Bạn 25 tuổi, và không biết làm gì với cuộc đời mình?
Điểm Ngôi sao Blog: 0 (0 lượt) |
|
"Trong khi những người ra trường cùng năm với cô khá nhiều người đã ổn định, có thu nhập tính bằng nghìn đô, thậm chí có công ty riêng và một ngành nghề rõ ràng để theo đuổi, N.T vẫn đang đứng trước câu hỏi: làm cho tây hay cho ta? Làm P.R hay báo chí? Làm phiên dịch hay trợ lý...?"
Khi ngày càng có nhiều người sử dụng blog, nghĩa là ngày càng có nhiều người bộc lộ suy nghĩ của bản thân qua các "tuyên ngôn" hay là những "tường trình", thì cộng đồng người trẻ vẻ như ngày càng trở nên cá tính hơn và mạnh mẽ hơn. Do vậy mà khi ai đó nói: "Bạn 25 tuổi, và bạn không biết làm gì với cuộc đời mình!" hẳn cái cộng đồng trẻ kia sẽ lên tiếng, đa phần là phản đối, một cách mạnh mẽ và hết sức cá tính.
Vậy thì có những người 25 tuổi mà không biết làm gì với cuộc đời của mình không? E rằng con số đó đang ngày càng nhiều.
Không có quyền lựa chọn
Áp lực thi cử và tỉ lệ chọi ngày càng cao khiến số người trẻ có khả năng theo học các ngành mình yêu thích ngày càng thấp. Kết quả là hơn một thập kỷ qua, số sinh viên ra trường mà không yêu thích công việc của mình là một hiện tượng phổ biến trên thị trường việc làm.
Chị Minh Huyền, giám đốc một công ty truyền thông, cho biết: "Khi chúng tôi tuyển Biên tập viên, một nghề đòi hỏi kỹ năng báo chí cũng như nhận thức xã hội sâu sắc, có rất nhiều ứng viên dự tuyển đến từ rất nhiều ngành đào tạo khác nhau, thậm chí có cả kỹ sư CNTT, và các ngành như ngoại ngữ, xã hội, kinh tế... thì rất phổ biến. Lý do các ứng viên đưa ra là họ rất thích làm báo nhưng không đỗ vào các khoa báo chí nên mặc dù học trái ngành nhưng vẫn muốn theo đuổi công việc này. Vì lẽ đó, họ cũng mất rất nhiều thế mạnh và cơ hội trúng tuyển vì các kỹ năng và nhận thức của họ khá xa lạ so với vị trí họ dự tuyển."
Chọn không đúng
Ngược với tình trạng các ứng viên không có cơ hội làm nghề nghiệp mình yêu thích là những ứng viên k
Trần Hồ Nam, Trưởng phòng Thiết kế và Sáng tạo công ty Time Universal cho biết: "Rất nhiều bạn theo đuổi nghề thiết kế chỉ vì thấy nghề này dễ kiếm tiền. Đúng, nếu bạn giỏi bạn rất dễ kiếm tiền bằng nghề này, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành thiết kế giỏi. |
Chạy theo mốt là thảm họa
Mốt chỉ tốt cho vẻ bề ngoài, nó không hề có chỗ đứng trong câu chuyện sự nghiệp. Nhiều sinh viên báo chí và ngoại thương đã là nạn nhân của cái nghề mốt "P.R". Anh T.L Phó giám đốc một công ty PR cho biết rất nhiều sinh viên báo chí dự tuyển vào vị trí P.R vì "nghe nói" nghề này phù hợp với sinh viên báo chí chứ họ thực hư không biết P.R bản chất là một nghề như thế nào. "Khi tôi hỏi các ứng viê n hãy liệt kê một vài đầu việc mà một nhân viên P.R phải làm, họ thường có một câu trả lời chung chung rất sách vở là "xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, quan hệ với báo chí." Nhưng khi được hỏi kỹ hơn thì họ không có một chút hình dung nào về những công việc này.
Thu Thủy, một cựu sinh viên báo chí, sau khi mệt mỏi với việc "đưa phong bì" cho nhà báo tại các cuộc họp báo, viết các bài minh họa và quảng cáo, tìm địa điểm tổ chức sự kiện, thuê phông màn, bàn ghế... khi làm việc với vị trí một nhân viên P.R đã phải lặn lội đi tìm công việc của một phóng viên thực sự, vì: "Mình không chịu nổi những công việc đó, vì mình quen với việc tư duy bằng con chữ, viết ra những điều có ý nghĩa, thành ra những công việc này là quá sức đối với mình, nó không phải là những gì mình theo đuổi. Mình thất vọng quá!"
Một số nghề "mốt" nữa là nghề lập trình viên hay thiết kế đồ họa. Cả hai nghề này đều yêu cầu ngoài kỹ năng còn có những năng khiếu nhất định. Nghề lập trình viên cần phải có tư duy lập trình và nghề thiết kế đồ họa cần phải có năng khiếu về mỹ thuật, những tố chất này không phải ai cũng có. Trần Hồ Nam, Trưởng phòng Thiết kế và Sáng tạo công ty Time Universal cho biết: "Rất nhiều bạn theo đuổi nghề thiết kế chỉ vì thấy nghề này dễ kiếm tiền. Đúng, nếu bạn giỏi bạn rất dễ kiếm tiền bằng nghề này, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành thiết kế giỏi. Nhất là khi ngành này còn chưa được đào tạo bài bản ở Việt Nam. Ngoài ra bạn phải có ngoại ngữ để tự học bằng tài liệu tiếng nước ngoài, có năng khiếu thẩm mỹ và sử dụng tốt các công cụ. Số người dự tuyển vào vị trí Graphic Designer ở công ty tôi rất đông nhưng số người trúng tuyển ít vì yêu cầu đối với nghề này ngày càng cao trong khi chất lượng mà ứng viên mang đến tương đối thấp."
Thành quả là sự tích cóp lâu dài
N.T, tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ HN năm 2003, đã từng làm cho 2 doanh nghiệp tư nhân trong nước, 1 văn phòng đại diện của nước
ngoài, 1 công ty quảng cáo và mới đây nhất là vừa nghỉ việc tại công ty một công ty PR trong nước. Trong vòng 4 năm mà cô nhảy tới 5 công ty. Lúc nào cũng với một lý do: Làm lâu thấy chán, sếp "chuối", đồng nghiệp "chuối"... Nếu tiếp xúc với cô và nghe những câu chuyện cô kể thì người khác hoàn toàn bị thuyết phục với các lý do nhảy việc mà cô đưa ra. Và theo cách đó, cô vẫn chưa tìm thấy một công việc nào, một vị trí hay một công ty nào phù hợp với mình và có khả năng gắn bó lâu dài. Điều cô phải đối mặt lúc này là tiếp tục tìm một vị trí với mức lương không thấp, đồng nghiệp không "củ chuối", sếp cũng vậy, trong khi những người ra trường cùng năm với cô khá nhiều người đã ổn định, có thu nhập tính bằng nghìn đô, thậm chí có công ty riêng và một ngành nghề rõ ràng để theo đuổi. N.T vẫn đang đứng trước câu hỏi: làm cho tây hay cho ta? Làm P.R hay báo chí? Làm phiên dịch hay trợ lý...?
Cũng như N.T, L.H là một nhân sự thiếu ổn định. Khi làm việc trong công ty TTVN ở vị trí thiết kế, điều L.H quan tâm là thu nhập trong khi những đồng nghiệp của H vào thời điểm đó quan tâm tới việc cống hiến cho công ty và thu nhập là mục tiêu thứ hai. Sau khi gửi một lá thư đề nghị tăng lương, H đã phải thất vọng vì sếp không tăng lương và cũng không tỏ thái độ gì, vì thực tế thời điểm đó hoàn cảnh công ty không cho phép trả H mức lương mà anh mong muốn. Chuyện ra đi của H là tất yếu.
Sau 4 năm làm nhiều nghề khác nhau, khi là thiết kế, khi là biên tập viên, khi là phóng viên..., giờ đây H vẫn loay hoay với câu hỏi: mình nên làm nghề gì? Vì ở đâu H cũng cảm thấy mình bị bóc lột, thu nhập của mình đáng ra phải cao hơn thế (thu nhập hiện tại của H là 6 triệu đồng cho công việc biên tập viên) và rất bất mãn với tình hình hiện tại. H lại đang sửa soạn cho một cuộc ra đi, và vẫn chưa biết là theo đuổi ngành gì, vì theo H, làm thiết kế có vẻ như dễ kiếm tiền hơn làm báo... Trong khi đó, những đồng nghiệp cũ và bạn bè của H đã có thời gian gắn bó, đồng cam cộng khổ với những nơi H đã ra đi giờ được đề bạt và hưởng thành quả của thời gian họ đã nỗ lực. Và giờ đây, khi đã bước sang cái tuổi 27, H vẫn chưa biết bắt đầu lại sự nghiệp của mình như thế nào và ổn định công việc ra sao, theo đuổi cái gì, trong khi H có một gia đình để lo lắng, một tổ ấm mới xây và một mái nhà đi thuê...
TH8X - Sức Trẻ Việt Nam
Viết bởi meo con >> 09:43 AM
0 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về