HÃY GIÚP HỌ!!!
Anh em nhà “kem bông”
 |
Mẹ con bên chiếc xe kem bông mưu sinh hằng ngày - Ảnh: Vi Thảo |
TT - Bốn anh em mồ côi cha với bốn ước mơ bình dị. Và chiếc xe quay "kem bông" đã như con thuyền chở dần những ước mơ.
Nhà có năm anh em ở làng Lai (theo cách gọi của người dân địa phương - thôn Lai Xá, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây). Bố mất sớm. Mấy mẹ con quần quật suốt năm với mấy sào ruộng cũng chỉ được hơn 6 triệu đồng, không đủ để cả nhà sống nói chi đến chuyện học hành.
Rồi bão lũ, mất mùa khiến Nguyễn Văn Tuấn, người anh, học vừa đến lớp 9 đã nghỉ học vì chạy không nổi tiền trường, lại còn bốn đứa em nheo nhóc. Xin đi thêu gia công, rồi làm công nhân... nghề gì cũng làm. Ròng rã bốn năm, việc làm lúc có lúc không, ăn thì bữa đói bữa no ăn vậy mà Tuấn cũng thực hiện được ước mơ của mình: cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp lớp 12.
Tốt nghiệp lớp 12, ruộng không đủ cấy, Tuấn bỏ quê vào Lâm Đồng xin làm công nhân dệt len. Hai năm sống theo đơn hàng của công ty, hết đơn hàng thì thất nghiệp.
Không nỡ nhìn mẹ đêm đêm đạp xe ba bánh khắp đường phố Sài Gòn bán từng trái bắp, Tuấn vay mượn được 1,2 triệu đồng mua một chiếc máy làm kem bông. Ngày ngày Tuấn quay kem và chở đi bán dạo khắp nơi. Cái khao khát thoát nghèo đến với Tuấn trong từng bữa cơm, giấc ngủ. "Chỉ có học mới cứu được mình", Tuấn tự nhủ.
Năm 2005, Tuấn nộp đơn vào Trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại. Đậu vào khoa quản trị - kinh doanh xuất nhập khẩu, Tuấn vừa mừng vừa lo. Chỉ còn cách vừa đi bán vừa đi học. Hình ảnh một cậu sinh viên quần áo chỉnh tề đi học bằng chiếc xe đạp chở theo cái nồi to đùng đã ít nhiều quen thuộc với rất nhiều sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại.
Chở ước mơ trên chiếc xe đạp
Khi ấy, ở quê, bốn đứa em Tuấn cũng năm học năm nghỉ chỉ vì chữ "nghèo". Đưa ba người em vào TP.HCM, Tuấn gom góp rồi vay mượn mua thêm bốn chiếc xe đạp. Sáng sớm, lúc anh hai Tuấn đi học cũng là lúc chị ba Nguyễn Thị Lụa đến Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình. Trưa về, Tuấn chạy máy, quay kem bông, người mẹ làm bắp rang bơ và cắm vào từng chiếc xe cho mỗi người con chuẩn bị "đi chợ".
"Điểm tập kết" của năm mẹ con là cổng Trường Hà Huy Tập mỗi buổi chiều, Tuấn vừa quay kem vừa bán cho các em học sinh, Lụa phụ anh hai xếp kem lên xe mỗi người và tiếp tục đi bán sau giờ tan trường đến 10, 11 giờ đêm sẽ gặp nhau ở nhà. Nếu may mắn mỗi ngày cũng kiếm được 30.000-40.000 đồng cho suốt "buổi chợ" từ 4g chiều đến tận 11g đêm. Hôm nào mưa những cây kem bông ướt nhẹp. Gần bốn năm ròng, mấy mẹ con cùng chen chúc trong căn nhà trọ nhỏ hẹp giữa xóm nhập cư, dựa vào chiếc xe kem bông và những ngày mưa nắng thất thường ở Sài thành.
Cuộc vật lộn mưu sinh tất bật ấy cũng giúp Tuấn học đến năm cuối, Lụa học đến lớp 12, Tuần và Toản học xong lớp 9. Năm nay Tuấn vào năm cuối, chương trình căng hơn, nặng hơn, thời gian đi bán cũng ít hơn và gánh nặng gia đình cũng nặng hơn. Cộng vào đó, năm nay mưa nhiều hơn mọi năm, bữa bán được bữa không, có hôm bị bắt mất ba chiếc xe đạp vì lấn chiếm lòng đường. Nợ chồng thêm khoản nợ gần 4 triệu đồng của cả nhà.
Không chạy nổi tiền trường, Tuấn định bỏ học nhưng uổng phí hơn hai năm qua lay lắt đội mưa đi bán. Thương anh hai và chị ba, Tuần và Toản xin với mẹ được "tạm nghỉ” học để hai anh chị hoàn tất rồi sẽ đến phiên mình. Mẹ nghe mà gạt nước mắt...
Mỗi chiều, chiếc xe kem bông - tài sản duy nhất của cả
Hay chung tay va giup do cho nhung anh em nha keo bong co co hoi den truong nha!!!
3 Góp ý:
Gởi góp ý mới
<< Trở về