Giọng Nam bộ nói chung chắc không ai xa lạ gì. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng gần đây riêng dân SG có vẻ nói "đớt" và bị “lai căng” khá nhiều.
Phải chăng vì quá trình dạy đọc và viết tiếng Việt trong trường học theo "chuẩn quốc gia" nên học sinh Sài Gòn đang được dạy nói với một giọng mà theo nhiều người là hơi "Hà Nội hóa". Mỗi miền có đặc trưng riêng trong phát âm, âm vực, từ vựng… nhưng quan trọng là người trong cả nước nghe tiếng Sài Gòn đều hiểu rõ, chẳng thế mà có một dạo hầu như tất cả phim truyện VN (kể cả phim do Hà Nội sản xuất) đều lồng tiếng Sài Gòn. Ngôn ngữ luôn phát triển theo thời gian, khi nó đã phổ biến sâu rộng và được quần chúng nhân dân chấp nhận thì mặc nhiên nó trở thành chuẩn mực! Điển hình như người Việt lớn tuổi ở hải ngoại lâu năm, ít tiếp xúc ngôn ngữ trong nước, sử dụng từ ngữ, văn phong của thời mà họ còn sinh sống tại VN, vì vậy, ít nhiều có khác với tiếng Việt đang được sử dụng trong nước hiện nay. Đó là qua quá trình phát triển nhiều chục năm, tiếng Việt đã có những thay đổi đáng kể trong cả hai cộng đồng người Việt trong và ngoài nước, làm cho tiếng Việt của hai cộng đồng có những biến đổi nhất định, không còn đồng nhất
Ở trong nước, do quá trình phát triển tự nhiên của ngôn ngữ một số từ, ngữ bị mất đi, biến dạng, hoặc đổi nghĩa, trong khi tiếng Việt trong cộng đồng hải ngoại chưa cập nhật nên vẫn dùng từ cũ, nghĩa cũ. Mặt khác, một khái niệm mới ra đời thì người trong nước sẽ "sinh ra" một từ mới, hoặc bổ sung nghĩa mới cho từ vốn có, cùng lúc đó người Việt hải ngoại cũng phải làm như vậy, nhưng hai từ này (trong và ngoài nước) có thể không giống nhau, vậy là dẫn đến việc khác biệt về vốn từ giữa hai cộng đồng. Thời gian càng lâu dài, sự khác biệt này có thể càng lớn hơn...
Trở lại với tiếng Sài Gòn... Sau này, sao dân Sài Gòn quen miệng nói "đá bóng" mà ít nói "đá banh"? Coi đá banh ở sân Thống Nhất trong khi cả sân la "Vô... Vô" (giọng Sài Gòn) thì người tường thuật đá banh trên đài truyền hình TP la: "Vào !!!!" (giọng Hà Nội).
Giọng SG hồn nhiên trôn lẫn tiếng nói mọi miền: giọng Bắc pha chút hơi Nam, giọng Trung được "Nam hoá", giọng mộc mạc "thiệt thà" vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long... Phong cách Sài Gòn có đặc điểm riêng khó mà lẫn được. Phong cách thể hiện trong cả tính tình lẫn ngôn ngữ, chất giọng. Đối với những người lớn tuổi, cái phong cách Sài Gòn còn đặc sệt hơn. Với người trẻ Sài Gòn ngày nay, ngôn từ phát âm đôi khi "lai lai" nhưng cái tính cách thì vẫn rất đặc trưng, tuy ngang ngang, cụt lủn, có sao nói vậy nhưng cũng đủ lém lỉnh. Người trẻ Sài Gòn mang một tính cách mới trong sự biểu đạt bằng ngôn từ "thời hội nhập".
Về giọng nói thì tùy người. Một số người dẫn chương trình sân khấu cố tạo ra phong cách riêng nên... chẳng đâu ra đâu. Khán giả có khi được chào bằng câu: “Cha... a... ào các be... e....ẹn” nhão nhẹt! Hay nghiêm trang, nghiêm trọng: “Chào k’ bạn” (theokiểu... giáo sư) với tiếng "chào" được nhấn mạnh quá mức và nuốt mất luôn vài chữ sau đó! Một số ca sĩ cũng chào với cái kiểu này, nghe khó mà xuôi tai!
Giọng Sài Gòn khá đặc biệt, chứa đựng tình cảm của người nhiều địa phương. Đó là chất giọng “thành thị” chẳng lẫn vào đâu được. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng mới mẻ, trẻ trung hơn: có cái “thanh” của vùng đất thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng lưu giữ nguyên vẹn nét mộc mạc cái gốc Nam bộ. Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền!
Suu Tam
1 Góp ý:
kekekeke, chị ơi đọc bài viết này em thấy thix chí ghê.Dù gì thì em cũng ở Biên Hòa, sát bên Sài mà lj.Nhưng mừ hổng bít em có được tính là có "chất giọng thành thị" đó hông nhỉ, hìhì.
Gởi góp ý mới
<< Trở về