tế blah blah blah... Có rất nhiều lĩnh vực mà Ấn Độ là thứ nhất, đầu tiên, sáng tạo, phát minh, phát hiện, chẳng hạn như nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch cách đây 2.500 năm, phát hiện định luật vạn vật hấp dẫn 300 năm trước Newton, làm những điều mà 500 năm sau Pytagore phát hiện ra, làm phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên cách đây 5.000 năm sau này truyền sang Ai Cập, phát triển ngành nha khoa từ thời cổ đại, hệ thống bệnh viện đầu tiên trên trái đất cách đây hàng nghìn năm với các bác sĩ y tá được phân công lao động rõ ràng, rất nhiều thứ tôn giáo được phát triển, những bài học về kinh tế, triết học, tâm lý.v.v... đều được truyền dạy một cách có hệ thống từ vài ngàn năm BC và chính là nguồn gốc của những khoa học này cho đến ngày nay. Vân vân và vân vân, nhiều quá em không nhớ hết, ko có gì để ghi chép cả, hơn nữa người máy hướng dẫn nhìn bên trái bên phải bên trái bên phải làm em cứ loạn hết cả lên.
  • Nhà thứ 3 là rạp chiếu phim, có thể nói là hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống nghe tuyệt hảo, nhưng hệ thống nhìn còn tuyệt vời hơn. Màn hình rộng 25m, cao 20m, hiển thị hình ảnh với chất lượng HD-Blueray. Em ngồi cách màn hình khoảng 10m, nói chung là choáng. Mọi người thử nói xem cảm thế nào nếu nhìn thấy một thằng bé 7 tuổi cao 15m đứng ngay trước mặt mình. Đến khi máy quay lướt trên thảo nguyên mênh mông hay những rặng núi hùng vĩ thì em có cảm giác bay bổng thực sự. Rất hay.
  • Màn cuối cùng là màn mùa nước. Có một khu rộng vài nghìn mét vuông cho mọi người ngồi xung quanh xem múa nước. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, hệ thống bơm nước điều khiển các tia nước theo tiếng nhạc, có thể phun lên cao 30m.
  • Xem múa nước xong thì 15.000 người kéo nhau ra về. Nói chung là đông, nhưng chỗ này quá rộng để cảm thấy chật chội. Vào ngày hội Hindu có 51.000 người ngồi đây hành lễ, lượng khách đến thăm hàng ngày khoảng 80.000

Cảm giác chung là rất ấn tượng, highly recommended.

0 góp ý



0 Góp ý:

Chưa có góp ý nào !

Gởi góp ý mới

<< Trở về